Thanh Hóa phấn đấu là tỉnh kiểu mẫu, phát triển toàn diện
Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Một góc thành phố Thanh Hóa
Chương trình hành động nhằm cụ thể hóa mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và thiết thực gắn với kế hoạch tổ chức theo lộ trình phù hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết.
Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025 tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm GRDP đạt 11% trở lên; tốc độ tăng năng suất lao động đạt trên 9,6%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hằng năm từ 1,5% trở lên; đến năm 2025, GRDP/người đạt 5.200 USD trở lên; kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD; 17 đơn vị cấp huyện, 88% số xã đạt nông thôn mới, 25% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 8% số xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu;… Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Để đạt mục tiêu cụ thể nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan trung ương, UBND tỉnh Thanh Hóa cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp: Hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù; xây dựng tỉnh Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng; phát triển mạnh các thành phần kinh tế; chú trọng phát triển kinh tế biển và ven biển, tạo đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững;…
Video đang HOT
Trong đó, phát triển ngành công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó trọng tâm là phát triển công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; phát triển hợp lý các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế; ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, các ngành năng lượng mới, năng lượng tái tạo để tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước hình thành và phát triển một số cụm liên kết các ngành công nghiệp chủ lực.
Cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp công nghiệp theo hướng tăng khả năng kết nối, tiếp cận thông tin, dữ liệu, sản xuất những sản phẩm mà xã hội cần nhằm tăng cơ hội kinh doanh mới và tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
Ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để đạt hiệu quả cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao;..
Phát triển toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm 3 vùng kinh tế – xã hội theo hướng: Phát triển bền vững vùng miền núi, là vùng có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái; an ninh nguồn nước; quốc phòng, an ninh và đại đoàn kết các dân tộc; 2- Phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng và trung du, là vùng đóng vai trò trung tâm với 3 cực tăng trưởng là thành phố Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và thị trấn Lam Sơn; 3- Phát triển đột phá và bền vững vùng ven biển và hải đảo với 2 cực tăng trưởng là thị xã Nghi Sơn và thành phố Sầm Sơn.
Thành viên Chính phủ ứng cử Đại biểu Quốc hội khoá XV có thể giảm
Các cơ quan Trung ương được giới thiệu 207 người ứng cử, trong đó có 15 thành viên Chính phủ tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV.
Hội nghị hiệp thương thương lần thứ nhất giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
Các cơ quan Trung ương được giới thiệu 207 người ứng cử, trong đó có 15 thành viên Chính phủ tham gia Quốc hội khoá XV.
Sáng 4/2, Hội nghị Hiệp thương thương lần thứ nhất giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026 đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.
Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất, các cơ quan thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa mới.
Theo ông Trần Thanh Mẫn, việc tổ chức hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, là giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức bầu cử, để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử cũng như việc lập danh sách sơ bộ và lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử.
Để bảo đảm dân chủ, lựa chọn được những người tiêu biểu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, hoạt động hiệp thương sẽ được tiến hành ba lần. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất ở mỗi cấp được tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 3/2/2021 đến ngày 17/2/2021, do trùng với thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu, để đảm bảo kịp tiến độ và phù hợp về mặt thời gian, hội nghị được tổ chức hôm nay, 4/2. Hiệp thương lần hai sẽ xong trước ngày 19/3/2021. Hiệp thương lần ba xong trước ngày 18/4/2021.
Trình bày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử làm đại biểu Quốc hội khóa XV, ông Trần Văn Túy, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Hội đồng bầu cử Quốc gia cho biết, số lượng đại biểu Quốc hội khóa XV là 500 người. Trong đó, số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội ở Trung ương là 207 đại biểu, chiếm 41,4%; số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 293 đại biểu, chiếm 58,6%.
Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương được phân bổ theo cơ cấu định hướng gồm 220 đại biểu chiếm 44% và cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu là 73 đại biểu chiếm 14,6%.
Về dự kiến số lượng người của các cơ quan, tổ chức ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho biết, số lượng đại biểu ở Trung ương được giới thiệu là 207 đại biểu, chiếm 41,4%. Con số này cao hơn số đại biểu của khoá XIV (198 đại biểu, chiếm 39,6%). Trong đó, cơ cấu đại biểu của các tổ chức, đơn vị, cơ quan ở Trung ương được giới thiệu bao gồm: Các cơ quan Đảng: 10 đại biểu (Khóa XIV 11 đại biểu); Cơ quan Chủ tịch nước: 3 đại biểu (Khóa XIV 3 đại biểu). Cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương): 133 đại biểu (cao hơn so với mức 114 đại biểu của Quốc hội khoá XIV).
Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an) được cơ cấu 15 đại biểu, giảm 3 đại biểu so với khóa XIV. Khối lực lượng vũ trang được phân bổ 12 đại biểu của Quân đội (Khóa XIV 15 đại biểu), 2 đại biểu của Công an (Khóa XIV 3 đại biểu). Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, mỗi cơ quan có 1 đại biểu, giữ nguyên như cơ cấu tại Quốc hội đương nhiệm. Kiểm toán Nhà nước cũng có 1 đại biểu, tương đương cơ cấu khoá XIV.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được cơ cấu 29 đại biểu, giảm 2 người so với khóa XIV, trong đó có đại biểu phụ nữ, đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu ngoài Đảng, đại biểu tái cử, đại biểu nhân sĩ trí thức và văn nghệ sĩ tiêu biểu.
Sự thật 160 người mù không được hỗ trợ gạo Tết Theo ông Tùng, do Hội người mù TP Sầm Sơn và thị xã Bỉm Sơn không nằm trong hệ thống của Hội người mù tỉnh Thanh Hóa nên không được hỗ trợ. Liên quan đến thông tin 160 người mù không được hỗ trợ gạo ăn Tết, ngày 2/2, trao đổi với báo Đất Việt, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND...