Thanh Hoá: Lãnh đạo Sầm Sơn quy chụp báo chí đưa tin không chuẩn xác
Báo chí đã thông tin theo nội dung văn bản của UBND thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhưng chính Sầm Sơn lại cho rằng, báo chí đưa tin không chuẩn xác.
Đổ bừa cho báo chí
Những ngày qua, nhiều cơ quan báo chí và dư luận tỏ ra không bằng lòng với việc UBND Thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) có văn bản gửi các cơ quan báo chí, trong đó có khẳng định “một số cơ quan báo chí đưa tin không chuẩn xác” về nội dung Sầm Sơn giải quyết vấn đề bến neo đậu thuyền, bè cho ngư dân.
Như VOV.VN đã thông tin về sự kiện hàng nghìn lượt ngư dân Sầm Sơn kéo nhau lên UBND tỉnh Thanh Hóa khiếu kiện những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3 vừa qua. Sau đó, chính Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa – Trịnh Văn Chiến đã phải đối thoại trực tiếp với ngư dân, nhận trách nhiệm về mình và quyết định vẫn giữ các bến neo đậu thuyền, bè cho ngư dân.
Ngư dân Sầm Sơn sau nhiều sóng gió phần nào đã yên tâm bám biển
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch thị xã Sầm Sơn, ông Lê Ngọc Chiến ngày 15/3 có họp với các ngư dân, các chủ bến thuyền để sắp xếp, quy hoạch, xây dựng bến sao cho phù hợp. Đến ngày 16/3, UBND thị xã Sầm Sơn có thông báo số 521 về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch thị xã.
Trong thông báo nêu để lại 3 bến neo đậu thuyền, mủng cho ngư dân. Cụ thể: Bến thuyền số 1, khu vực Đền Độc Cước thuộc phường Trường Sơn. Phạm vi, ranh giới xây dựng, phía Nam giáp Quảng trường tâm linh, phía Bắc là hàng cọc tiêu của bến cũ (thẳng cổng khách sạn Chăm Pa), phía Tây giáp tường chắn cát của Tập đoàn FLC, phía Đông giáp biển. Với quy mô xây dựng 2 nhà bến, các trụ tời và dải phân cách bến thuyền.
Bến số 2 thuộc địa bàn phường Trung Sơn, có chiều dài bến 300m bắt đầu từ phía Nam đường Hai Bà Trưng kéo dài về phía Nam, phía Tây giáp tường chắn cát của tập đoàn FLC, quy mô cũng 2 nhà bến, các trụ tời và dải phân cách.
Bến thuyền số 3 thuộc địa bàn xã Quảng Cư, có chiều dài 300m, bắt đầu từ phía Bắc quầy Bar-café số 13, kéo dài về phía Bắc. Phía Tây giáp tường chắn cát của Tập đoàn FLC, phía Đông giáp biển.
Video đang HOT
Thống báo số 521 ngày 16/3 của UBND Thị xã Sầm Sơn
Phần nhiệm vụ cụ thể nêu rõ: Giao đồng chí Phạm Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thị xã trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các bến thuyền đảm bảo đúng qui hoạch, tiến độ, thời gian. Phòng Quản lý đô thị chủ trì, phối hợp với phòng Tài chính – kế hoạch hoàn chỉnh thiết kế vẽ thi công và thẩm định dự toán xây dựng; thời gian hoàn thành xong trước ngày 20/3/2016. Ban quản lý dự án xây dựng công trình, quản lý đầu tư xây dựng các bến thuyền, triển khai đầu tư xây dựng nhà bến và các hạng mục liên quan xong trước ngày 1/4/2016.
Trong thông báo 521 trên được ký bởi ông Trần Phan Vũ – Phó Chánh văn phòng UBND Thị xã Sầm Sơn, qua thừa lệnh của Chủ tịch Thị xã và ký thay Chánh văn phòng.
Khi thông báo còn chưa dáo mực thì ngày 18/3, UBND Thị xã Sầm Sơn có văn bản số 551/TB-UBND về việc “báo cáo nội dung qui hoạch xây dựng bến thuyền trên khuôn viên bãi biển Sầm Sơn”, do chính ông Lê Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND Thị xã ký, và văn bản này được gửi cho các cơ quan Báo chí.
Điều lạ là văn bản này không hiểu vô tình hay cố ý, UBND Thị xã Sầm Sơn đã quy chụp cho các cơ quan báo chí là đưa thông tin không chuẩn xác. Ngay khi vào đầu văn bản ghi: “Gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin, UBND Thị xã Sầm Sơn để lại 3 bến thuyền trên khu vực bãi tắm của bãi biển Sầm Sơn để cho ngư dân neo đậu thuyền, bè, mủng. Chúng tôi xin khẳng định rằng, đây là thông tin không chuẩn xác”.
Vậy câu hỏi các cơ quan báo chí đã đưa thông tin như thế nào là không chuẩn xác, khi chính thông báo số 521 của UBND Thị xã ghi rõ 3 bến thuyền, có ranh giới, diện tích, địa điểm rõ ràng.
Không có lời giải thích nào về sự việc từ lãnh đạo Sầm Sơn
Trong buổi họp báo thường kỳ quý I năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo Thị xã Sầm Sơn đã được mời tham dự để trả lời những vấn đề liên quan mà các cơ quan báo chí đang quan tâm.
Ngay vào đầu cuộc họp, đại diện nhiều cơ quan Báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đặt câu hỏi với lãnh đạo Thị xã Sầm Sơn. Tại sao Sầm Sơn khẳng định rằng các cơ quan báo chí đưa tin không chuẩn xác, trong khi nội dung đưa tin là theo chính nội dung của văn bản mà Sầm Sơn ban hành? Nếu các cơ quan báo chí đưa tin sai, Sầm Sơn phải chỉ rõ sai ở chỗ nào?…
Tất cả những câu hỏi của phóng viên được ông Phó chủ tịch UBND Thị xã Sầm Sơn Phạm Văn Tuấn trả lời, nhưng theo kiểu có trả lời chứ không hề có một lời nào đúng với ý các phóng viên hỏi. Sầm Sơn đã không đưa ra giải thích nào về việc nói báo chí đưa tin không chuẩn xác.
Khi các phóng viên “chất vấn” lại thì nhanh chóng được Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa chuyển sang nội dung khác như một cách “né tránh” cho Sầm Sơn. Kết thúc buổi họp, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Sở Thông tin & Truyền thông cũng đã nhắc đến việc sẽ báo cáo những nội dung báo chí hỏi cho các lãnh đạo, các ngành chức năng để có trả lời thỏa đáng.
Các cơ quan báo chí tiếp tục khẳng định rằng, báo chí dựa vào văn bản ngày 16/3 để đưa tin, do vậy, việc UBND Thị xã Sầm Sơn nói báo chí đưa tin không chuẩn xác là không có cơ sở. Nếu báo chí đưa tin sai thì phải đính chính hoặc có những bước xử lý theo quy định. Mặt khác, nếu Thị xã Sầm Sơn không có căn cứ, quy chụp cho báo chí đưa tin sai thì cũng phải có biện pháp xử lý rõ ràng./.
CTV Nguyễn Hải
Theo_VOV
Vụ thảm sát tại Bình Phước:Bị can lo sợ phải trả giá
Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, những ngày đầu bị can Tiến khủng hoảng bởi hình dung ra việc trả giá cho hành vi gây án.
Liên quan đến vụ án, đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc công an tỉnh Bình Phước, phó ban chuyên án, cho biết, hiện công an đang tiến hành các bước tố tụng theo quy định pháp luật.
Dự kiến thời gian tới, cơ quan công an sẽ cho 2 bị can Nguyễn Hải Dương (SN 1991, quê An Giang) và Vũ Văn Tiến (SN 1991, quê Bình Phước, cùng tạm trú huyện Hóc Môn, TP.HCM) làm thực nghiệm, dựng lại hiện trường vụ án...
Được biết cơ quan tố tụng tỉnh Bình Phước cũng đang tiến hành các thủ tục trưng cầu kết quả giám định tâm thần đối với 2 bị can Dương và Tiến.
Dự kiến sắp tới công an sẽ cho 2 bị can Dương và Tiến thực nghiệm hiện trường vụ giết 6 người.
Một nguồn tin nói rằng "đây là bước cần thiết, để hồ sơ tố tụng được đầy đủ, khách quan...".
Nguồn tin nói trên cũng tiết lộ, "quá trình bị bắt giữ, Dương và Tiến khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội. Cả hai tỏ ra ăn năn, hối hận. Trong đó bị can Tiến vào những ngày đầu bị bắt rất suy sụp, khủng hoảng, bởi hình dung ra việc trả giá cho hành vi gây án sẽ như thế nào? Nhưng đến nay, tâm lý của Tiến có phần nào ổn định trở lại.
Hiện công an Bình Phước giám sát chặt chẽ Dương và Tiến ở trại tạm giam vì lo ngại cả hai sẽ...quẫn trí, có hành động tiêu cực".
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Lê Vinh (em trai của nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) cho biết, gia đình ông đã thống nhất về việc xử lý quyền thừa kế cũng như tổ chức lại lao động, sản xuất ở xưởng gỗ của gia đình ông Lê Văn Mỹ sau khi sáu người trong gia đình này bị thảm sát vào ngày 7/7 vừa qua.
Sau khi bàn bạc, gia đình đã quyết định giao toàn bộ tài sản cho bé Na thừa kế, và bé Na được toàn quyền quyết định về tài sản của mình khi đến tuổi trưởng thành.Những người được thừa kế tài sản của gia đình ông Mỹ, bà Nga gồm cha ông Mỹ (mẹ ông Mỹ đã mất), cha mẹ bà Nga và bé Lê Gia Linh (thường gọi là bé Na), 18 tháng tuổi, con gái út của ông bà.
Nguồn tin tiết lộ, quá trình tạm giam Dương và Tiến đã suy sụp, khủng hoảng nhưng khai báo thành khẩn.
Ông Vinh cho biết, đại diện gia đình cũng đã đến Sở Tư pháp Bình Phước làm thủ tục pháp lý và chứng thực theo nguyện vọng của gia đình. Dù vẫn còn rất nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc thừa kế khối tài sản nhưng Sở Tư pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để gia đình thực hiện việc này theo đúng quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cho biết, sau khi gia đình phải hoàn tất thủ tục thừa kế theo quy định của pháp luật, cơ quan sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Quốc Anh của gia đình ông Mỹ hoạt động trở lại.
Thảm sát ở Bình Phước: Chiếc sim rác lên tiếng
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thảm sát Bình Phước: Bé Na thừa kế toàn bộ khối tài sản của gia đình Bé Na - con gái út của gia đình bị thảm sát dã man ở Bình Phước - đã được giao quyền thừa kế toàn bộ khối tài sản. Ông Nguyễn Lê Vinh (em của nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) cho biết gia đình ông đã thống nhất việc xử lý quyền thừa kế cũng như kế hoạch khôi phục lại...