Thanh Hóa: Nuôi loài cá lưng đầy gai nhọn ví như “nhân sâm nước”, bán đắt thương lái vẫn giành nhau mua
Trên diện tích đất lúa kém hiệu quả, anh Lê Công Tiến trú tại xã Thọ Vực (huyện Triệu Sơn) đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi cá chạch lấu-loài cá đặc sản nhiều dinh dưỡng ví như “ nhân sâm nước”.
Loài cá đặc sản lưng đầy gai nhọn này anh Tiến nuôi không đủ bán mặc dù giá bán cá chạch lấu khá đắt.
Sau 10 năm “ăn ngủ” cùng cá chạch lấu, anh Tiến đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm nuôi cá chạch lấu và hiện giờ gia đình thu lời hơn 300 triệu đồng/năm từ loài “nhân sâm nước” này.
Quyết tâm khôi phục loài cá chạch lấu, năm 2010 anh Lê Công Tiến thôn 7, xã Thọ Vực (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã đưa loài “nhân sâm nước” này ngoài tự nhiên về nuôi thuần và ươm giống trong ao.
Mô hình nuôi cá chạch lấu của anh Lê Công Tiến rộng khoảng 3 ha ở xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Lê Công Tiến nói: “Tôi bắt đầu nuôi chạch lấu từ năm 2010, nhưng tưởng là thành công, ai ngờ chạch lấu nuôi được thời gian thì chết trắng, thiệt hại lúc đó ước khoảng 100 triệu đồng. Không chịu khuất phục, cuối năm 2012 tôi quyết tâm vào tận các tỉnh An Giang, TP Cần Thơ…để học hỏi kỹ thuật nuôi chạch lấu”.
Sau nhiều tháng tìm hiểu về đặc điểm của cá chạch lấu cũng như sự “mách nước” của chủ ao nuôi nơi anh Tiến đến học hỏi. Cuối năm 2013, anh Tiến trở về địa phương và lên kế hoạch xây dựng mô hình nuôi cá chạch lấu với kinh phí hơn 1 tỷ đồng.
Anh Tiến chủ yếu cải tạo khu đất trồng lúa kém hiệu quả thành 2 khu vực ao nuôi cá chạch lấu thương phẩm và khu vực nhà lưới để nuôi chạch giống.
Video đang HOT
Làm “đường sắt” giữa ao nuôi giúp anh Tiến tiện chăm sóc đàn cá chạch lấu. Mô hình nuôi cá chạch lấu của anh Tiến ở xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Vũ Thượng
“Khâu thiết kế hệ thống ao nuôi cá chạch lấu rất quan trọng, phải đảm bảo việc cấp, thoát nước vào ao thường xuyên cá mới nhanh lớn, ít mắc dịch bệnh. Đặc biệt, để tiết kiệm thời gian đi lại, diện tích ao nuôi, cũng như tiện quan sát, chăm sóc đàn cá chạch lấu…tôi đã làm một “đường sắt” ở giữa các ô nuôi”, anh Lê Công Tiến bật mí.
Cá chạch lấu có thân hình màu xanh đậm hoặc đen xám, xen kẽ nhiều đốm vàng hình tròn. Trong ảnh là đàn cá chạch lấu giống đang được anh Tiến, xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chăm sóc…
Để xây dựng mô hình, anh Tiến đã bố trí ao nuôi chạch lấu thương phẩm gần sông Hoàng để thuận tiện cho việc lấy nước ra vào, với diện tích 1.500m2, xây bờ ao kiên cố, xây dựng hệ thống lồng lưới và thả nuôi 3.000 con chạch lấu thương phẩm.
Theo anh Lê Công Tiến, xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa): Bể nuôi, ươm giống chạch lấu phía trên có mái che. Ảnh: Vũ Thượng
Anh Lê Công Tiến chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Trước khi thả cá chạch lấu giống xuống ao nuôi thì phải vệ sinh ao bằng cách, hút cạn nước, bắt sạch cá tạp, phơi đáy ao khô nhiều ngày và cho 5-10kg vôi/100m2 ao nuôi. Mật độ thả cá chạch lấu đối với nuôi công nghiệp 50 con/m2, nếu nuôi thả bình thường từ 5-10 con/m2. Độ sâu trong ao nuôi cá chạch lấu tốt nhất từ 1,2-1,8m”.
Theo anh Tiến, thức ăn của cá chạch lấu thường là cám công nghiệp hoặc các loại cá tạp xay nhỏ, thời gian cho cá chạch lấu ăn ngày 2 lần vào buổi chiều mát.
Theo anh Lê Công Tiến, thức ăn của cá chạch lấu phải đảm bảo 40 độ đạm. Ảnh: Vũ Thượng
Ngoài nuôi cá chạch lấu, anh Tiến còn tận dụng nguồn thức ăn dư thừa của chạch lấu, bên ngoài lồng nuôi, anh thả thêm 30 vạn con tôm càng xanh, 4.000 cá rô phi đơn tính và cá diêu hồng.
“Chạch lấu hiện tại ở ngoài tự nhiên giờ số lượng giảm mạnh. Nguyên nhân do đâu? Do nguồn nước một số nơi bị ô nhiễm, lượng thuốc bảo vệ thực vật ngấm trong nước, đất cao khiến chạch lấu không thích nghi và tự chết…”, anh Lê Công Tiến cho biết.
Chạch lấu là một trong những giống cá đặc sản cho năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon. Ảnh: Vũ Thượng
Anh Tiến chia sẻ, cá chạch lấu thương phẩm nuôi vào mùa hè khoảng 6-8 tháng đạt trọng lượng từ 250 – 500g/con là thu hoạch, mùa đông thì kéo dài 8-9 tháng mới thu hoạch được. Cá chạch lấu cũng là loại dễ nuôi có khả năng sống trong môi trường nước ngọt, lợ đem lại lợi nhuận cao hơn so với một số loại cá nước ngọt khác.
Anh Lê Công Tiến cho hay. giá bán cá chạch lấu thương phẩm khoảng 400.000 đồng/kg. So với nhiều loài cá đặc sản khác như cá trắm đen, cá lăng thì cá chạch lấu có giá bán khác cao.
Hiện nay, thị trường đầu ra của cá chạch lấu thương phẩm và cá chạch lấu giống đang rất thuận lợi, giá bán khoảng 400.000 đồng/kg cá chạch lấu thương phẩm. Mỗi năm, gia đình anh Tiến xuất bán 2 lứa chạch thương phẩm và 3-4 lứa chạch lấu giống, thu lời khoảng 300 triệu đồng.
Theo anh Lê Công Tiến, xã Thọ Vực, huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa), để cá chạch lấu phát triển tốt, không mắc dịch bệnh quan trọng vẫn là nguồn nước ao nuôi phải sạch. Ảnh: Vũ Thượng
Doanh nghiệp nào trúng thầu làm cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45?
Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn dầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi - Tổng công ty 319, Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Định An đã trúng gói thầu số 11-XL của dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45.
Dự án ao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 dài khoảng 63,37km. (Ảnh minh họa)
Bộ GTVT vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 11-XL - thi công xây dựng đoạn Km289 500 - Km301 000 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công), dự án thành phần đầu tư xây đựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Theo quyết định phê duyệt của Bộ GTVT, nhà thầu trúng thầu là liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi - Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Định An.
Giá trị của gói thầu là 852,3 tỷ đồng (bao gồm dự phòng và 10% thuế VAT). Gói thầu này sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thời gian thực hiện hợp đồng 24 tháng. Được biết, gói thầu này sẽ được tổ chức khởi công xây dựng vào ngày mai (30/9/2020).
Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 đi qua địa phận 2 tỉnh là Ninh Bình, Thanh Hóa với chiều dài toàn tuyến khoảng 63,37km.
Điểm đầu dự án nằm tại nút giao với đường tỉnh 477 (trùng với điểm cuối dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cao Bồ - Mai Sơn), thuộc địa phận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Điểm cuối dự án tại nút giao với đường Nghi Sơn - Thọ Xuân (trùng với điểm đầu dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn), thuộc địa phận huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Phân kỳ giai đoạn 1 của dự án sẽ xây dựng 4 làn xe hạn chế; vận tốc thiết kế 80km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh của dự án sẽ được xây dựng theo quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120km/h.
Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 12.111tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị 7.684 tỷ đồng. Dự án do Ban Quản lý dự án Thăng Long tổ chức thực hiện và quản lý.
Thanh Hóa: Nữ sinh 13 tuổi mang thai đôi, công an vào cuộc làm rõ Không thấy em N. (13 tuổi) đi học, đại diện nhà trường đã đến nhà để hỏi và biết được việc nữ sinh đang mang thai đôi. Ngày 27.9, thông tin từ UBND một xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một nữ sinh chuẩn bị lên lớp 8 đã phải...