Thanh Hóa mất 1.000 tỷ do bão: Đâu là con số thiệt hại thực của Hoằng Hóa?
Nói về con số thiệt hại do bão số 10 gây ra, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) khẳng định “không kê thêm làm gì”. Thế nhưng tại huyện này có tới 3 con số thiệt hại khác nhau khiến dư luận không khỏi băn khoăn: Đâu là con số thống kê thực?
Theo đó, tại báo cáo ban đầu của UBND huyện Hoằng Hóa vào ngày 16/9, con số thiệt hại là 897 tỷ đồng. Hai ngày sau, tại báo cáo số 216/BC-UBND do ông Nguyễn Đình Tuy – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa ký ngày 18/9: huyện này lại báo cáo thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra với tổng số tiền lên tới hơn… 937 tỷ đồng.
Toàn bộ tuyến đường và kè biển chắn sóng ở Hải Tiến, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh… và các công trình phụ trợ bị cuốn trôi 4,5 km; 2,5 km đê bao bị phá huỷ; 1,5 km đê Tây sông Cùng, Tả sông Mã và 960 m kênh mương bị sạt lở. Riêng phần này có tổng thiệt hại là 437,7 tỷ đồng.
Thiệt hại về nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích gần 1.200 ha; 110.000 m3 đê bao bị cuốn trôi, tổng thiệt hại là… 499,4 tỷ đồng.
Và cho đến hôm nay (21/9), Trưởng phòng NN&PTNT huyện này lại cho biết con số thiệt hại đã giảm còn hơn 600 tỷ đồng.
Điều đáng nói, tại báo cáo thể hiện con số thiệt hại 897 tỷ đồng của UBND huyện Hoằng Hóa nêu rõ: “Hệ thống đê bao nuôi trồng thủy sản, bến cá xã Hoằng Thanh bị cuốn trôi với khối lượng 110.000 m3. Đồng nuôi tôm thủy sản bị thiệt hại hoàn toàn với tổng diện tích là 1.212 ha, trong đó nuôi tôm thâm canh là 27 ha, nuôi tôm nước lợ quảng canh cải tiến là 1.133 ha, tổng thiệt hại 462 tỷ đồng”.
Thế nhưng, trả lời báo chí, các vị lãnh đạo xã này lại tỏ ra bối rối khi không nắm được con số thiệt hại ước tính của địa phương mình.
Báo cáo thiệt hại gần 900 tỷ của UBND huyện Hoằng Hóa
Trong khi đó, ông Trương Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thanh cung cấp một bản kê khai sơ sài được cho là báo cáo thiệt hại của địa phương do bão số 10 gây ra. Bản báo cáo không hề thể hiện con số thiệt hại cụ thể. Điều đáng nói, xã này chỉ có 1,5 diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng với ước tính thiệt hại khoảng 2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hơn nữa, những địa phương được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 10 là xã Hoằng Phụ, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Trường. Theo tìm hiểu, tại xã Hoằng Tiến, không có diện tích nuôi trồng thủy sản, hoa màu không đáng kể, chủ yếu thiệt hại các công trình ven biển Hải Tiến, địa phương này cũng kê khai tổng thiệt hại ước tính hơn 15 tỷ đồng.
Tại xã Hoằng Trường, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, cụ thể là tôm chỉ khoảng hơn 10 ha, thiệt hại không đáng kể, ngay cả hoa màu cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài ra, các xã khác không có diện tích nuôi trồng thủy sản, hoặc có nhưng rất ít, không bị ảnh hưởng nhiều bởi bão số 10.
Trước đó, ông Lê Đức Giang, Chủ tịch UBND huyện Hoằng Hóa khẳng định: “Thực tế vẫn còn hiện trạng đó nên không ai nói dối được…Những con số báo cáo lên đều là chính xác, không ai kê thêm làm gì”.
Theo Dân Trí
Những cánh đồng tôm tan hoang sau bão số 10
Nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thay vì bước vào vụ thu hoạch tôm thì phải quay sang dọn dẹp đầm nuôi tan hoang sau cơn bão số 10. Nhiều hộ dân nuôi tôm rơi vào cảnh điêu đứng, nợ nần chồng chất vì tôm mất trắng.
Thường vào khoảng thời gian này là không khí rộn ràng thu hoạch tôm của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Thế nhưng, do ảnh hưởng của cơn bão số 10, những gì còn lại là cảnh tan hoang, tiêu điều, người nuôi tôm đang đối diện với bao khó khăn chồng chất.
Cảnh tan hoang trên cánh đồng tôm tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa
Mặc dù, không nằm trong vùng tâm bão đi qua, nhưng huyện Hoằng Hóa nói riêng và nhiều địa phương khác của Thanh Hóa cũng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 10 vừa qua. Theo con số thống kê của ngành chức năng thì thiệt hại bởi cơn bão số 10 của địa phương này lên đến gần 1.000 tỷ đồng.
Chỉ trong chốc lát, cái còn lại trên những cánh đồng tôm là cảnh tưởng tan hoang. Thay vì thu hoạch thành quả sau một thời gian dài vất vả, đầu tư thì giờ đây, những người nuôi tôm tại xã Hoằng Phụ đang phải thu dọn "bãi chiến trường" do cơn bão số 10 để lại.
Những cánh đồng tôm đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch bỗng chốc mất trắng.
Nhiều đầm nuôi tôm của các hộ dân đã bị mất trắng
Những năm gần đây, số hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Hoằng Phụ ngày một tăng. Hầu hết người nuôi tôm phải vay mượn vốn liếng để đầu tư với mong muốn đổi thay cuộc sống. Nhưng mộng đổi đời đâu chưa thấy, thời điểm này, các hộ nuôi tôm lại thêm gánh nặng nợ nần.
Ông Nguyễn Văn Hùng (64 tuổi, ở thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ) vẫn chưa hết bàng hoàng sau khi chứng kiến đầm tôm của gia đình bị sóng gió quật tơi tả.
Theo ông Hùng, vụ tôm trước ông cũng bị thiệt hại, gia đình phải vay mượn thêm mong vực dậy. Nhưng không ngờ, hơn 1ha tôm sắp đến vụ thu hoạch lại bị cơn bão số 10 cuốn phăng ra biển. Nguồn thu nhập chính trông chờ vào vụ tôm giờ đã trắng tay.
Ông Nguyễn Văn Hùng buồn bã khi chứng kiến cảnh đầm tôm của gia đình bị bão tàn phá toan hoang
Không chỉ riêng gia đình ông Hùng mà nhiều hộ nuôi tôm khác cũng bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 10. Cánh đồng tôm của gia đình ông Nguyễn Văn Dũng (59 tuổi, thôn Xuân Phụ) cũng tan hoang sau cơn bão.
Theo ông Dũng, đầm tôm chỉ còn khoảng 20 ngày nữa là có thể xuất bán. Do ảnh hưởng bão, nước triều lên tràn vào đầm, cuốn theo toàn bộ số tôm trong đầm. Vụ tôm này, gia đình ông Dũng thả hơn 2 triệu con tôm thẻ, ước tính thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.
Không còn tôm thu hoạch, các hộ nuôi lại đối diện với khó khăn khi không biết lấy nguồn vốn đâu ra để tu bổ, sửa chữa máy móc, làm lại đầm. Nợ cũ chưa trả xong, giờ lại thêm nợ mới khiến nhiều gia đình kiệt quệ.
Do biển xâm thực ngày càng gần khu vực nuôi tôm nên dễ bị thiệt hại mỗi khi ảnh hưởng bão
Dù thiệt hại nặng nề, nhưng một số hộ nuôi vẫn mong muốn được nhà nước hỗ trợ để nhanh chóng quay lại sản xuất.
"Giờ trót lao rồi, không theo không được. Thiên tai là do trời nên cũng đành cắn răng trả nợ vậy. Khó khăn nhất hiện nay là không còn vốn để cải tạo, tu bổ đầm. Giờ chỉ mong nhà nước hỗ trợ để người dân chúng tôi có vốn làm lại", ông Hùng chia sẻ.
Theo chị Đặng Thị Huệ, nghề nuôi tôm như đánh canh bạc. Nhà chị cùng anh em đầu tư gần 3ha, cơn bão vừa rồi cuốn mất 2/3 số đầm nuôi. Cũng theo chị Huệ, ngày trước nuôi tôm năng suất, nhưng một năm trở lại đây, bờ biển bị xâm thực, nước biển vào sát tận kè đê nên thường xuyên xảy ra tràn đầm nuôi tôm, dẫn đến mất trắng.
Dù đau đớn khi chứng kiến những thiệt hại nặng nề sau cơn bão, nhưng nhiều hộ dân nơi đây đã cố gắng gượng dậy để dọn dẹp rác, thu gom máy móc lvà hi vọng sớm quay lại sản xuất.
Thiệt hại do bão khiến nhiều hộ nuôi tôm rơi vào cảnh nợ nần
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ, xã có 6 hộ nuôi tôm bị thiệt hại nặng sau cơn bão số 10 vừa qua với 6 ha nuôi tôm bị mất trắng. Ngoài ra, còn 102 ha đầm tôm ngoài đê bị ngập nước khiến số lượng tôm nuôi bị hao hụt.
Các đầm nuôi tôm thường gần cửa biển nên không tránh khỏi những sự cố của thiên tai. Trong khi đó, điều kiện của các hộ nuôi tôm hết sức khó khăn. Địa phương đã tiến hành thống kê thiệt hại và cùng với huyện tìm hướng khắc phục sự cố sau bão cho các hộ nuôi tôm.
Theo Dân Trí
Việt Nam sắp sở hữu thêm 2 tàu khu trục Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận thông tin Liên bang Nga đang vận chuyển cặp tàu khu trục Gepard-3.9 11661 để bàn giao cho Việt Nam. Việc bàn giao tàu khu trục này nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Cặp tàu khu trục mới Gepard-3.9 11661 sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam...