Thanh Hóa: Nước đổi màu, người dân đổ xô đi vớt cá chết hàng loạt
Trước việc cá chết hàng loạt ở khúc sông Bưởi gây ảnh hưởng đến cuộc sống, người dân đã tập trung vớt cá lên bờ tránh tình trạng ô nhiễm bị lây lan theo diện rộng.
Sáng 6/5, có mặt tại khúc sông Bưởi đoan qua thôn Biện, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), theo quan sát của PV có rất nhiều người dân tập trung để vớt cá bị chết lên bờ tránh tình trạng ô nhiễm bị lây lan trên diện rộng.
Theo nghi vấn của người dân địa phương, nguyên nhân làm cho nguồn nước bị ô nhiễm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt được cho là do nhà máy sắn và nhà máy mía đường tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) xả thải trực tiếp xuống lòng sông.
Nước sông chuyển sang màu xanh đục, nổi bọt, bốc mùi tanh hôi, một lượng cá chết dạt vào bờ. Nước sông đổi màu, nổi bọt vẫn tiếp tục chảy theo dòng.
Trước tình trạng trên, rất nhiều người dân tập trung ra sông Bưởi để vớt cá bị chết lên bờ tránh tình trạng ô nhiễm bị lây lan trên diện rộng.
Video đang HOT
Việc hàng loạt cá chết trắng nổi trên sông Bưởi đã khiến cho cuộc sống hàng nghìn người dân nơi đây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chỉ cần đứng trên bờ cũng nhìn thấy cá dưới sông bị chết hàng loạt và nổi trắng trôi dạt trên sông, bốc mùi hôi thối khó chịu, nổi nhiều bọt đen.
UBND huyện Thạch Thành đã thông báo rộng rãi cho nhân dân không tự ý vớt cá chết về ăn, không lấy nước để tắm rửa sinh hoạt và cho gia súc, gia cầm đến khi cơ quan chức năng có kết quả kiểm tra.
Anh Tuấn (người địa phương) với số cá lồng của gia đình bị chết.
Được biết, đây là lần thứ 3 xảy ra hiện tượng cá chết nổi trên sông Bưởi.
Trao đổi với ông Lê Huy Dương – Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho biết, từ đầu năm 2016 thì đây là lần đầu tiên. Hiện tại có 4 thôn là thôn Biện, thôn Đồi, thôn Thống Nhất, thôn Nghéo đang chịu ảnh hưởng trực tiếp. 60% hộ dân ở đây là sử dụng nước sông.
“Ngay sau khi nhận được thông tin về tình trạng cá chết nhiều, UBND xã Thạch Lâm đã có văn bản báo cáo về UBND huyện Thạch Thành. Đồng thời phối hợp với đoàn công tác của 2 tỉnh Thanh Hóa và Hòa Bình tiến hành thực nghiệm hiện trường, lấy mẫu nước kiểm tra nguyên nhân dẫn đến cá và các loại thủy sản chết hàng loạt trên sông Bưởi”, ông Dương nói.
Mai Trang
Theo_Người Đưa Tin
Bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo
Theo Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương, trong thời gian vừa có một số doanh nghiệp lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp biến tướng để trục lợi, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân gây ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội và đã bị các cơ quan pháp luật xử lý hình sự như vụ việc MB 24, Colony Invest, Tâm mặt trời....
Cũng theo Cục quản lý cạnh tranh, vừa qua, cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố vụ án và bắt tạm giam một số lãnh đạo của Công ty Cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Việt Phát để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là những vụ việc gây hậu quả lớn đối với cộng đồng xã hội.
Do đó, để giúp người dân tránh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động tài chính, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người dân cần tìm hiểu thật kỹ doanh nghiệp mà mình dự định định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp như tình trạng đăng ký, uy tín của doanh nghiệp, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp. Thông tin về các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh (www.vca.gov.vn).
Ảnh minh họa
Cùng với đó, người muốn tham gia bán hàng đa cấp cần nắm rõ quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp để biết và bảo vệ quyền lợi chính đáng mà mình được hưởng. Nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp, thì phải ký hợp đồng đúng với mẫu hợp đồng Công ty đã đăng ký với Cục Quản lý cạnh tranh.
Ngoài ra, cần phải rất cảnh giác trước các thông tin được đưa ra liên quan đến hàng hóa như công dụng của sản phẩm, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng chi trả cho nhà phân phối phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối. Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu của hành vi lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.
Theo cảnh báo của Cục quản lý cạnh tranh, mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp. Vì vậy, mọi cam kết chi trả lớn hơn 40% đều vi phạm quy định của pháp luật.
Cục quản lý cạnh tranh cũng cho rằng, lưu ý sản phẩm cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Nhà phân phối có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại lượng sản phẩm chưa sử dụng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối, đồng thời, có thể khấu trừ thêm các khoản hoa hồng, tiền thưởng đã trả cho nhà phân phối phát sinh từ lượng sản phẩm được yêu cầu mua lại đó. Ngoài thời hạn này, doanh nghiệp không có nghĩa vụ mua lại sản phẩm đã bán cho nhà phân phối. Vì vậy, nhà phân phối cần tránhx mua lượng hàng hóa quá lớn, không phù hợp với khả năng tiêu dùng hoặc bán lại của mình.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Miếng dán đồ chơi TQ có nguy cơ gây vô sinh bán đầy rẫy ở HN Loại miếng dán đồ chơi này được cảnh báo có chứa các chất hóa học gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, thậm chí dẫn đến ung thư. Hệ thống cảnh báo RAPEX của Liên minh Châu Âu (EU) vừa đưa những miếng dán đồ chơi hoạt hình Trung Quốc vào danh sách nguy hiểm. Theo đó, các sản phẩm miếng dán...