Thanh Hóa: Ở đây dân sống khỏe nhờ nuôi “sâu” nhả kén vàng
Dân gian có câu “nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” có lẽ đã hết thời khi Hợp tác xã (HTX) trồng dâu, nuôi tằm xã Thiệu Minh ( Thiệu Hóa- Thanh Hóa) thành lập.
Kể từ đó, các thành viên trong HTX nắm vững kỹ thuật, giảm công chăm sóc, yên tâm trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Có lợi thế từ bãi bồi được sông Chu phủ lên lớp đất màu hằng năm, xã Thiệu Minh, (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã “sống khỏe” với nghề trồng dâu, nuôi tằm. Nghề được đánh giá đầu tư thấp, tận dụng được lao động nhàn rỗi và quan trọng là hiệu quả kinh tế cao.
Được phù sa bồi đắp hằng năm, cây dâu ở xã Thiệu minh cho lá rất to. Ảnh: Vũ Thượng
Bà Trần Thị Lịch (thôn Đồng Minh, xã Thiệu Minh) kể: “Trước kia nuôi con ăn “cơm đứng” rất vất vả, giá bán sản phẩm (kén) thấp chỉ 20.000 đồng/kg. Sau khi HTX trồng dâu, nuôi tằm Thiệu Minh thành lập, tôi đăng ký tham gia. Ban đầu nhận thấy việc trồng dâu, nuôi tằm có hiệu quả, tằm nuôi ít chết, giá kén từ 60-90.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí tháng cũng lời gần 2 triệu đồng/người”.
Tằm ăn cả ngày, cả đêm nên chuẩn bị nhiều lá dâu. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng theo bà Lịch, khi thực hiện mô hình trồng dâu nuôi tằm, điều cần phải chú trọng nhất là thuốc bệnh và phân bón. Phải sử dụng thuốc hữu cơ, phân chuồng để chăm sóc cây dâu, con tằm rất kỵ thuốc hóa học, nếu tằm ăn sẽ chết hàng loạt.
Tuyệt đối không phun thuốc trừ sâu lên cây dâu. Ảnh: Vũ thượng
Video đang HOT
Với 20 năm nuôi tằm lấy tơ, bà Lê Thị Thao (thôn Đồng Bào, xã Thiệu Minh) cho biết: “Nuôi tằm cũng không khó, bắt đầu từ trứng nhỏ li ti, nở ra con tằm. Trải qua 3 thời kỳ lột xác cùng với 3 thời điểm ăn để lớn. Tiếp đến tằm ăn rỗi, chúng tiêu thụ một lượng thức ăn bằng 75-80% lượng thức ăn của cả đời, khâu này nếu không chuẩn bị lá dâu, gặp thời tiết bất lợi tằm chỉ nhả một lượng tơ nhỏ”.
Khi tằm đã “ăn no” bắt đầu nhả tơ để tạo tổ. Ảnh: Vũ Thượng
Khi tằm ăn đến độ chín, chúng kéo lên ổ làm kén và bắt đầu nhả tơ. Trong 2 ngày đêm, con tằm miệt mài nhả ra những sợi tơ óng ả, chúng cuốn quanh mình và sẽ nằm yên trong tổ khoảng 6 ngày. Khi gỡ kén thì tằm biến thành ngài, bắt đầu một quá trình mới: thụ tinh, đẻ trứng. Vòng đời của tằm kéo dài khoảng 25-30 ngày.
Chăm sóc đúng kỹ thuật, tằm nhả những sợi tơ óng ả. Ảnh: Vũ Thượng
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà Lê Thị Giang-Giám đốc HTX trồng dâu, nuôi tằm Thiệu Minh nói: “Để đảm bảo nguồn giống, HTX phân công cho 2 thành viên chủ đạo ươm, phát giống tằm cho các thành viên khác trong HTX. Khi có sản phẩm (kén) chúng tôi sẽ gom lại để bán cho công ty. Tất cả đầu vào, đầu ra đều khép kín theo chuỗi liên kết, vì thế các thành viên rất yên tâm đầu tư, sản xuất”.
Ươm giống cho một chu kỳ nuôi tằm mới. Ảnh: Vũ Thượng
“Hiện nay, HTX trồng dâu, nuôi tằm Thiệu Minh với gần 100 thành viên tham gia. Với 6 tháng đầu năm, HTX nuôi được 4 lứa tằm, mỗi lứa 180 vòng, 1 vòng đạt 12 kg kén, với giá bán 65.000 đồng/kg. Bình quân, 1 vòng thu gần 800.000 đồng. So với trước kia năng suất trồng dâu, nuôi tằm ở địa phương tăng lên gấp nhiều lần”, bà Lê Thị Giang nói thêm.
So với trồng cây màu khác, cây dâu tại xã Thiệu Minh đang “sống khỏe”, việc được mùa, mất giá không còn là mới lo lớn đối với nông dân nơi đây, vì thế nhiều hộ gia đình đang quay lại với nghề.
Ông Nguyễn Đình Lam- Chủ tịch UBND xã Thiệu Minh cho biết: “Nghề trồng dâu, nuôi tằm ở địa phương đã có nhiều đời nay, nhưng manh mún, thị trường thiếu ổn định, các hộ dân chỉ làm cầm chừng. Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thiệu Minh, HTX trồng dâu, nuôi tằm thành lập, đã hỗ trợ nhau giảm ngày công chăm sóc, ít mắc bệnh tật, bán được giá…các thành viên đang hỗ trợ nhau phát triển. Để đảm diện tích trồng dâu, xã sẽ lên kế hoạch lâu dài giúp nông dân mở rộng mô hình, tăng thêm thu nhập”.
Người dân bị đe dọa vì tố cáo khai thác cát trái phép
Lợi nhuận trong việc khai thác cát trái phép trên sông vô cùng lớn nên các đối tượng bất chấp mọi phương thức để thực hiện.
Khi chính quyền ra quân được một thời gian lắng xuống sau đó lại bùng phát, người dân lên tiếng tố cáo thì bị đe dọa, ném chất bẩn.
Theo đơn kêu cứu, chúng tôi tìm tới nhà ông Quản Hữu Vinh - thôn Quản Xá (xã Thiệu Hợp, Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Thời gian qua, gia đình ông luôn phải sống trong tâm trạng bất an và lo lắng bởi côn đồ đã hai lần ném "bom" bẩn vào nhà vi ông dám tố cáo nạn hút cát trái phép ngay sát chân đê sông Chu.
Người dân bức xúc vì tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra nhiều năm trên địa bàn
Ông Vinh là cán bộ Công an về hưu, bức xúc và lo lắng trước nạn khai thác cát trái phép nên ngày 19/8, ông đã dùng điện thoại của mình, ghi lại cảnh các thuyền cát đang sục vòi vào sát chân đê để gửi tới cơ quan chưc năng.
Tối cung ngay, nhiều đối tượng côn đồ đã ném chất bẩn vào nhà ông đe dọa. Ông Vinh đã báo cáo lên chính quyền địa phương, Công an huyện Thiệu Hóa. Ngày 24/8, lực lượng Công an đã xuống lập biên bản, lấy lời khai của gia đình. Tuy nhiên, trong tối 24/8, các đối tượng côn đồ lại tiếp tục ném "bom" bẩn vào nhà ông Vinh với số lượng lớn hơn.
Hoa màu, đất bãi của người dân trôi sông do khai thác cát
Những trường hợp bị đe dọa, ném chất bẩn, thậm chí là bị hành hung liên quan tới cát tặc không hiếm. Hành động côn đồ và thách thức pháp luật này của các đối tượng khai thác cát trái phép đang khiến người dân Thiệu Hợp và các xã lân cận như Thiệu Duy, Thiệu Khánh hết sức hoang mang và lo lắng.
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 3 mỏ cát đang được hoạt động trên sông Chu. Trong đó, tại các xã Thiệu Duy, Thiệu Khánh có 2 mỏ. Trong số đó, 1 mỏ là của công ty TNHH Tuấn Minh và mỏ số 02 đoạn đoạn giáp ranh giữa xã Thiệu Hợp với xã Thiệu Duy, Thiệu Tân là của phía công ty TNHH Thanh Tâm.
Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp Quản Trọng Liên trao đổi với PV
Do trữ lượng cát không còn nhiều, theo người dân, quá trình hoạt động của các mỏ cát này thường xuyên khai thác không đúng phạm vi của mình. Nhất là các bãi bồi và sát chân đê, điều này đã khiến người dân lo lắng vì đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều và gây hiện tượng xói lở trầm trọng diện tích đất nông nghiệp. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số lượng thuyền hút cát vi phạm trên toàn huyện mà phía UBND huyện Thiệu Hóa đã lập biên bản và xử lý là hơn 20 vụ.
Phó chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp Quản Trọng Liên cho biết: "Toàn xã có hơn 7 ha đất màu nằm ở ngoại vi đê, tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, do tác động của dòng chảy và nạn khai thác cát trộm, diện tích đất nói trên đã bị sụt giảm đi khoảng gần 1ha. Tình trạng sạt lở, gây mất đất sản xuất khiến người dân rất bức xúc. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là việc họ cắm vòi vào hút cát ở sát chân đê. Nếu không có biện pháp mạnh để xử lý, tuyến đê xung yếu này bị xâm hại là điều khó tránh khỏi".
Người dân trực tiếp ra bãi bồi đấu tranh, phản đối cát tặc
Để hạn chế việc khai thác cát trái phép, chính quyền địa phương liên tục duy trì cắt cử lực lượng để bảo vệ, canh giữ. Đồng thời, phía UBND huyện Thiệu Hóa có chỉ đạo về cấp xã là giám sát các mỏ này không để tình trạng hút trộm cát xảy ra. Tuy nhiên lực lượng mỏng và không có phương tiện chuyên dụng nên khi có động là các đối tượng khai thác cát cho thuyền ra giữa dòng hoặc vào địa phận được cấp mỏ là lực lượng chức năng "bó tay".
Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Nguyễn Văn Phúc cho hay: "Huyên Thiệu Hóa có tới 17 xã có sông nhưng huyện không thể làm thay các địa phương trong công tác quản lý, giám sát mà quan trọng là chính quyền cấp cơ sở phải có phương án tại chỗ để ngăn ngừa vấn đề này. Phía các ban ngành chức năng huyện Thiệu Hóa đã làm rất sát sao không nhân nhượng, nhưng để giải quyết được triệt để vấn đề thì hầu như là không thể".
Giải pháp mà phía UBND huyện Thiệu Hóa đưa ra trong thời gian tới để nhằm khắc phục vấn đề trên là tăng cường hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động của đội liên ngành. Hiện tại, đội liên ngành của huyện thành lập có 9 thành viên (trong đó, Trưởng phòng TNMT huyện làm tổ trưởng, 1 Phó công an huyện làm tổ phó, 1 phó phòng TNMT giữ nhiệm vụ tổ phó). Hiện tại, đội liên ngành đã được trang bị 2 cano, lúc nào cũng có 2 đồng chí trực 24/24h.
Bất kể một vấn đề gì dù gai góc đến đâu đều có cách giải quyết. Một khi người dân đoàn kết để đấu tranh, bảo vệ diện tích đất bãi bồi ven sông và có sự quyết liệt kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng thì sẽ không còn chô cho cát tặc lộng hành.
Thanh Phương
Theo congly
Số người mất liên lạc tại Quan Sơn, Thanh Hóa lên tới 16 người Số liệu thống kê của các Đồn biên phòng Na Mèo, Tam Thanh, Mường Mìn... tới trưa 4/8, huyện Quan Sơn vẫn còn 16 người mất liên lạc. Cụ thể, tại bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) có 10 người; bản Muống (xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn) có 1 người và bản Mùa Xuân (xã Sơn...