Thanh Hóa: Ông Nguyễn Văn Hùng giữ chức phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa
Với số phiếu tuyệt đối 34/34, ông Nguyễn Văn Hùng vừa được Hội đồng nhân dân TP Thanh Hóa bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Ông Nguyễn Văn Hùng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa
Ngày 23/10, Hội đồng nhân dân TP Thanh Hóa khóa XXI, kỳ họp thứ 15 đã họp thông qua một số nội dung quan trọng và bầu ông Nguyễn Văn Hùng giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa thay cho ông Lê Văn Tú vừa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa điều động bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư, Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn.
Lãnh đạo TP Thanh Hóa chúc mừng tân Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Hùng.
Tại lễ nhận quyết định, ông Nguyễn Văn Hùng cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Ông Hùng cho biết, đây là niềm vinh dự, cũng là trọng trách lớn lao trước Đảng bộ và nhân dân thành phố, đòi hỏi bản thân phải không ngừng nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Video đang HOT
Ông Mai Xuân Liêm được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá
Trước đó, ngày 15/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành quyết định về việc điều động, chỉ định ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp Thanh Hóa tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020 – 2025. Giới thiệu để Hội đồng nhân dân TP Thanh Hóa bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016 – 2021, 2021 – 2026.
Được biết, ông Nguyễn Văn Hùng (SN 1977), quê quán xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Ông Hùng có trình độ Thạc sỹ kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Cao cấp lý luận chính trị.
Hy vọng với năng lực, trình độ, kinh nghiệm, sức trẻ của mình, tân Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Hùng sẽ cùng lãnh đạo UBND TP Thanh Hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Thanh Hoá đang vươn mình trỗi dậy mạnh mẽ
Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể, những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, sẽ là tỉnh phát triển toàn diện, kiểu mẫu của cả nước.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình đã dự và chỉ đạo hội nghị.
Ngày 31/8/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Thanh Hóa: Cực tăng trưởng trong tứ giác phát triển ở phía Bắc
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư, trình bày những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 58.
Theo đó, Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể và những nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện để đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa sẽ là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Nghị quyết xác định, Thanh Hóa sẽ là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
"Để thực hiện được mục tiêu trên, Nghị quyết yêu cầu Thanh Hóa cần phải thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó đặc biệt là 3 nhóm giải pháp mang tính đột phá chiến lược, gồm: đột phá về thể chế, tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính công...; đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các cực tăng trưởng, nâng cấp cảng biển, sân bay...; và đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý...", ông Sơn nhấn mạnh.
Thanh Hóa: Một tỉnh kiểu mẫu
Phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Kinh tế T.Ư, nêu rõ Thanh Hóa có vị trí địa chính trị, địa kinh tế và ví trí chiến lược về an ninh quốc phòng của đất nước.
Nhằm giúp Thanh Hóa khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để có bước phát triển đột phá trong giai đoạn tới, ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW "Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045".
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã chỉ rõ Thanh Hóa sẽ trở thành một cực phát triển mới của Bắc Trung Bộ để tạo ra tứ giác phát triển trên nền tảng tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo ra kết nối phát triển giữa vùng Bắc Trung Bộ với Đồng bằng Sông Hồng, với vùng duyên hải Bắc Bộ và với vùng Tây Bắc.
Dẫn lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa lúc sinh thời Người về thăm: "Tỉnh Thanh theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, nhất định được, vì người đông, đất rộng, của nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt", ông Nguyễn Văn Bình cho rằng Thanh Hóa đã vượt qua rất nhiều khó khăn, với quyết tâm rất cao để thực hiện lời căn dặn của Bác.
"Hai nhiệm kỳ gần đây, kể cả Trung ương và Thanh Hóa đã thể hiện được khả năng khéo điều khiển, khéo sắp đặt. Chúng ta có Khu Kinh tế Nghi Sơn với trọng điểm là Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn... Trong quá trình thảo luận để triển khai Dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn thì ý kiến của nhiều nhà phân tích, nhiều nhà khoa học cho rằng Nhà máy Lọc hóa dầu nên đặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu hơn là ở Thanh Hóa. Thế nhưng Bộ Chính trị với tầm nhìn, quan điểm phải thể hiện làm sao khéo điều khiển thì Bộ Chính trị đã quyết định đặt Nhà máy Lọc hóa dầu ở Nghi Sơn, Thanh Hóa. Hôm nay điểm lại, chúng ta thấy rằng Khu Kinh tế Nghi Sơn của chúng ta là một Khu Kinh tế được Trung ương cho những cơ chế, chính sách hấp dẫn nhất trong các Khu Kinh tế của cả nước. Điều đó đã thể hiện sự khéo bố trí, khéo sắp đặt của Trung ương.
Ông Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị các cơ quan Trung ương tiếp tục quan tâm, đồng hành với Thanh Hóa để góp phần cùng với Tỉnh triển khai thực hiện thành công Nghị quyết.
"Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh sắp tới phải thể hiện đầy đủ và sâu sắc tinh thần Nghị quyết 58 và tin tưởng với bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nền tảng văn hóa, con người cùng với khát vọng và quyết tâm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa, Nghị quyết sẽ được triển khai thành công góp phần phát triển Thanh Hóa thành một tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về thăm Thanh Hóa", ông Nguyễn Văn Bình đề nghị.
Thanh Hóa đã sẵn sàng chương trình hành động
Theo ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, hiện tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị.
Ông Chiến yêu cầu lãnh đạo các ngành, địa phương trong tỉnh phải nhận thức đầy đủ những nội dung cơ bản của nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị mình.
"Sau hội nghị này, cách ngành, các địa phương phải ban hành kế hoạch hành động để triển khai thực hiện của đơn vị mình. Tỉnh sẽ thành lập một ban chỉ đạo, trong đó có thể sẽ có cán bộ chuyên trách để tăng cường kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện nghị quyết một cách đồng bộ nhất", ông Chiến chỉ đạo.
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân, 46 tuổi, tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Bùi Thị Quỳnh Vân tái đắc cử chức danh Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 vừa tiến...