Thanh Hóa: Sớm triển khai học trực tuyến trong đợt nghỉ phòng dịch Covid-19
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu trong thời điểm này, ngành giáo dục phải có giải pháp hữu hiệu để duy trì và củng cố kiến thức cho các em học sinh.
Ngày 11/3, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chủ trì hội nghị nghe giải pháp triển khai học trực tuyến cho học sinh trong thời điểm tạm nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19.
Mục tiêu đặt ra trong thời điểm này đối với ngành giáo dục Thanh Hóa là phải có giải pháp hữu hiệu để duy trì và củng cố kiến thức cho các em học sinh.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đơn vị này đã phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa và Viettel Thanh Hóa triển khai hệ thống giáo dục trực tuyến miễn phí, gồm: Hệ thống VNPT- E-learning có tên miền http://thanhhoa.lms.vnedu.vn và hệ thống mạng xã hội học tập Viettelstudy có tên miền http://viettelstudy.vn.
Trong đó, với hệ thống VNPT E-Learning, các đơn vị trường học không cần cài đặt bất kỳ phần mềm gì mà hoàn toàn có thể khởi tạo site riêng của trường một cách nhanh chóng.
Với hệ thống này, giáo viên có công cụ để quản lý và thiết kế kho bài giảng điện tử, bài kiểm tra cho học sinh một cách dễ dàng.
Các tư liệu học tập ở các định dạng phim, ảnh, tài liệu… trực tiếp tải lên hệ thống hoặc từ bất cứ nguồn tư liệu sẵn có khác như: Youtube, google, wiki… hoặc website của nhà trường.
Hệ thống mạng xã hội học tập Viettelstudy là cổng nội dung giáo dục trực tuyến được phát triển bởi Tập đoàn Công nghệ – Viễn thông quân đội Viettel nhằm mục tiêu trở thành trợ thủ đắc lực cho học sinh từ cấp Tiểu học đến THPT trong quá trình trau dồi kiến thức và kỹ năng sống.
Ứng dụng cung cấp những khóa học căn bản theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT, những phương pháp học tập mới và hiệu quả,… giúp học sinh ôn luyện bài học trên lớp, đánh giá năng lực. Đồng thời, hỗ trợ giáo viên, phụ huynh theo dõi tiến độ học tập của con em mình.
Theo ông Nguyễn Đình Xứng, mục tiêu đặt ra trong thời điểm này đối với ngành giáo dục Thanh Hóa là phải có giải pháp hữu hiệu để duy trì và củng cố kiến thức cho các em học sinh.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao 2 giải pháp học trực tuyến nêu trên. Tuy nhiên, việc lựa chọn và thực hiện như thế nào cần phải được tính toán kỹ lưỡng. Giải pháp này không chỉ để phòng, chống dịch bệnh mà còn để hướng tới xây dựng trường học thông minh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn tới.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Sở GD&ĐT phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa và Viettel Thanh Hóa xây dựng chi tiết, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 16/3/2020 để xem xét quyết định.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý cho triển khai thí điểm đồng thời cả 2 hệ thống E-learning và Viettelstudy; giao Sở GD&ĐT lựa chọn một số trường học thuộc cấp THCS và THPT để tổ chức dạy, học thí điểm.
Trước mắt, mỗi hệ thống triển khai tại 1 – 2 trường ở mỗi cấp học. Trong mỗi trường không nhất thiết phải dạy, học ở tất cả các lớp mà cần lựa chọn một số lớp để triển khai và đánh giá hiệu quả đạt được.
Về kế hoạch triển khai, ông Xứng giao Sở GD&ĐT phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa và Viettel Thanh Hóa xây dựng chi tiết, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 16/3/2020 để xem xét quyết định.
Trong thời gian học sinh Tiểu học và THCS tạm nghỉ để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, để tránh tình trạng học sinh không được tiếp cận, củng cố kiến thức trong thời gian dài, Sở GD&ĐT phải có hướng dẫn cụ thể về việc giao bài tập, ôn luyện cho học sinh.
Tại Thanh Hóa, hiện học sinh THPT, học viên Giáo dục thường xuyên và sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học đã trở lại trường sau thời gian nghỉ học phòng chống Covid-19; các cấp học từ Mầm non đến THCS vẫn tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Trước đó, ngày 6/3, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của địa phương này.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Hội họp trực tuyến mùa dịch
Một loạt bộ, ngành đã dừng các cuộc họp trực tiếp, chuyển qua làm việc trực tuyến (online) để phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Một cuộc họp trực tuyến tại TP.HCM - Ảnh: Đình Phú
Không chỉ tiết kiệm tiền của, việc chuyển đổi từ hình thức họp "offline sang online", theo các chuyên gia, là rất phù hợp với tình hình dịch bệnh đang "căng như dây đàn" hiện nay.
Vì càng tụ họp đông người, nguy cơ lây nhiễm càng cao. Trong khi đó, thực tế các cuộc họp trực tuyến với sự kết nối internet có nhiều ưu điểm như hiển thị hình ảnh trực quan, sinh động; kết nối đa điểm; chia sẻ thông tin giữa những người dùng cách xa nhau, truyền âm thanh và dữ liệu đồng thời như ở thời gian thực.
Họp trực tuyến, xử lý hồ sơ qua mạng
Một trong những cơ quan tiên phong trong thực hiện họp, xử lý công việc trực tuyến là Bộ LĐ-TB-XH. Bộ trưởng bộ này, ông Đào Ngọc Dung, đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, từ ngày 9.3, Bộ LĐ-TB-XH đã tạm hoãn các cuộc họp và các hội nghị, hội thảo tập trung đông người. Để bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ và chất lượng công tác chuyên môn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng yêu cầu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các đơn vị.
Ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh văn phòng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết thêm: "Từ 9.3, lãnh đạo Bộ tổ chức các cuộc họp trực tuyến, trao đổi với lãnh đạo các đơn vị ngay tại phòng làm việc thông qua thiết bị đầu cuối.
Tại điểm cầu, các đơn vị, lãnh đạo đơn vị có thể triệu tập thêm các cán bộ liên quan tham dự để nắm bắt được ngay chỉ đạo của Bộ trưởng". Cũng theo ông Hoan, trong thời gian này, đối với lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị đang đi công tác, có thể sử dụng thiết bị di động (iPhone, iPad, điện thoại) để tham gia họp.
Màn hình kết nối cuộc họp giao ban trực tuyến của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Thừa Thiên-Huế - Ảnh: X.S
Trong quá trình trao đổi, có thể trình chiếu các file văn bản, số liệu, hình vẽ... có liên quan thông qua hệ thống điều hành trực tuyến. Những trường hợp trong diện cách ly 14 ngày (không cách ly tập trung) cũng sẽ làm việc online tại nhà.
"Hệ thống điều hành trực tuyến gồm 10 bộ thiết bị đầu cuối đã tích hợp đầy đủ màn hình hiển thị, camera, âm thanh... được Bộ LĐ-TB-XH đầu tư từ năm 2019.
Trong những ngày qua, cách thức hoạt động, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ từ hình thức họp tập trung sang họp trực tuyến không hề gặp khó khăn, ngược lại, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, cải cách hành chính, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian làm việc", ông Hoan cho biết thêm.
Tại Bộ KH-ĐT, kể từ khi cách ly tại nhà, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT vẫn điều hành mọi việc thông qua email, phần mềm quản trị nội bộ theo chương trình chính phủ điện tử. "Các cán bộ vẫn đi làm tại trụ sở bình thường. Tuy nhiên, lịch làm việc hằng ngày của Bộ cũng hoãn nhiều cuộc họp trực tiếp, hầu hết đều chuyển qua làm việc online và phần mềm quản lý nội bộ", đại diện Bộ KH-ĐT chia sẻ.
Trước đó, ngày 10.3, Văn phòng Bộ GD-ĐT cũng có văn bản gửi các đơn vị thuộc cơ quan Bộ yêu cầu tạm hoãn các chuyến công tác nước ngoài, các hội nghị, hội thảo tập trung đông người cho đến khi có thông báo mới. Trong trường hợp cần thiết, phải báo cáo Bộ trưởng để xem xét quyết định. Cùng với đó là tăng cường ứng dụng CNTT để vừa bảo đảm phòng chống dịch bệnh, vừa thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ và chất lượng công tác chuyên môn của đơn vị.
Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cũng thông tin bộ này đã dừng một hội thảo về luật Thanh niên theo kế hoạch tổ chức tại Phú Quốc trong các ngày 9 - 10.3. "Những hội nghị đông người, hoặc đi công tác xa bằng máy bay, chúng tôi dừng lại hết", ông Minh nói. Theo ông Minh, khi hạn chế hội họp, lãnh đạo Bộ tăng cường giao ban trực tuyến với cán bộ, nhân viên, đồng thời sử dụng tài liệu online; trường hợp phải họp tập trung thì số người tham dự ít nhất có thể, ghế ngồi xếp cách nhau 2 m.
Tương tự, Bộ Quốc phòng cũng hoãn các hội nghị, cuộc họp tập trung đông người chưa cần thiết, chuyển sang họp trực tuyến hoặc trao đổi qua điện thoại. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn cho biết thêm, Bộ tạm dừng các chuyến công tác nước ngoài không thực sự cấp bách.
Tại Hà Nội, Văn phòng Thành ủy cũng thông báo dừng, không tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ TP và buổi gặp mặt lãnh đạo TP qua các thời kỳ (trước đó dự kiến diễn ra vào ngày 16.3). Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Một trái tim hồng" nhân dịp này, dự kiến tổ chức tối 16.3, cũng dừng tổ chức...
Tiết kiệm và an toàn
Tại một cuộc họp trực tuyến mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết nếu làm tốt chính phủ điện tử cũng là một giải pháp ngăn ngừa Covid-19, khi hiện nay nhiều cơ quan, đơn vị, trường học ứng dụng chính phủ điện tử trong giao dịch, hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 2 vừa ban hành ngày 10.3, Thủ tướng một lần nữa yêu cầu người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương gương mẫu trong việc sử dụng chữ ký số cá nhân, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh cải cách các dịch vụ công theo hướng trực tuyến chính là biểu hiện thực chất, góp phần phòng, chống dịch trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh. Ý nghĩa của cải cách dịch vụ công trực tuyến càng thiết thực cho người dân, đem lại tiện lợi, sự minh bạch, công khai trong quá trình cải cách thủ tục hành chính.
Ông Mai Tiến Dũng cho biết thêm ngày 13.3 dự kiến sẽ có từ 15 - 20 dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia (CDVCQG). Điều đáng nói nữa là hầu hết các dịch vụ này đều chú trọng đến thanh toán trực tuyến. Như các dịch vụ thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; nộp thuế cá nhân; thu phí, lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy; đăng ký khai sinh và cấp phiếu lý lịch tư pháp...
Theo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, tính từ ngày khai trương (tháng 12.2019) đến 10.3 vừa qua (tròn 3 tháng), CDVCQG đã có trên 77.200 tài khoản đăng nhập; hơn 20,9 triệu người truy cập tìm hiểu thông tin dịch vụ; trên 2,6 triệu bộ hồ sơ đồng bộ trạng thái, trong đó có trên 13.100 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ CDVCQG.
Cùng với đó, Chính phủ cũng sắp khai trương hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ để giảm bớt báo cáo giấy tờ, trực tiếp. Số liệu do các bộ, cơ quan cung cấp cho thấy, bình quân hằng năm, mỗi bộ, cơ quan có khoảng 20 báo cáo định kỳ gửi Chính phủ, Thủ tướng. Như vậy, ước tính tổng số
22 bộ, cơ quan báo cáo lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là 440 báo cáo/năm. Còn theo tính toán của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, nếu điện tử hóa tất cả các báo cáo này và kết nối với Chính phủ, thì sẽ tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước khoảng 460 tỉ đồng/năm.
Theo Thanh niên
Trường học chật vật tìm mua nhiệt kế điện tử Trong khi một số địa phương đã trang bị hàng trăm nhiệt kế điện tử cho trường học, vẫn còn nhiều nơi chật vật mua từng chiếc do khan hiếm và giá thành tăng cao. Ảnh minh họa Giám sát chặt cán bộ, giáo viên, học sinh đến từ vùng có dịch Chiều 25/2, Sở GD&ĐT TP Hà Nội tổ chức hội nghị...