Thanh Hóa: Phát hiện tàu đắm có ba đầu người
Đội thợ lặn của địa phương vừa phát hiện một chiếc tàu sắt cùng ba đầu người chìm dưới cửa biển Lạch Hới, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa).
Sau nhiều ngày lặn, trục vớt, đến sáng 23/10 chiếc tàu đã được đưa lên quá mặt nước hơn 2m. Nhưng do gặp gió mùa đông bắc, sóng biển lớn, gió mạnh nên chiếc tàu này lại bị hạ xuống mặt nước biển.
Theo thông tin ban đầu, tàu này đã bị chìm cách đây nhiều năm, mũi tàu bị mất, chỉ còn thân tàu dài khoảng 10m, hầu hết sắt trên tàu bị gỉ rất nhiều, dưới khoang tàu có ba chiếc đầu người.
Hai chiếc tàu cùng đội thợ lặn địa phương đậu tại khu vực chiếc tàu sắt bị đắm ở cửa biển Lạch Hới, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa)
Theo anh Trần Văn Cảnh – một thợ lặn trong nhóm trục vớt, tàu này được phát hiện khi các tàu đánh cá của ngư dân thị xã Sầm Sơn va quệt vào nhiều lần.
Ngày 21/10, khi anh Cảnh lặn xuống boong tàu thì phát hiện ba đầu người.
Video đang HOT
Do tàu bị chìm lâu năm, cát, bùn nằm đầy các khoang nên chưa thể đưa các đầu người vào bờ được.
Việc trục vớt, đưa chiếc tàu này vào bờ đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Hữu Tiềm – phó trưởng ban quản lý, bảo vệ dự án nạo vét, khơi thông sông Mã (đoạn từ phao số 0 đến gần chân cầu Hoàng Long, cửa Lạch Hới trong khu vực dự án nạo vét này) thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thăng Long – cho biết: “Đơn vị đang phối hợp với các thợ lặn địa phương đưa trang thiết bị cùng người lặn xuống boong tàu bị chìm thổi bùn, cát để lấy ba đầu người lên bờ, bàn giao các cơ quan chức năng của tỉnh xử lý…”.
Chiều 23/10, ông Lê Đình Thọ – phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa – cho biết sau khi nhận được tin báo từ cơ sở, UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và một số ngành chức năng của tỉnh cử cán bộ xuống kiểm tra, xác minh sự việc phát hiện tàu đắm cùng ba đầu người ở cửa biển Lạch Hới.
Công việc đưa phần thi thể người chết trong khoang tàu và trục vớt tàu này đang được triển khai cẩn thận, đúng quy trình.
Đến cuối giờ chiều 23/10, do sóng to, gió lớn tại khu vực này nên tàu bị đắm ở cửa biển Lạch Hới vẫn chưa đưa vào bờ được.
Theo 24h
Nghi vấn cổ vật La Gi khai quật từ Côn Đảo
Sau khi Công an TX.La Gi (Bình Thuận) bắt giữ vụ vận chuyển 63 cổ vật và khám phá đường dây trộm cắp từ "con tàu gỗ chìm đắm", các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nghi ngờ số cổ vật này xuất phát từ chiếc tàu chìm ở Côn Đảo, thuộc thẩm quyền của họ.
Hôm qua 17.10, ông Phạm Chí Thân, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) cho biết, hiện bảo tàng đang lưu giữ một số hiện vật giống với số cổ vật mà Công an thị xã TX.La Gi (Bình Thuận) vừa thu giữ. "Vào ngày 17.7, ông T.Đ.K cho bảo tàng mượn 5 hiện vật, gồm: đĩa gốm vỡ, bình gốm miệng thon cổ nhỏ, bình gốm có vòi, hũ gốm, thanh kim loại bằng đồng nguyên chất, dạng phôi, được khai thác từ xác một con tàu chìm tại Côn Đảo thuộc BR-VT. Những hiện vật mà ông K. đưa cho bảo tàng rất giống với các cổ vật mà cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận thu giữ đầu tháng 10 vừa qua", ông Thân lý giải.
Các hiện vật mà Bảo tàng Tổng hợp Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng giống với hiện vật mà Công an TX.La Gi thu giữ - Ảnh: Nguyễn Long
Cũng theo ông Thân, bước đầu nghiên cứu cho thấy số hiện vật này rất giống gốm Sawankhalok xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, niên đại vào khoảng thế kỷ 14 - 15, nhiều khả năng cùng thời với tàu cổ Hòn Dầm (Phú Quốc, Kiên Giang), được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Kiên Giang khảo sát, khai quật trục vớt vào năm 1995.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông T.Đ.K (ngư dân ở TP.Long Xuyên, An Giang) kể: "Bạn tôi được một người báo tin trong lúc đánh cá thì dính cổ vật. Sau khi xác định tọa độ con tàu chở đồ cổ bị đắm, dài khoảng 20 m, rộng 5 m ở độ sâu 34 m, bạn tôi rủ một người ở Côn Đảo ra khai thác. Cùng thời điểm này, có một số ghe tranh giành trục vớt, nên bạn tôi đã báo cho Đồn biên phòng Côn Đảo. Đại diện đồn này nói đã cho tàu ra canh giữ. Tuy nhiên, khi đi ngang qua tọa độ có tàu đắm thì vẫn thấy ghe cá Quảng Ngãi đang khai thác". Sau khi nhận được một số cổ vật mà người bạn khai thác được, ông K. đã báo cho Bảo tàng Tổng hợp BR-VT.
Cổ vật được Công an TX.La Gi thu giữ và bàn giao cho Sở VH-TT-DL Bình Thuận quản lý - Ảnh: Quế Hà
Khi xem hình ảnh về số cổ vật mà Công an TX.La Gi (Bình Thuận) phát hiện vào đầu tháng 10.2012 (Báo Thanh Niên đã thông tin), ông K. khẳng định: "Nó hoàn toàn giống với số cổ vật trên con tàu mà bạn tôi phát hiện ở Côn Đảo. Không loại trừ khả năng người ta tự ý khai thác ở tàu cổ này rồi đem đi bán".
Trước đó, báo cáo của Sở VH-TT-DL tỉnh BR-VT cho hay, vào tháng 3.2012, nhóm ngư dân đánh bắt trên biển đã phát hiện xác tàu cổ chìm cách Côn Đảo khoảng 40 hải lý. Sau đó, một số tàu đánh cá cho người ra lặn lấy được nhiều cổ vật là bình, đĩa, chén, lọ, kim loại đồng, tiền đồng dính thành cục... Nhiều chủ tàu còn bán cả tọa độ tàu đắm và tranh giành khai quật. Cơ quan chức năng điều tra ban đầu cho biết, có tàu của ngư dân đã lấy được 2 - 3 tấn đồng từ con tàu đắm này.
Trước sự việc này, tháng 8.2012, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh và Sở VH-TT-DL đã có nhiều văn bản kiến nghị UBND tỉnh BR-VT cho phép khai quật tàu cổ này. "Bộ đội biên phòng tỉnh đã cử cán bộ chiến sĩ giữ vị trí tàu đắm, không cho người dân khai quật trái phép. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp, tàu làm nhiệm vụ không thể canh trực 24/24 giờ ở đó được nên khó tránh khỏi việc người dân lén lút trục vớt. Vì vậy, việc cấp phép khai quật tàu đắm là rất khẩn cấp", ông Thân lo lắng.
Vào ngày 3.10, Sở VH-TT-DL cũng có tờ trình UBND tỉnh BR-VT đề nghị cấp phép khai quật khảo cổ khẩn cấp con tàu này vì hiện nay có nhiều nhóm người đi tàu ra khu vực tàu đắm để trục vớt trái phép. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt kế hoạch khảo sát nhưng hiện tại các sở, ban ngành còn đang thẩm định kinh phí.
Phải giữ bí mật Tọa độ con tàu đắm
Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên về nguồn gốc số cổ vật mà Công an TX.La Gi bắt giữ hôm đầu tháng 10.2012, đại tá Trần Minh Bảy, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận, cho biết: "Qua điều tra, lấy lời khai của chủ tàu cá BTh - 86154 TS, các trinh sát của bộ đội biên phòng đã xác định được tọa độ nơi con tàu gỗ chìm đắm có chứa cổ vật nằm ở một tỉnh phía nam, chứ không thuộc vùng biển BR-VT.
Theo quy định, khi trục vớt cổ vật, tọa độ con tàu đắm phải được giữ bí mật". Ông Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận thì cho biết: "Việc thẩm định niên đại số cổ vật thu giữ tại La Gi phải chờ Hội đồng giám định của Bộ VH-TT-DL mới có thể khẳng định được".
Trước đó, vào ngày 1.10, Công an TX.La Gi bắt giữ chiếc ô tô tải biển số 72M-4466 vận chuyển 63 cổ vật không rõ nguồn gốc. Qua đấu tranh với lái xe, cơ quan chức năng biết được chủ số cổ vật trên chính là chủ tàu cá BTh- 86154TS. Sau đó, qua vận động, người nhà của chủ tàu cá này đã tự nguyện đem nộp cho công an thêm 236 cổ vật nữa.
Theo TNO
Cứu hộ thành công một tàu cá gặp nạn trên biển Ngày 17.10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên cho biết tàu cá mang số hiệu PY-90909TS do ông Hồ Văn Hoàng (50 tuổi, ở P.6, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng đang được hai tàu cá khác cũng của ngư dân Tuy Hòa lai dắt vào bờ. Được biết, tàu PY-90909TS bị chết máy, trôi tự do trong điều...