Thanh Hóa: Nhiều nơi bị cô lập hoàn toàn sau mưa lũ
Trên địa bàn huyện Bá Thước, trường tiểu học tại thôn Môt, xã Lâm Xa, nhà văn hóa phô 1 xã Lâm Xa, Trạm y tê xã Lâm Xa bị ngâp hoàn toàn.
Ông Võ Minh Khoa – Phó Chủ tịch UBND huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, hiện lãnh đạo và cán bộ huyện đang tích cực kiểm tra, chỉ đạo giúp người dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Theo đó, từ ngày 13 – 14/8, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn trên diện rộng, kết hợp nước từ thượng nguồn sông Mã đổ về với lưu lượng lớn, gây ngập lụt trên địa bàn các xã Ban Công, Lâm Xa, Ái Thượng, Tân Lập, Thiết Ống, Điền Trung, Điền Lư, Lương Ngoại, Lương Trung.
Cá lồng trên sông Mã của người dân huyện Bá Thước chết hàng loạt
Nước từ thượng nguồn đổ về kéo theo bùn, đất gây ô nhiễm lòng sông, lòng hồ thủy điện Bá Thước.
Video đang HOT
Tính đến 10h sáng 15/8, trên địa bàn huyện Bá Thước đã có 44 ngôi nhà bị ngập. Trong đó, xã Lâm Xa ngập tại phố 1, phố 2, phải di dời 23 hộ dân; thôn La Hán (xã Ban Công) bị ngập…
Đặc biệt, toàn bộ số cá lồng của người dân nuôi trên sông Mã trên địa bàn 9 xã (Lâm Xa, Ái Thượng, Hạ Trung, Tân Lập, Thiết Ống, Lương Ngoại, Lương Trung, Ban Công, Điền Lư) bị chết, cuốn trôi.
Theo thống kê, số lồng cá bị thiệt hại là 646 lồng, ước thiệt hại: 6.460 tỷ đồng; ao cá bị thiệt hại diện tích 2,115ha, ước giá trị 800 triệu đồng. Về hoa màu, có 5 xã bị thiệt hại nặng nề với tổng thiệt hại khoảng 3,9 tỷ đồng.
Hiện trên địa bàn huyện Bá Thước, trường tiểu học tại thôn Mốt, xã Lâm Xa, nhà văn hóa phố 1 xã Lâm Xa bị ngập hoàn toàn; Trạm y tế xã Lâm Xa bị ngập hoàn toàn phải di dời lên UBND xã; xã Tân Lập hiện có 2 cầu Hón Chu và Hón Món bị ngập, không đi lại được, làm cho thôn Măng bị cô lập hoàn toàn./.
CTV Nguyễn Hải
Theo_VOV
Cứu hộ bất lực, ba phu vàng đang mắc kẹt dưới hang sâu 300 mét
Ba phu vàng mắc kẹt trong một hang sâu ở khu vực bản Kịt (Thanh Hóa), do thiếu thiết bị phòng độc chuyên dùng, lực lượng cứu hộ chưa thể vào hang.
Tối 6/6, UBND huyện Bá Thước (Thanh Hóa) cho biết ba phu vàng đang mắc kẹt ở khu vực hang Nước, hiện chưa xác định được còn sống hay không.
Theo nhà chức trách địa phương, ngày 5/6 anh Khà Văn Ngôn (25 tuổi) và anh Khà Văn Huyền (ở xã Pù Bin, huyện Mai Châu, Hòa Bình) xuống hang Nước để sửa máy đào vàng. Tuy nhiên hai người bị ngạt khí độc mạnh. Anh Ngôn cố bò lên cửa hang hô hoán mọi người xuống ứng cứu anh Huyền.
Trước tình huống nguy cấp, ông Phạm Văn Dụng (54 tuổi, ở xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) xuống hang cứu giúp song cũng không thấy quay trở ra.
Sáng 6/6, một phu vàng khác là ông Bùi Văn Mẫn (quê ở xã Sảo 7, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) tiếp tục xuống hang mong cứu những người đang mắc kẹt, tuy nhiên không thấy ra khỏi hang.
Từ thành phố Thanh Hoá tới khu vực xảy ra sự cố phải mất nhiều giờ đi đường.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho hay, trưa nay UBND huyện mới nhận được tin báo và đã cử các lực lượng chức năng đến hiện trường. Do hang Nước quá sâu (ước khoảng 300-400m) lại có nhiều yếm khí, lực lượng cứu hộ không có dụng cụ phòng độc chuyên dụng nên không thể xuống. Hiện cơ quan chức năng đã phong tỏa hiện trường, không cho người dân tự ý xuống hang cứu 3 phu vàng.
Dự kiến sáng 7/6 các lược lượng cứu hộ của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Thanh Hóa và Bộ đội biên phòng sẽ đến bản Kịt triển khai tìm kiếm, cứu nạn.
Bản Kịt nằm ở vùng rừng núi hẻo lánh ở xã Lũng Cao, cách xa trung tâm huyện Bá Thước gần 40km và phải mất chừng hơn 3 tiếng đồng hồ đi bộ mới tiếp cận được hiện trường. Vùng này cũng không có hệ thống điện lưới cũng như sóng điện thoại di động.
Khu vực này nhiều năm nay xuất hiện tình trạng đào vàng dạng thổ phỉ và đã có một số phu vàng phải bỏ mạng.
Lê Hoàng
Theo VNE
Hang núi nơi 3 phu vàng tử nạn sẽ bị đánh sập Kịt Toong Hoong được mệnh danh là thủ phủ vàng ở xứ Thanh, từng xảy ra nhiều vụ sập hầm, chết người. Sau vụ 3 phu vàng chết ngạt, huyện Bá Thước đề xuất phương án đánh sập cửa hang nhằm ngăn chặn nạn đào đãi vàng trái phép. Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước cho biết, các ngọn...