Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm
Mưa dồn dập cùng với việc hồ thủy lợi – thủy điện Cửa Đạt xả lũ đã khiến cho nhiều vùng ở phía hạ du bị ngập lụt, chia cắt. Huyện Thọ Xuân đã phải di dời dân trong đêm đến nơi an toàn.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn cộng với việc xả lũ của hồ Cửa Đạt nên mực nước trên các sông qua địa bàn huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) dâng lên rất nhanh. Có những vị trí ngập sâu đến 5 – 6m, một số nhà dân đã lút lên đến tận nóc nhà.
Hồ Cửa Đạt xả lũ khiến nhiều vùng hạ du ngập lụt
Theo ghi nhận của phóng viên, ngay trong tối ngày 11/10, chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức sơ tán dân ở nhiều xã ra khỏi vùng bị ngập sâu.
Tại xã Xuân Thiên có hơn 500 hộ dân của hai thôn Quảng Ích 1, 2 đã bị nước lũ nhấn chìm trong biển nước. Để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện Thọ Xuân đã tổ chức di dời người dân đến nơi an toàn trong đêm.
Nước tràn vào nhà dân tại Thọ Xuân
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết, mực nước trên sông đoạn qua địa bàn huyện đã lên trên báo động ba. Toàn hyện có khoảng gần 3.000 hộ dân bị ngập đã di dời.
Nhiều nơi nước ngập gần lên đến nóc nhà
Người dân ở các khu vực ngập sâu đã được di dời đến những điểm cao ráo hơn ở nội bộ Thôn, đến trường học, nội bộ xã, ở lại trên các nhà tầng, đồng thời di dời đến các địa phương khác…
Video đang HOT
Nước lũ lớn đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn huyện bị chia cắt, cô lập, do điều kiện nước lớn và trời tối nên công tác di dời dân gặp nhiều khó khăn.
Đến 23h cùng ngày, công tác di dời các hộ dân bị ngập đến nơi an toàn vẫn đang được triển khai.
Các hộ dân đã được di dời trước khi nước tràn về
Trước đó, mặc dù UBND huyện đã phát lệnh di dân, nhưng do nước chưa vào nhà nên hầu hết các hộ đều cố ở lại. Tuy nhiên, đến chiều tối và đêm ngày 11/10, mực nước dâng lên rất cao, tràn vào nhà buộc các hộ dân phải di dời trong đêm.
Theo những người dân địa phương, đây là trận lụt lịch sử thứ hai sau năm 1997. Nhiều người dân chủ quan khi cho rằng mưa lũ sẽ không dâng cao đến mức như thế.
Trong khi đó, do hồ Cửa Đạt xả lũ nên đã khiến nước dâng lên chóng mặt, người dân không kịp trở tay. Hiện tình hình mưa lũ trên địa bàn đang diễn biến rất phức tạp.
Nước lên rất nhanh khiến công tác sơ tán dân triển khai trong đêm
Người dân rời nhà đến nơi an toàn trong đêm
Nước ngập sâu đến nửa nhà khiến phụ nữ và trẻ em rất vất vả di chuyển
Công tác sơ tán dân triển khai gấp rút trong đêm
Diễn biến lũ lụt đang rất phức tạp ở Thanh Hóa
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Mực nước lũ trên sông Mã qua Thanh Hóa và sông Hoàng Long qua Ninh Bình có thể vượt giá trị lịch sử 30-40 năm trước. Mực nước lũ trên sông Hoàng Long sẽ vượt báo động 3 là 1,2m – tương đương với đỉnh lũ lịch sử năm 1985. Mực nước lũ tại sông Mã trên báo động 3 là 1m – tương đương lũ lịch sử năm 1980.
Đặc biệt, cả 3 sông Bưởi (qua huyện Thạch Hãn), sông Mã (qua huyện Yên Định và Thành phố Thanh Hoá) và sông Chu (qua huyện Thọ Xuân) đều sẽ vượt mức lũ báo động 3 từ 0,5-1m. Do đó, tình trạng ngập lụt sâu diện rộng sẽ tiếp diễn hầu khắp Thanh Hóa. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Ngoài ra, các huyện vùng núi của Thanh Hóa như: Mường Lát, Thạch Thành, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Yên Định, Thọ Xuân có nguy cơ sạt lở đất.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Quảng Nam yêu cầu thủy điện xả nước để đón lũ
Mùa mưa lũ sắp đến, nhưng các nhà máy thủy điện ở Quảng Nam vượt quy định hàng trăm triệu mét khối nước.
Sáng 24.8, tại cuộc họp phòng chống thiên tai năm 2017, ông Trương Xuân Tý, Chi cục trưởng Thủy lợi Quảng Nam cho biết, bốn nhà máy thủy điện có mực nước rất cao so với quy định.
Mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 hiện là 159m, vượt mức cho phép 19m, tương đương 242 triệu mét khối nước. Thủy điện A Vương mực nước lòng hồ 372m, trong khi quy định trước mùa mưa lũ là 340m, vượt 200 triệu mét khối.
Thủy điện Sông Tranh 2 phải xả 242 triệu mét khối nước để đảm bảo dung tích đón lũ. Ảnh: Đắc Thành.
Thủy điện Đăk Mi 4, mực nước cao hơn ngưỡng cho phép tối thiểu sáu mét, lượng nước buộc phải xả 50 triệu mét khối. Hồ thủy điện Sông Bung 4 mực nước cao hơn ngưỡng cho phép một mét, sẽ phải xả 11 triệu mét khối.
"Đề nghị các chủ đầu tư có kế hoạch điều tiết nước trong lòng hồ trước mùa mưa lũ năm nay nhằm tăng dung tích cắt lũ" - ông Tý nói.
Ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch Quảng Nam đánh giá, mực nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 và A Vương rất cao. "Chủ đầu tư cần xả tối đa để đón lũ sớm. Nước hồ phải đảm bảo gần mực nước quy định" - ông Thanh đề nghị và yêu cầu trong quá trình xả phải đảm bảo không ảnh hướng đến vùng sản xuất của hạ du.
Lý giải hiện tượng hồ đầy nước, ông Nguyễn Văn Lân, Phó giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 cho rằng, năm nay mưa nhiều, nước đổ về lòng hồ lớn. "Hiện hai tổ máy phát điện với lượng nước 225 mét khối trên giây, hoạt động hết ông suất thì mực nước trong lòng hồ sẽ đúng với quy định để đón lũ" - ông Lân khẳng định.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các huyện nêu ý kiến việc người dân chưa tiếp cận nhanh chóng thông tin về lũ lụt, nhất là thủy điện xả lũ xuống hạ du. Do đó, cần có kênh thông báo nhanh chóng đến bà con để phòng chống.
Trước đề xuất này, tỉnh Quảng Nam thống nhất phương án áp dụng tin nhắn cảnh báo lũ; thủy điện xả lũ đến các số thuê bao nằm trong vùng bị ảnh hưởng.
Vào mùa mưa, các nhà máy thủy điện xả lũ đã gây lụt cho hạ du. Ảnh: Đắc Thành.
Tỉnh Quảng Nam có 42 dự án thủy điện bậc thang trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, trong đó 10 dự án lớn do Bộ Công Thương phê duyệt với tổng công suất 1.156 MW; điện lượng bình quân mỗi năm 4.444 triệu kWh. Đến nay bảy công trình đã phát điện tổng công suất 895MW và ba công trình đang xây dựng.
Ngoài ra, tỉnh có 32 dự án thủy điện nhỏ và vừa, tổng công suất trên 450 MW; điện lượng bình quân mỗi năm 1.755 triệu kWh. Hiện 11 công trình đã phát điện với công suất thiết kế 140 MW; 4 công trình đang đầu tư xây dựng với công suất trên 147 MW và 14 dự án triển khai trong năm 2017 với công suất khoảng 141 MW.
Theo Đắc Thành (VnExpress)
Thủy điện xả lũ gây chết cá: Địa phương sẽ hỗ trợ cho dân Công ty Thủy điện Hòa Bình sau khi mở cửa xả lũ đã làm cá nuôi lồng của các hộ dân ở hạ lưu đập Thủy điện sông Đà bị chết hàng loạt. Cấp xã và huyện đều khẳng định đây là vấn đề thiên tai nên khó nói đến chuyện đền bù, song địa phương sẽ có chính sách hỗ trợ cho...