Thanh Hóa: Nhiều loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng và chưa được phép lưu hành
Sở Y tế Thanh Hóa vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc chưa được phép lưu hành. Trong đó, nhiều loại thuốc nhập lậu, mạo danh doanh nghiệp nhập khẩu…
Theo đó, Sở Y tế Thanh Hóa thông báo đến các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh này về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi nhiều lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng và chưa được phép lưu hành.
Đặc điểm phân biệt thuốc nhập lậu
Cụ thể: Thuốc viên nén phân tán Hesopak (Cefpodoxime proxetil dispersible tablet 100mg), SĐK: VN-17911-14, Lô SX: 7011, NSX: 29/6/2017, hạn dùng: 31/5/2019 do Công ty M/s Stallion Laboratories Pvt. Ltd (India) sản xuất, công ty TNHH xuất nhập khẩu Y tế Delta nhập khẩu. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan, tính chất, khối lượng 20 viên, khối lượng trung bình viên, độ dày.
Thuốc cốm Acigmentin 375, SĐK: VD-21620-14, Lô SX: 0060118, NSX: 110418, hạn dùng: 110421 do Công ty cổ phần dược Minh Hải sản xuất, mẫu thuốc được lấy tại khoa Dược, bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tính chất, chỉ tiêu hàm lượng Amoxicillin và Acid clavulanic theo TCCS.
Video đang HOT
Các thuốc mang tên Nexium 20mg và Nexium 40mg ghi số GPNK 16738/QLD-KD ngày 19/12/2011 và GPNK 2765/QLD-KD ngay 27/02/2013. Đây là các loại thuốc nhập lậu, không được phép lưu hành, mạo danh doanh nghiệp nhập khẩu là Công ty cổ phần Armephaco.
Sở Y tế Thanh Hóa yêu cầu bệnh viện Nhi Thanh Hóa khẩn trương thu hồi lô thuốc cốm Acigmentin bị đình chỉ nêu trên, báo cáo kết quả về Sở Y tế trước ngày 9/6/2018.
Đối với các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên toàn tỉnh khẩn trương thu hồi các lô thuốc bị đình chỉ lưu hành nêu trên (nếu có) và trả lại cho cơ sở cung ứng.
Đồng thời, Phòng quản lý Dược, các phòng ban chức năng của Sở Y tế, phòng Y tế huyện, thị, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện thông báo này; xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm theo quy định hiện hành.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Tuyệt đối không mua, bán sản phẩm Vinaca ung thư Co3.2
Để các cơ sở kinh doanh thuốc không mua, bán và lưu hành sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, mới đây, Giám đốc Sở Y tế tỉnh này đã yêu cầu kiểm soát đầu vào hàng hóa tại quầy, tổ chức thu hồi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Theo Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa, hiện nay trên thị trường cả nước nói chung và thị trường thành phố Hải Phòng nói riêng có lưu hành và tiêu thụ sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2", do Công ty TNHH Vinaca sản xuất có địa chỉ tại số 17B/40 Cư Lộc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Công an thành phố Hải Phòng triệt phá địa điểm sản xuất thuốc ung thư làm từ bột than tre (Ảnh: An Nhiên)
Thuốc được đóng gói: Trangly Pharma Co., Ltđ, đây là sản phẩm chưa có công bố chất lượng và không đủ điều kiện lưu hành.
Để các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không mua, bán và lưu hành sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2", Giám đốc Sở Y tế đã có công văn gửi các cơ sở kinh doanh thuốc.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn toàn tỉnh tuyệt đối không được mua, bán và lưu hành sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" tại cơ sở của mình. Tăng cường kiểm soát đầu vào hàng hóa tại quầy, nếu có sản phẩm trên thì không được bán cho người tiêu dùng, tổng hợp báo cáo về Sở Y tế.
Giao các phòng chức năng của Sở Y tế; Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn, tổ chức thu hồi sản phẩm "Vinaca ung thư Co3.2" theo quy định, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác giám sát chất lượng thuốc trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo yêu cầu của Sở Y tế Thanh Hóa thì các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn toàn tỉnh, các phòng chức năng Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm, Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố phải khẩn trương triển khai thực hiện vấn đề này.
Trước đó, tháng 1/2018, Công an quận Kiến An, thành phố Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra, phát hiện hơn 1 tấn nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm mang nhãn hiệu Vinaca, trong đó có hàng trăm lọ thuốc mang tên "Vinaca ung thư Co3.2" .
Chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ, tài liệu và hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, hàng hóa tại cơ sở. Theo cơ quan công an, cơ sở sản xuất này có 10 công nhân thực hiện việc đóng gói bột tre, nứa vào viên nang thuốc, dán nhãn mác rồi đóng vào hộp và đưa đi tiêu thụ.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Kiểm soát chất lượng, giá thuốc nhờ "nối mạng" nhà thuốc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, với kết nối mạng nhà thuốc, các cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc,...