Thanh Hóa: Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ hai, tiêu hủy gấp trong đêm
Sau Yên Định, ổ dịch tả lợn châu Phi thứ hai đã xuất hiện tại Thiệu Hóa, đây cũng là địa phương thứ hai trong tỉnh công bố dịch.
Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại xã Thiệu Phúc
Ngày 7/3, theo báo cáo của UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cho biết, vào ngày 5/3, sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Thiệu Phúc về việc đàn lợn của ông Nguyễn Khắc Hùng ở xóm 1, xã Thiệu Phúc có 4 con bị ốm chết bất thường, UBND huyện đã chỉ đạo Trạm thú y huyện đấu mối với Chi cục thú y tỉnh kiểm tra lâm sàng, mổ khám, lấy bệnh 3 mẫu gửi đi xét nghiệm.
Đến 22h cùng ngày cho kết quả 3/3 mẫu dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong đêm, UBND huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với chi cục thú y tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy toàn bộ đàn lợn của gia đình ông Hùng với tổng 10 con, trọng lượng 880kg. Ngoài ra, hộ ông Hùng cũng tự nguyện tiêu hủy 125 kg thức ăn chăn nuôi, 9 con vịt nuôi cùng chuồng lợn đồng thời tiêu độc khử trùng bằng vôi bột. Đến 1h30 sáng 6/3, toàn bộ công tác tiêu hủy được thực hiện xong đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
Cũng ngay trong đêm ngày 5/3, UBND huyện Thiệu Hóa đã lên phương án bao vây, khống chế ổ dịch như thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch; triển khai kế hoạch ngăn chặn ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch; ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi…
Vào sáng 6/3, huyện Thiệu Hóa cũng phát đi thông báo tới các địa phương trong huyện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn.
Video đang HOT
Ngoài các biện pháp bao vây, khống chế dịch, huyện Thiệu Hóa cũng thành lập 5 chốt kiểm dịch cấp huyện, 3 chốt kiểm dịch tại xã Thiệu Phúc và chỉ đạo các xã thành lập chốt kiểm soát 24/24 đối với lợn và các sản phẩm từ lợn.
Trước đó, theo báo cáo từ UBND huyện Thiệu Hóa cho biết, ngày 18/1 trên địa bàn huyện đã xảy ra dịch Lở mồm, long móng tại hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Xuân ở xã Thiệu Tâm. Đến ngày 19/1, đã tiêu hủy hoàn toàn 28 con lợn nhiễm bệnh. Đến nay, ngoài Thiệu Tâm, dịch Lở mồm, long móng cũng đã xuất hiện tại các xã Thiệu Đô, Thiệu Phúc, Thiệu Thành, Thiệu Tiến. Tổng số lợn các xã đã tiêu hủy là 306 con.
Như Báo Dân Sinh đã thông tin, từ ngày 15/2, một số con lợn nái của 7 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Định Long, huyện Yên Định có hiện tượng chết bất thường. Sau đó, nhiều con lợn tại đây có biểu hiện lừ đừ, di chuyển chậm và chết rải rác. Ngày 23/2, UBND huyện Yên Định và trạm thú y huyện nhận được tin báo về hiện tượng lợn bị ốm tại gia trại của gia đình ông Lê Văn Thanh ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định.
Ngay khi nhận được tin, Chi cục thú y Thanh Hóa cùng các đơn vị chức năng đã lấy 3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu trên đàn lợn của gia đình ông Thanh và 12 mẫu máu trên đàn lợn của 2 hộ xung quanh..
Đến ngày 24/2, kết quả có 5 bệnh phẩm (3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu) lấy tại hộ ông Thanh dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi (ASF). Tuy nhiên, không phát hiện thấy vi rút ASF trên 12 mẫu máu trên đàn lợn lấy tại 2 hộ xung quanh.
Cùng ngày, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn trong gia trại của gia đình ông Lê Văn Thanh đồng thời tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại của nhiều hộ dân trên địa bàn, UBND huyện Yên Định đã ban hành quyết định công bố Dịch tả lợn châu Phi tại địa phương theo đúng quy định. Ngoài ra huyện Yên Định cũng lập các chốt trực 24/24 tại mọi tuyến đường vào địa bàn huyện giúp người dân được biết để có biện pháp phòng tránh.
Theo Dansinh
Thanh Hóa chốt chặn mọi ngả ngăn dịch tả lợn châu Phi
Nhằm ngăn chặn, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh và lây lan, các huyện, thị trong tỉnh Thanh Hóa đã giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, tại các chợ, điểm giết mổ và các sản phẩm có nguồn gốc từ lợn.
Huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) giáp ranh với huyện Yên Định, nơi phát hiện ra ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Thanh Hóa. Chính vì vậy, lãnh đạo huyện đã chủ động cấp 500 lít hóa chất cho các xã, thị trấn tiến hành phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu chăn nuôi, đường làng ngõ xóm, nhất là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
Các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã chủ động phun hóa chất tiêu độc khử trùng để phòng chống, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi.
Huyện Thạch Thành có tổng đàn lợn hơn 33.000 con, với hơn 3.600 hộ chăn nuôi, trong đó có gần 100 trang trại chăn nuôi tập trung. Với phương châm "ngăn từ trong, phòng dịch từ xa" huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra để hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh chuồng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, vệ sinh tiêu độc khủ trùng bằng hóa chất và vôi bột.
Hiện, Trạm Thú y huyện Thạch Thành đã cấp cho người dân hơn 1.000 lít hóa chất, giám sát 24/24h tại các chợ và điểm giết mổ tập trung ... Ngoài ra, huyện cũng đã lập chốt kiểm soát các điểm giáp ranh với tỉnh khác để kiểm tra việc vận chuyển vật nuôi từ tỉnh ngoài vào.
Các chốt kiểm dịch thực hiện việc kiểm soát 24/24 để phun hóa chất tiêu độc khử trùng đối với việc vận chuyển động vật ra vào tỉnh Thanh Hóa.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể xâm nhập và xảy ra trên địa bàn, huyện Lang Chánh đã tăng cường các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật ra vào huyện, giám sát chặt chẽ việc giết mổ, lưu thông gia súc trong huyện.
Hiện, toàn huyện Lang Chánh có hơn 1.000 hộ chăn nuôi với hơn 12.500 con lợn, 41 hộ kinh doanh giết mổ. Trước nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể xâm nhập, huyện đã thành lập hai chốt kiểm dịch ở điểm đầu và cuối tuyến Quốc lộ 15A qua địa bàn huyện, hướng dẫn các hộ chăn nuôi tiêu độc khử trùng, tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi, xây dựng phương án đối phó kịp thời khi có dịch xảy ra...
Các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa chủ động phun tiêu độc khử trùng.
Tại các huyện đầu và cuối Quốc lộ 1A như Tĩnh Gia và TX. Bỉm Sơn cũng đã lập chốt kiểm soát, có cán bộ trực 24/24h để tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng đối với những xe vận chuyển vật nuôi ra vào tỉnh.
Để nâng cao thêm nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi và công tác phòng chống, Chi cục Thú y Thanh Hóa đã cấp phát đầy đủ hóa chất cho các địa phương trong tỉnh, tiến hành phun tiêu độc khử trùng lần 1 năm 2019. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ nguồn hóa chất, vôi bột, phương tiện, vật tư phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 724/QĐ-UBND tỉnh về việc thành lập 4 chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời tại các điểm đầu mối giao thông gồm: Chốt tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình); chốt tại xã Bãi Trành, huyện Như Xuân (tiếp giáp với tỉnh Nghệ An); chốt tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn (giáp với tỉnh Ninh Bình) và chốt tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (giáp với tỉnh Hòa Bình) thực hiện 24/24 giờ. Ngoài ra, Thanh Hóa còn tăng cường cho 2 trạm kiểm dịch động vật trên Quốc lộ 1A, nhằm thực hiện các giải pháp cấp bách trong chăn ngặn và phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Theo Danviet
Thanh Hóa: Chưa phát hiện trường hợp mới nhiễm dịch tả lợn châu Phi Chia sẻ với Dân Việt, ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện Thanh Hóa đã thành lập 3 chốt kiểm dịch lưu động ở QL 45, đường mòn Hồ Chí Minh và QL10 để kiểm tra, kiểm soát và phun hóa chất tiêu độc khử trùng đối với các phương tiện vận chuyển qua lại. Công...