Thanh Hóa, Nghệ An chìm trong nước lũ
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, trong 24h qua ở các tỉnh từ nam Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được phổ biến từ 100-200mm, một số nơi cao hơn như Tây Hiếu (Nghệ An) 303mm, Quỳnh Lưu (Nghệ An) 293mm. Lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh đang lên rất nhanh.
Nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả sau bão số 10
7 người chết và mất tích sau bão
Ban chỉ đạo PCLB Trung ương cho biết, bão số 10 đã làm 5 người chết, 2 người mất tích và 50 người bị thương; gần 100.000 căn nhà bị tốc mái, ngập và sập đổ; nhiều trường học, bệnh viện, trạm y tế… bị hư hại; hàng chục nghìn hecta cây trồng bị thiệt hại. Hiện tại, các tỉnh chưa thể thống kê hết thiệt hại về tài sản mà bão số 10 gây ra.
Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Nghệ An do mưa lớn cùng với việc xả lũ hồ Vực Mấu đã khiến thị xã Hoàng Mai chìm trong biển nước. Theo thiết kế, hồ Vực Mấu chỉ chứa được 75 triệu m3, nhưng hiện lượng nước đã vượt qua 102 triệu m3. Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Chánh văn phòng BCH PCLB tỉnh Nghệ An cho hay, đến 17h hôm qua 1-10, thị xã Hoàng Mai vẫn ngập sâu, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán người già và trẻ em ra khỏi vùng ngập lụt. Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn huyện Quỳnh Lưu vẫn ngập sâu, các phương tiện chưa thể lưu thông.
Video đang HOT
Tại Thanh Hóa, mưa lũ đã làm 3 hồ bị vỡ là hồ Khe Tuần (dung tích 500.000 m3), hồ Ông Già (200.000 m3) và hồ Thung Cối ở xã Phú Lâm, gây ngập 3 xã Hải Hà, Hải Thượng, Trường Lâm và ách tắc QL1A đoạn qua huyện Tĩnh Gia. Trưa 1-10, Công an Thanh Hóa huy động lực lượng CGST đường thủy cùng 4 chiếc xuồng máy tăng cường cho huyện Tĩnh Gia tổ chức di dời, cứu hộ gần 1.000 hộ dân thuộc các xã: Hải Hà, Hải Thượng, Hải Yến, Mai Lâm, Tĩnh Hải đang bị ngập sâu trong nước lũ từ 1-1,5m.
Nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân
Trước thiệt hại nặng nề của các tỉnh miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi UBND các tỉnh chịu thiệt hại do bão số 10, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo đối phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 10.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh phải theo dõi sát diễn biến mưa lũ để chỉ đạo ứng phó, tiếp tục triển khai các biện pháp phòng tránh lũ, lũ quét, sạt lở, an toàn hồ chứa, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Đối với các tỉnh bị thiệt hại nặng do bão số 10 gây ra, phải khẩn trương tổ chức ngay việc kiểm tra nắm chắc tình hình thiệt hại để xử lý kịp thời: Cứu chữa người bị thương, hỗ trợ các hộ gia đình có người bị chết, nhà bị sập đổ hư hỏng; huy động mọi nguồn lực để xử lý ách tắc giao thông, khắc phục sự cố thông tin, điện lực, xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân.
Chiều 1-10, trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã quyết định trích Quỹ cứu trợ thiên tai cứu trợ ban đầu cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Theo đó, mỗi gia đình có người bị chết tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị được hỗ trợ 3 triệu đồng/ người chết; mỗi tỉnh cũng nhận 200 thùng hàng cứu trợ trị giá 500.000 đồng/thùng.
Hạ Quỳnh
Theo ANTD
Từ 16/8, miền Bắc có mưa lớn
Ngày hôm nay 15/8 các tỉnh Bắc Bộ vẫn xảy ra nắng nóng cục bộ, tuy nhiên từ ngày 16/8 khả năng các tỉnh miền Bắc sẽ có mưa vừa, mưa to do ảnh hưởng của hoàn lưu mây bão số 7.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, hồi 01 giờ ngày 15/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, sau đó có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 01 giờ ngày 16/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,3 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39km một giờ).
Đường đi của siêu bão Utor
Trên đất liền, ngày hôm nay ở Bắc Bộ và hầu khắp cả nước vẫn nắng ráo, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa có nắng nóng cục bộ. Theo dự báo, từ ngày 16/8, mưa ở các tỉnh Bắc Bộ sẽ tăng, riêng vùng núi phía bắc và khu đông bắc có mưa vừa, mưa to, do vậy các khu vực vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 7, các tỉnh thành miền Bắc nước ta đang gấp rút đưa ra các phương án đối phó với bão, ở tỉnh Quảng Ninh các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai các biện pháp nhằm chủ động phòng, chống bão như hướng dẫn tàu thuyền neo đậu, tránh trú bão, cấm biển, di dời các hộ dân ở những nơi có nguy cơ mất an toàn, gia cố các đoạn đê xung yếu, các thông tin về diễn biến của bão thường xuyên được cập nhật, thông báo đến các chủ tàu thuyền.
Tại tỉnh Thái Nguyên, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh cũng đã yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương trên địa bàn tỉnh cần chủ động với các biện pháp đối phó với bão số 7. Theo dự báo, hoàn lưu của mây bão có thể gây mưa lớn và nguy cơ lũ lên cao trở lại trên hệ thống sông Cầu, sông Công, do đó cần có các phương án để đảm bảo an toàn tại các công trình đê, điều, hồ đập và các vùng hạ du, tránh nguy cơ nước lên cao gây vỡ đê và lũ quét bất ngờ.
Thời tiết một số thành phố lớn: Thủ đô Hà Nội: Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào. Nhiệt độ 34 - 36 độ C. Thành phố Đà Nẵng: Ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ 33 - 35 độ C. Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ 31 - 33 độ C.
Theo Phúc Lâm (Khampha.vn)
Đầu tuần, biển Đông đón siêu bão Utor Ngày đầu tuần, biển Đông đón siêu bão Utor, thời tiết các khu vực có sự phân hóa rõ rệt, trong khi hầu khắp Bắc Bộ và Thanh Hóa trời có nắng, các tỉnh nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to do áp thấp nhiệt đới. Hiện nay, bão Utor đang đổ bộ vào Philippines và sẽ tiến vào Biển Đông trong...