Thanh Hoá: Lơ là trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa khẳng định vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong phòng chống dịch tả lợn.
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi theo quy định các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải được chính quyền địa phương phun thuốc tiêu độc khử trùng mỗi ngày một lần.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Hoàng Ngọc Luận – chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, kể từ ngày bùng phát dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện đến nay, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi của gia đình vẫn chưa một lần được phun thuốc tiêu độc, khử trùng. Vấn đề đáng lo ngại hơn là cơ sở của anh chưa được chính quyền thị trấn Vạn Hà tuyên truyền, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch.
Thương lái vận chuyển lợn tại vùng dịch.
“ Xe nhà nếu có đi chở mới tiêu độc khử trùng, qua các điểm chốt các cơ quan chức năng mới phun nếu không chúng tôi cũng không được phun.”- anh Luận nói.
Còn tại ở thôn Phong Lượng, xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, lợn của gia đình anh Bùi Sỹ Huy bị chết bốc mùi hôi thối nhưng chưa được tiêu hủy. Theo quy định, khi lợn bị dịch và chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và được tiêu hủy trước 12 giờ. Anh Huy cho biết, số lợn trên đã chết từ ngày 16/9, gia đình đã báo với chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đến ngày 17/9, số lợn chết đã bị phân hủy và phát tán mùi hôi thối nhưng chưa được chính quyền địa phương đến để làm công tác tiêu hủy.
“Sáng ngủ dậy chúng tôi phát hiện lợn chết vào báo chính quyền địa phương, chính quyền bảo chiều vào tiêu hủy nhưng đến chiều vẫn phải chờ họ đến”- anh Bùi Sỹ Huy cho biết.
Đây chỉ là hai trong số rất nhiều tồn tại, yếu kém của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Video đang HOT
Qua công tác kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, nhiều địa phương chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, chưa quan tâm đến công tác tiêu độc khử trùng tại các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, tại các chuồng trại chăn nuôi, vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan của cấp ủy, chính quyền các địa phương. Đây chính là những nguyên nhân làm phát sinh, không kiểm soát được dịch bệnh, làm cho dịch tái phát trở lại, có chiều hướng diễn biến phức tạp trên địa bàn.
“Do ảnh hưởng của bão số 3 làm nguồn nước toàn tỉnh bị ô nhiễm, mầm bệnh của tất cả trang trại chăn nuôi đưa ra đồng ruộng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương các xã lơ là trong công tác quản lý, chủ quan cho rằng dịch đã khống chế. Ngoài ra, số lượng chăn nuôi nhỏ lớn không được kiểm soát.”- ông Nguyễn Viết Thái, phó giám đốc Sở NN và PT nông thôn Thanh Hóa cho biết.
Hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn 1.100 thôn, 231 xã của 21 huyện đang còn dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có 81 xã tái phát dịch trở lại. Trước tình hình dịch bệnh có chiều hướng gia tăng trở lại, nếu cấp ủy, chính quyền và người dân chủ quan, lơ là sẽ khiến cho bệnh dịch tiếp tục lây lan, gây nên những tổn thất nặng nề đối với người chăn nuôi và toàn xã hội./.
Theo CTV Thúy Lượng/VOV1
Người dân bị đe dọa vì tố cáo khai thác cát trái phép
Lợi nhuận trong việc khai thác cát trái phép trên sông vô cùng lớn nên các đối tượng bất chấp mọi phương thức để thực hiện.
Khi chính quyền ra quân được một thời gian lắng xuống sau đó lại bùng phát, người dân lên tiếng tố cáo thì bị đe dọa, ném chất bẩn.
Theo đơn kêu cứu, chúng tôi tìm tới nhà ông Quản Hữu Vinh - thôn Quản Xá (xã Thiệu Hợp, Thiệu Hóa, Thanh Hóa). Thời gian qua, gia đình ông luôn phải sống trong tâm trạng bất an và lo lắng bởi côn đồ đã hai lần ném "bom" bẩn vào nhà vi ông dám tố cáo nạn hút cát trái phép ngay sát chân đê sông Chu.
Người dân bức xúc vì tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra nhiều năm trên địa bàn
Ông Vinh là cán bộ Công an về hưu, bức xúc và lo lắng trước nạn khai thác cát trái phép nên ngày 19/8, ông đã dùng điện thoại của mình, ghi lại cảnh các thuyền cát đang sục vòi vào sát chân đê để gửi tới cơ quan chưc năng.
Tối cung ngay, nhiều đối tượng côn đồ đã ném chất bẩn vào nhà ông đe dọa. Ông Vinh đã báo cáo lên chính quyền địa phương, Công an huyện Thiệu Hóa. Ngày 24/8, lực lượng Công an đã xuống lập biên bản, lấy lời khai của gia đình. Tuy nhiên, trong tối 24/8, các đối tượng côn đồ lại tiếp tục ném "bom" bẩn vào nhà ông Vinh với số lượng lớn hơn.
Hoa màu, đất bãi của người dân trôi sông do khai thác cát
Những trường hợp bị đe dọa, ném chất bẩn, thậm chí là bị hành hung liên quan tới cát tặc không hiếm. Hành động côn đồ và thách thức pháp luật này của các đối tượng khai thác cát trái phép đang khiến người dân Thiệu Hợp và các xã lân cận như Thiệu Duy, Thiệu Khánh hết sức hoang mang và lo lắng.
Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 3 mỏ cát đang được hoạt động trên sông Chu. Trong đó, tại các xã Thiệu Duy, Thiệu Khánh có 2 mỏ. Trong số đó, 1 mỏ là của công ty TNHH Tuấn Minh và mỏ số 02 đoạn đoạn giáp ranh giữa xã Thiệu Hợp với xã Thiệu Duy, Thiệu Tân là của phía công ty TNHH Thanh Tâm.
Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp Quản Trọng Liên trao đổi với PV
Do trữ lượng cát không còn nhiều, theo người dân, quá trình hoạt động của các mỏ cát này thường xuyên khai thác không đúng phạm vi của mình. Nhất là các bãi bồi và sát chân đê, điều này đã khiến người dân lo lắng vì đe dọa trực tiếp đến an toàn đê điều và gây hiện tượng xói lở trầm trọng diện tích đất nông nghiệp. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số lượng thuyền hút cát vi phạm trên toàn huyện mà phía UBND huyện Thiệu Hóa đã lập biên bản và xử lý là hơn 20 vụ.
Phó chủ tịch UBND xã Thiệu Hợp Quản Trọng Liên cho biết: "Toàn xã có hơn 7 ha đất màu nằm ở ngoại vi đê, tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, do tác động của dòng chảy và nạn khai thác cát trộm, diện tích đất nói trên đã bị sụt giảm đi khoảng gần 1ha. Tình trạng sạt lở, gây mất đất sản xuất khiến người dân rất bức xúc. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là việc họ cắm vòi vào hút cát ở sát chân đê. Nếu không có biện pháp mạnh để xử lý, tuyến đê xung yếu này bị xâm hại là điều khó tránh khỏi".
Người dân trực tiếp ra bãi bồi đấu tranh, phản đối cát tặc
Để hạn chế việc khai thác cát trái phép, chính quyền địa phương liên tục duy trì cắt cử lực lượng để bảo vệ, canh giữ. Đồng thời, phía UBND huyện Thiệu Hóa có chỉ đạo về cấp xã là giám sát các mỏ này không để tình trạng hút trộm cát xảy ra. Tuy nhiên lực lượng mỏng và không có phương tiện chuyên dụng nên khi có động là các đối tượng khai thác cát cho thuyền ra giữa dòng hoặc vào địa phận được cấp mỏ là lực lượng chức năng "bó tay".
Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa Nguyễn Văn Phúc cho hay: "Huyên Thiệu Hóa có tới 17 xã có sông nhưng huyện không thể làm thay các địa phương trong công tác quản lý, giám sát mà quan trọng là chính quyền cấp cơ sở phải có phương án tại chỗ để ngăn ngừa vấn đề này. Phía các ban ngành chức năng huyện Thiệu Hóa đã làm rất sát sao không nhân nhượng, nhưng để giải quyết được triệt để vấn đề thì hầu như là không thể".
Giải pháp mà phía UBND huyện Thiệu Hóa đưa ra trong thời gian tới để nhằm khắc phục vấn đề trên là tăng cường hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động của đội liên ngành. Hiện tại, đội liên ngành của huyện thành lập có 9 thành viên (trong đó, Trưởng phòng TNMT huyện làm tổ trưởng, 1 Phó công an huyện làm tổ phó, 1 phó phòng TNMT giữ nhiệm vụ tổ phó). Hiện tại, đội liên ngành đã được trang bị 2 cano, lúc nào cũng có 2 đồng chí trực 24/24h.
Bất kể một vấn đề gì dù gai góc đến đâu đều có cách giải quyết. Một khi người dân đoàn kết để đấu tranh, bảo vệ diện tích đất bãi bồi ven sông và có sự quyết liệt kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng thì sẽ không còn chô cho cát tặc lộng hành.
Thanh Phương
Theo congly
Nam thanh niên đăng tin sai sự thật về công an để câu like Lê Văn Sơn thừa nhận sau khi chứng kiến sự việc xảy ra đã không kiểm chứng nguồn thông tin mà vội vàng đăng tải lên mạng xã hội với mục đích câu like và thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đối tượng Lê Văn Sơn. Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, tối 23/7, trên địa bàn tiểu khu...