Thanh Hóa: Người dân tái định cư sống khổ vì thủy điện Hồi Xuân
3 năm qua, khu tái định cư (TĐC) Sa Lắng, xã Thanh Xuân, huyện miền núi Quan Hóa vẫn chưa thể cấp được đất để người dân dựng nhà. Cuộc sống của 53 hộ dân thuộc khu TĐC lâm vào cảnh khốn khó, nhiều gia đình phải đưa cả mẹ già, con trẻ đi ở nhờ….
Chúng tôi vượt sông Mã bằng chiếc đò ngang mới đến được khu TĐC Sa Lắng, xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Đây là khu TĐC do thủy điện Hồi Xuân thực hiện để di dời 53 hộ dân ở bản Sa Lắng, xã Thanh Xuân đến ở, nhường đất đai, ruộng vườn, mồ mả tổ tiên cho vùng ngập lòng hồ của thủy điện. Khu TĐC này nằm sát bên triền sông Mã, đang được thủy điện Hồi Xuân thực hiện dang dở từ 3 năm nay.
Mòn mỏi chờ ổn định cuộc sống
Ông Cao Thanh Bình – Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Sa Lắng, cho hay: Bản Sa Lắng tất cả có 53 hộ dân với 248 nhân khẩu đều phải di dời nhà cửa đến khu TĐC.
“Từ tháng 4.2015, bà con trong bản nhận được thông báo của cấp trên cần phải nhường đất đai, nhà cửa, ruộng vườn cho vùng ngập lòng hồ của thủy điện. Thế nhưng, từ đó đến nay dù mặt bằng khu TĐC đã được thủy điện Hồi Xuân san lấp, nhưng người dân vẫn chưa được chia đất để xây dựng nhà. Cuộc sống của người dân trong bản bị xáo trộn và ảnh hưởng rất nhiều vì công trình TĐC kéo dài”- ông Bình nói.
Một góc công trình thủy điện Hồi Xuân. Ảnh: HĐ
Là người nhường đất đai, nhà cửa, vườn tược để làm mặt bằng TĐC Sa Lắng, ông Phạm Hồng Quên (60 tuổi, ở bản Sa Lắng), cho biết: “Từ khi Dự án thủy điện Hồi Xuân triển khai san lấp mặt bằng xây dựng khu TĐC, gia đình tôi và một số hộ dân khác sinh sống ở đây phải tháo dỡ nhà cửa, chặt bỏ cây cối để nhường đất cho dự án. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, mặt bằng khu TĐC này chưa hoàn thiện nên tôi phải gửi mẹ già gần 90 tuổi vào ở nhờ nhà người thân. Còn vợ chồng, cha con chúng tôi thì dựng lán ở lại đây và nhận trông coi máy móc cho công trình. Không riêng gia đình tôi, mà còn nhiều hộ dân khác hiện nay cũng phải đi ở nhờ nhà người thân trong bản khiến cuộc sống bị xáo trộn”.
53 hộ dân với 248 nhân khẩu ở bản Sa Lắng đều phải qua sông Mã bằng một chiếc đò ngang. Ảnh: HĐ
Cũng theo ông Quên, sau khi gia đình ông nhường đất cho mặt bằng dự án TĐC, phía thủy điện Hồi Xuân mới trả tiền đền bù về nhà cửa, cây cối, hoa màu và hỗ trợ gạo hàng tháng cho bà con.
“Do chưa có đất ở khu TĐC nên gia đình chúng tôi phải dựng lán tạm để sinh sống. Trước kia, chúng tôi sống dựa vào cây luồng là chính nhưng hiện nay khu TĐC lấy hết đất rồi nên đời sống bị ảnh hưởng nhiều lắm. Giá cả các loại lương thực, thực phẩm bây giờ cũng tăng cao hơn trước kia, trong khi muốn lên trung tâm thì bà con phải đi bằng một chiếc đò ngang rất vất vả. Chúng tôi mong mỏi dự án TĐC mới này có một cây cầu treo và hoàn thành sớm để bà còn có nơi ở cố định”- ông Quên đề nghị.
Sống vật vã
Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN/Dân Việt, dự án thủy điện Hồi Xuân đã được triển khai thi công từ năm 2010. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án đã chậm tiến độ do khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng Trung Quốc. Đến tháng 10.2014, dự án được chuyển giao từ Công ty Thủy điện Hồi Xuân – Vneco, thuộc Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam (Bộ Công Thương) cho Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Sản xuất Xây dựng Đông Mê Kông. Đơn vị này tham gia với tư cách cổ đông nắm giữ 90% cổ phần để cùng đầu tư hoàn thiện dự án.
Video đang HOT
Phối cảnh công trình thủy điện Hồi Xuân. Ảnh: HĐ
Dự án Thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW bao gồm 3 tổ máy, sản lượng điện trung bình 432,61 triệu kWh/năm. Sau thời gian bị chậm tiến độ, hiện tại dự án này đang thi công và lại cam kết hoàn thành vào năm 2018…
Gia đình ông Phạm Hồng Quên tháo dỡ nhà đã 3 năm nay vẫn phải chất đống gỗ để chờ có đất dựng nhà. Ảnh: HĐ
Ông Hà Văn Hạnh ở bản Sa Lắng cho hay: “Gia đình tôi có 1.200 m2 đất ở lẫn đất vườn. Khi xây dựng thủy điện Hồi Xuân, gia đình tôi phải nhường toàn bộ diện tích đất đã sinh sống hàng chục năm qua cũng như nhà cửa cho mặt bằng TĐC. Những tưởng, tiến độ của dự án khu TĐC tập trung này cũng chỉ vài tháng hay một năm thôi, chúng tôi sẽ được chia đất để xây dựng nhà ở cho yên ổn. Có ai ngờ đã 3 năm trời qua, gia đình tôi cùng nhiều gia đình nữa phải đi ở nhờ rất là khổ sở”…
Từ năm 2015 đến nay gia đình ông Quên phải chịu cảnh sinh sống tạm bợ ở mặt bằng TĐC. Ảnh: HĐ
Ông Phạm Hồng Quên đang chằng néo lán ở của mình tại mặt bằng khu TĐC Sa Lắng. Ảnh: HĐ
Dân Việt đã liên hệ với địa phương và chủ đầu tư và sẽ tiếp tục thông tin về sự việc…
Theo Danviet
Quy hoạch TPHCM, người dân chịu "hy sinh" lớn
Việc chậm thực hiện các dự án theo quy hoạch khiến đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn: nhà cửa bán không được, sửa cũng không xong, hạ tầng xuống cấp... Trên cùng khu đất nhưng giá đền bù khác nhau dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Đến khi nhận nhà tái định cư thì chất lượng như cũ, việc làm giảm sút, nhiều người chuyển đi nơi khác...
Tại buổi giám sát về tình hình triển khai Nghị quyết 16 (năm 2012) về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch của HĐND TPHCM diễn ra chiều 28/11, ông Nguyễn Thanh Nhã - Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP - cho biết TP đã tổ chức 2 cuộc điều tra xã hội học về cuộc sống của người dân tái định cư trên địa bàn thành phố.
"Việc giải tỏa, di dời, tái định cư đối với người dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án làm thay đổi rất nhiều cuộc sống của người dân. Đời sống sau tái định cư đang đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện ở", ông Nhã nói.
Việc chậm triển khai các dự án, tổ chức tái định cư chưa bài bản khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn (ảnh minh họa)
Ông Trương Trung Kiên - Trưởng Ban Đô thị HĐND TPHCM - cho rằng báo cáo cần đánh giá rà soát các chính sách hiện hành có gây khó khăn gì cho đời sống người dân tái định cư? Cần đánh giá chất lượng đời sống người dân, hình thức tạm cư đã phù hợp hay chưa, kết quả giải quyết việc làm như thế nào?
Đồng quan điểm, ông Trương Lâm Danh - Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM, chỉ ra nhiều bất cập gây bức xúc cho người dân trong việc thực hiện quy hoạch. Theo ông, nhiều dự án kéo dài mười mấy hai mươi năm chưa triển khai được. Dự án tái định cư cũng chậm triển khai, người dân mòn mỏi chờ dự án tái định cư.
Theo đại biểu Danh, có dự án đa phần người dân bán nhà tái định cư rồi đi nơi khác. Nhiều địa phương không nắm được tình hình mà chỉ trả lời chung chung là đi địa phương khác, "dạt về Long An".
Trong khi đó, ông Cao Thanh Bình - Phó Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM cho biết khi đi làm việc với các địa phương, sở ngành thì hay có dự án người dân nhận nhà rất thấp, chỉ 20%, còn phần lớn bán qua tay.
"Tỷ lệ nhận nền đất cũng bán qua tay nhiều, phải tìm hiểu tại sao? Việc chăm lo, thăm hỏi định kỳ người dân tái định cư cũng chưa làm tốt. Có địa phương khi được hỏi hộ tái định cư đi đâu mà không ở đây thì chỉ trả lời được là đi tỉnh", ông Bình nói.
Phó Chủ tịch HĐND TPHCM Phạm Đức Hải cho rằng: "Các dự án tác động bao nhiêu hộ, rồi đời sống học hành, công việc người dân ra sao thì không trả lời được".
Theo ông Hải, qua khảo sát đánh giá thì nhà tái định cư chất lượng như cũ là 68%, việc làm người dân giảm sút 13,8%. Ông Hải đề nghị phải có giải pháp bài bản để giải quyết tình hình tái định cư cho người dân.
"Chúng ta phải đặt vấn đề ngược là khi nào tái định cư ổn rồi, chắc rồi thì mới thu hồi đất triển khai dự án chứ khi về đó người ta làm như thế nào?", ông Hải nói.
Một vấn đề khác được đại biểu Hải chỉ ra là hiện nay quy hoạch nhiều nhưng chưa tìm được nguồn lực để triển khai. Có một thực tế là trên cùng một khu đất nhưng giá đền bù khác nhau, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị đánh giá tình hình tái định cư kỹ hơn. Chính sách ngày càng bổ sung nhưng phải đánh giá chính sách có đồng bộ, đáp ứng nguyện vọng của người dân bị thu hồi đất hay không?
"Phải đánh giá đúng vấn đề để thấy thành phố ngày càng đi lên là có sự đóng góp của người dân. Nhưng đi đôi với việc đó thì thành phố chăm lo cho người dân có đồng bộ hay không? Nhiều dự án tái định cư tốt nhưng còn lại bộ phận mình không đánh giá được vì người dân nhận tiền không biết họ đi đâu", bà Tâm nói.
Theo bà Quyết Tâm, phải thống kê được thì mới có bức tranh tổng thể và thấy được sự quan tâm đến tái định cư đã đúng mức chưa? Đi đôi với tái định cư thì hạ tầng kỹ thuật, xã hội, văn hóa đi theo như thế nào?
"Không khéo để lại trong lòng người dân sự bức rức khi thấy thành phố phát triển mà cuộc sống mình khó khăn hơn. Trước ở đó, con cái học hành tốt, thu nhập cao, giờ tới nơi hạn chế hơn thì người ta bức xúc. Điều đó rất đáng suy nghĩ", bà Tâm nói.
Theo bà Quyết Tâm, thành phố mở rộng khu tái định cư ra ngoại thành như một khu dân cư hiện đại còn chỗ nào "đất đầu thừa đuôi thẹo" mà đưa người dân vào đó là không được. Không nên phân tán đưa người ta đi tứ xứ. Quy hoạch đất phát triển thì cũng phải quy hoạch tái định cư như thành phố mới có đầy đủ hạ tầng, như thế thì không ai từ chối tái định cư.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng việc người dân di dời để thực hiện các dự án phát triển thành phố là sự "hy sinh" lớn.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng tái định cư là một bài toán khó
"Đi vào từng đối tượng thì khác nhau hoàn toàn. Đối với người nghèo, ngoại thành thì chuyển đổi nơi ở và có cuộc sống tốt hơn thì dễ nhưng đối với người dân có đất trung tâm hoặc gần trung tâm thì cũng rất khó có nơi ở mới có thể tốt hơn. Người dân di dời là sự hy sinh lớn", ông Tuyến nói.
Theo ông Tuyến, chính sách nhà ở cho tái định cư là bài toán khó. Có nhiều gia đình đông anh em, người thì đòi tiền, người thì nhà... Lúc người dân chọn lấy tiền thì thành phố "ôm" quỹ nhà.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, khi về nơi ở mới thì người dân đắn đo vì họ quan tâm đến việc đi làm, đi học có gần hay không? Nhiều người cũng e ngại ở căn hộ chung cư vì hàng tháng phải đóng thêm tiền dịch vụ trong khi thu nhập lại thấp.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị UBND TPHCM nghiên cứu với quy hoạch hiện nay thì yêu cầu tái định cư là bao nhiêu, tổ chức tái định cư bài bản chất lượng.
"Tại sao người dân chuyển nhượng nhà tái định cư thì thành phố phải trả lời được. Họ chuyển rồi sống ở đâu, lợi không lợi chỗ nào. Từ đó, mình có chính sách tốt hơn", bà Tâm nói.
Quốc Anh
Theo Dantri
Huỳnh Bích Phương khoe ngực với áo khoét sâu Người đẹp sinh năm 1988 gây ấn tượng với trang phục tông đen. Huỳnh Bích Phương gây chú ý với phong cách thanh lịch và nhan sắc mặn mà khi dự sự kiện ở TP HCM gần đây. Cô diện áo khoét cổ rộng cùng blazer và quần hoa. Sau khi tham gia cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010, người đẹp tập...