Thanh Hóa: lũ lụt chưa qua, thiếu đói cận kề
Chiều 11/9, sau bốn ngày tránh lũ trên đồi Ống Khói đói khát lả người, bà Phạm Thị Linh (60 tuổi, ở thôn 13, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) trở về khi ngôi nhà gia đình bà bị lũ phá tan hoang.
Bà Linh bật khóc, ôm tấm ảnh trên bàn thờ của cha bị lấm lem vì nước lũ, bởi hôm nước lũ đổ về nhanh quá, bà không kịp mang theo di ảnh cha.
Cảnh tan hoang sau lũ ở gia đình bà Phạm Thị Linh
Bước vào căn nhà tan hoang sau lũ, mọi thứ có thể dùng được đã bị nước lũ cuốn trôi, bà Linh nức nở: “Còn chút lúa gạo trong nhà cũng bị lũ cuốn hết. Lúa mùa ngoài đồng thì ngập hết, mất trắng rồi. Mấy tháng tới lấy gì mà ăn đây?”.
Video đang HOT
Giữa mênh mông nước lũ, người dân phải dùng can nhựa đi xin nước sạch
Hiện nay, xã Quảng Phú có nhiều gia đình có con đỗ đại học, nhưng do lũ lụt tàn phá, kinh tế kiệt quệ nên cổng trường đại học đối với con cái họ ngày càng xa vời.
Ông Phạm Văn Chi, ở thôn 6, cùng con trai là Phạm Văn Bình (vừa đỗ vào Trường ĐH Văn hóa – thể thao du lịch Thanh Hóa) thu dọn đồ đạc sau lũ. Ông Chi cho biết: “Nhà tôi làm ba sào rưỡi lúa, 5 sào mía nguyên liệu, giờ mất trắng cả rồi. Vợ tôi lại mới đi mổ khối u ở Bệnh viện K Hà Nội, kinh tế gia đình đã kiệt quệ. Hai năm nay, gia đình phải vay 25 triệu đồng từ ngân hàng để cho anh trai Bình đang học Trường Văn hóa – nghệ thuật ở Nha Trang. Năm nay Bình đỗ đại học, gặp lúc lũ lụt gây thiệt hại cho gia đình hàng chục triệu đồng, nên sắp tới tôi tính bán con trâu – tài sản lớn nhất, là cơ nghiệp của gia đình để Bình tiếp tục được học đại học”.
Nghe bố tính bán trâu cho mình đi học, Bình liền ngăn: “Con lớn rồi, xuống TP Thanh Hóa con sẽ kiếm việc làm thêm để phụ giúp bố mẹ tiền ăn học. Bố mẹ để con trâu mà kéo cày”. Bà Vũ Thị Lan – mẹ em Bình – nghe con trai nói vậy liền giấu giọt nước mắt, vội đi vay gạo lo bữa cơm chiều.
Nhiều thôn ở xã Quảng Phú vẫn phải đi lại bằng thuyền
Đến chiều 11/9, dù mưa lũ đã dứt nhưng nước rút rất chậm, Quảng Phú vẫn còn hàng trăm nhà dân ngập trong lũ.
Ông Lê Bá Lộc – chủ tịch UBND xã Quảng Phú – cho biết: “Rạng sáng 7-9, nước lũ đổ về sông Cầu Chày rất lớn, làm hệ thống đê bao quanh xã bị vỡ toang nhiều đoạn, với tổng chiều dài hơn 150m. Đến cuối ngày 11-9, còn 11/17 thôn của xã có nhà bị ngập. Nước lũ cũng làm ngập nhiều hecta lúa, hoa màu. Toàn xã có tới 674 hộ dân (3.565 nhân khẩu) bị nước lũ làm ngập nhà cửa, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Các hộ dân bị ngập nhà cửa hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đang thiếu lương thực, nước uống các loại thuốc chữa bệnh, phòng dịch, tiêu độc khử trùng. Đến nay, ước tính tổng thiệt hại ban đầu do lũ lụt gây ra cho địa phương là hơn 100 tỉ đồng”.
Theo VNE
Thanh Hóa: 4 người chết, nhiều nhà bị lũ cuốn
Theo tổng hợp mới nhất của các địa phương tại Thanh Hóa, đã có 4 người chết và 1 người mất tích do mưa lũ.
Sáng 7/9, ông Lương Tuấn Huê, Chánh văn phòng huyện ủy Lang Chánh cho biết, trên địa bàn huyện đã có 2 người bị đất sạt lở đè chết gồm: ông Vi Văn Hom, 50 tuổi tại xã Yên Khương và anh Lò Văn Cảnh 23 tuổi tại xã Yên Thắng.
Theo thống kê sơ bộ, tại huyện Lang Chánh đã có 900 ha lúa mùa, 200ha ngô, 180 ha mía và 26 nhà bị cuốn trôi. Đặc biệt, 1 cột điện của đường dây 35KV bị đổ, theo ngành điện phải mất điện 2-3 ngày sau mới khắc phục lại được.
Hàng trăm ngôi nhà bị ngập lụt tại huyện Lang Chánh
Trước đó, tại huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) đã có 1 người mất tích và 2 người thiệt mạng, gồm: Chị Nguyễn Thị Ninh (19 tuổi, trú tại thôn Xuân Thành, Ngọc Phụng) bị nước lũ cuốn trôi. Người thứ 2 là anh Phạm Văn Quân (30 tuổi, trú tại thôn Phú Vinh, xã Ngọc Phụng) bị nước lũ cuốn trôi khi đánh bắt cá tại khu vực tràn thoát lũ ở hồ Na Luốc (xã Ngọc Phụng) vào chiều 6/9.
Theo VNN
Hàng nghìn nhà ngập, 700 người phải di dời Mưa lớn khiến nhiều vùng tại các huyện miền núi Nghệ An - Hà Tĩnh bị cô lập. Nước bao vây, làm ngập nhiều trường học, hơn 700 người phải di dời. Hà Tĩnh đã có 2 người chết, 6 người bị thương. Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Nguyễn Hồ Cảnh cho biết, nhiều vùng bị ngập lút. Tại xã Yên Tĩnh,...