Thanh Hóa: Sập nhà trong lúc cổ vũ bóng đá, 3 người bị mắc kẹt
Trong lúc ngồi xem bóng đá, cổ vũ cho đội U23 Việt Nam, ngôi nhà sàn của một hộ dân ở thị trấn Sơn Lư, huyện Quan Sơn, Thanh Hoá bất ngờ đổ ụp xuống khiến 3 người trong gia đình bị mắc kẹt.
Hiện trường vụ lở đất gây sập nhà tại thị trấn Sơn Lư, Quan Sơn
Thông tin từ UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) chiều ngày 9/6, cho biết: Vào khoảng 20h30 ngày 8/6, khi ông Phạm Bá Hào cùng vợ là Lữ Thị Ngọc và con trai Phạm Bảo Long trú tại khu phố 5, thị trấn Sơn Lư (huyện Quan Sơn, Thanh Hoá) đang ngồi xem đá bóng trong nhà sàn thì bất ngờ thấy nhà rung lắc dữ dội, đất đá đổ ào ào xuống cạnh nhà.
Ngay sau đó, căn nhà sàn đổ chụp lên cả 3 người. Do thời điểm diễn ra sự việc quá nhanh nên những người có mặt trong nhà không kịp thoát ra ngoài, bị mắc kẹt trong đống đổ nát.
Video đang HOT
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng cùng chính quyền địa phương đã nhanh chóng tới hiện trường triển khai công tác cứu nạn, đưa cả 3 người ra khỏi đống đổ nát. Rất may, cả gia đình ông Hào chỉ bị xây xước nhẹ.
Trước nguy cơ sạt lở của khu đất, cơ quan chức năng huyện Quan Sơn đã nhanh chóng di dời 7 hộ dân với 23 nhân khẩu sinh sống ở khu vực lân cận đến nơi an toàn.
Vĩnh biệt người đưa cơm cho Bác Hồ ở Pác Bó
Cụ Hoàng Thị Khìn, 102 tuổi, lão thành cách mạng, người trực tiếp đưa cơm, nuôi giấu Bác Hồ khi người hoạt động ở Pác Bó, Cao Bằng vừa qua đời.
Cụ Khìn không chỉ là nhân chứng sống mà còn là niềm tự hào của người dân nơi mảnh đất quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng.
Sinh thời, căn nhà sàn cuối xóm Pác Bó của cụ Khìn vẫn trở thành nơi tiếp các đoàn khách từ trung ương đến tỉnh, huyện, những phóng viên, nhà báo và cả các cháu thanh, thiếu nhi khắp mọi miền. Khi đã ngoài 100, tuổi cao, sức yếu nhưng cụ vẫn minh mẫn, vẫn kể vanh vách câu chuyện về những ngày tham gia cách mạng, được đưa cơm cho Bác và còn đủ sức hát bài ca cách mạng bằng tiếng Nùng nữa.
Cụ Hoàng Thị Khìn, người trực tiếp đưa cơm, nuôi giấu Bác Hồ tại Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Cụ vẫn nhớ như in, năm 1941, hai chị em cụ được tổ chức phân công vào khu rừng rậm phía đầu nguồn suối Giàng gặp ông Ké. Trong những lần gặp ấy, cụ được nghe ông Ké nói chuyện, rồi ân cần hỏi thăm đời sống của người dân, của làng bản bằng tiếng Nùng, ông Ké còn dặn bà con các dân tộc phải đoàn kết, cùng nhau đánh giặc để mang lại ấm no cho bản làng. Theo lời ông Ké, vợ chồng cụ Khìn và cả bản Pác Bó không sợ hiểm nguy, một lòng theo cách mạng.
"Làm cách mạng khi ấy có các hội như Nhi đồng cứu quốc hội, Phụ nữ cứu quốc hội. Đi theo Bác Hồ, ở lán Khuổi Nậm, nấu cơm cho Bác ăn. Làm cách mạng không phải có một người đâu, một người làm thì không thành công được, nhiều người lắm, hàng trăm người cùng tập đội ngũ, có cả người Hòa An, Hà Quảng... tham gia huấn luyện quân tự vệ đi theo cách mạng. Ở Khuổi Nậm chúng tôi nấu cơm cho Bác, lấy vào ống tre, nấu cháo bẹ, vác trên vai, đưa vào cho tự vệ cùng ăn".
Cụ Khìn vẫn lấy những lời căn dặn của Bác để khuyên răn con cháu: phải nỗ lực vươn lên, không bỏ đất hoang, không nghe theo kẻ xấu, phải đoàn kết, thương yêu nhau để cùng xây dựng bản Pác Bó giàu đẹp hơn, xứng đáng với danh xưng quê hương cội nguồn cách mạng.
"Tôi nghe mẹ Khìn kể là đi hoạt động cách mạng bí mật, các ông, các bà đã chích máu ăn thề, kiên quyết đi theo Đảng, theo Bác thôi. Bà con Pác Bó vinh dự, tự hào là quê hương thứ hai của Bác, nên bà quyết tâm thực hiện và làm theo gương Bác Hồ", bà Hoàng Thị Phần, con dâu cụ Hoàng Thị Khìn kể.
Cụ Khìn về với đất mẹ cũng là một nỗi tiếc thương với những người dân xóm Pác Bó. Cụ là tấm gương sáng cho thế hệ con cháu Pác Bó học tập và còn là niềm tự hào, là nhân chứng sống cho lịch sử hào hùng của mảnh đất cách mạng này.
"Cụ Khìn là niềm tự hào của quê hương, cụ luôn tuyên truyền, nhắc nhở con cháu phải theo gương tinh thần cụ Hồ để xây dựng quê hương trở thành quê hương mẫu mực. Lúc còn sống, lúc nào cụ cũng quan tâm đến thế hệ trẻ, nhất là thanh niên, thiếu nhiên và nhi đồng", ông Nông Thanh Bằng, trưởng xóm Pác Bó, xã Trường Hà nói.
Thắp nén hương thơm tiễn người con của quê hương cách mạng về với đất mẹ, cụ đã về bên núi Các Mác, thảnh thơi nghe dòng suối Lê Nin rì rầm chảy trên quê hương Pác Bó đang đổi thay từng ngày./.
Phát triển cây dược liệu trên đất Quan Sơn Những năm qua, dựa vào lợi thế, tiềm năng của địa phương (có độ che phủ rừng chiếm trên 87% đất tự nhiên), huyện Quan Sơn đã quan tâm phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng, vừa tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Cây dược liệu được trồng tại xã Sơn Thủy. Với mục tiêu chuyển...