Thanh Hóa, Khánh Hòa trên đường xuống hạng – biểu tượng thất truyền
Sau vòng 26 V.League diễn ra lúc 17h ngày 23/10, trong hai đội á quân Thanh Hóa và đương kim hạng ba Khánh Hòa, một CLB sẽ xuống hạng.
Trước thềm vòng 26 V.League 2019, đua trụ hạng V.League chỉ còn là cuộc chiến của hai đội bóng: Thanh Hóa và Khánh Hòa. Cả hai cùng có 25 điểm, lần lượt xếp hạng 13 và 14, kém đội đứng phía trên Hải Phòng 5 điểm trong khi mùa giải chỉ còn trận cuối cùng. Thanh Hóa và Khánh Hòa sẽ là hai đại diện của V.League xuống hạng và dự trận play-off mùa giải với á quân hạng Nhất 2019 (CLB Phố Hiến).
Trong trường hợp xấu nhất, cả Thanh Hóa và Khánh Hòa sẽ cùng xuống hạng. Đó thực sự là viễn cảnh u ám với người hâm mộ hai CLB này nói riêng và những người hoài cổ nói chung.
Trường hợp của Thanh Hóa gây bất ngờ hơn cả. Mùa trước, họ vẫn là á quân V.League và đã đua vô địch cùng CLB Hà Nội tới những vòng cuối cùng. Mùa trước, cũng chính họ là đại diện của Việt Nam tham dự vòng sơ loại AFC Champions League và AFC Cup. 5 mùa gần nhất, Thanh Hóa có mặt trong top 3 bốn lần.
Xứ Thanh từng là điểm đến trong mơ của nhiều cầu thủ, từng là đội tuyển Việt Nam thu nhỏ với dàn nội binh đẳng cấp gồm Nguyễn Trọng Hoàng, Bùi Tiến Dũng, Lê Văn Thắng, Trần Đình Đồng, Đinh Tiến Thành cùng các ngoại binh giỏi như Pape Omar, Van Bakel. Họ từng là CLB chịu chi nhất V.League, được dẫn dắt bởi HLV huyền thoại Ljubo Petrovic.
CLB Thanh Hóa là hình ảnh điển hình của những hiện tượng trong lịch sử V.League. Dưới sự đầu tư mạnh tay, chỉ sau một thời gian ngắn, đội bóng xứ Thanh đã bứt lên mạnh mẽ, gia nhập cuộc đua vô địch và dường như có thể làm được những điều vĩ đại hơn nữa.
Khi nhà tài trợ rút khỏi CLB hồi năm ngoái, Thanh Hóa lập tức sụp đổ. Làn sóng ngôi sao trốn chạy khỏi Thanh Hóa hồi đầu mùa có cả Tiến Dũng, Trọng Hoàng, Omar. Cuộc hồi sinh ngắn ngủi của Thanh Hóa hồi giữa mùa bị chặn đứng cùng quyết định chia tay của HLV Nguyễn Đức Thắng.
Video đang HOT
HLV từng vô địch châu Âu Ljubo Petrovic cùng Thanh Hóa về nhì ở mùa giải 2017. Ảnh: Minh Chiến.
8 vòng gần nhất tại V.League, Thanh Hóa thua cả 8. Tính cả trận hòa với TP.HCM hồi tháng 7, Thanh Hóa đã trải qua 10 trận không thắng. Trước Bình Dương rất mạnh, lại đang cạnh tranh HCĐ, không có nhiều cơ hội cho Thanh Hóa.
Ngược lại với Thanh Hóa, bi kịch của Khánh Hòa để lại nỗi đau cho người hâm mộ theo một cách khác. Không có nguồn tài chính mạnh, Khánh Hòa đã một mình tiến lên theo con đường không giống ai.
Khánh Hòa tự lực đi lên bằng nguồn cầu thủ địa phương. Không sợ bất cứ CLB nào, Khánh Hòa với những nguồn lực hạn chế vẫn để lại nhiều điểm nhấn đặc biệt với đỉnh cao là tấm HCĐ mùa trước.
Sự nỗ lực của Khánh Hòa còn thể hiện ở phát biểu của HLV Võ Đình Tân hồi giữa mùa. “Ở V.League, chỉ mình Khánh Hòa làm được. Kể cả thiếu hay thừa điểm, chúng tôi vẫn đá hết mình và không xin bất cứ một ai”.
Nhiều người cho rằng phát biểu ấy của ông Tân đã động chạm tới nhiều thế lực và là nguyên nhân khiến đội bóng này khó khăn trong cuộc chiến trụ hạng. Chính trong nghịch cảnh, Khánh Hòa đang khiến tất cả phải nghiêng mình.
Ba vòng gần nhất, đội bóng này bất bại, giành 5 điểm trong đó có thắng lợi 3-0 trước Nam Định. Tính xa hơn, Khánh Hòa đã có 3 chiến thắng trong 7 trận gần nhất. Sự quật cường ấy giúp họ hồi sinh mạnh mẽ và giờ ngang điểm với Thanh Hóa trước ngày phán xét.
Khánh Hòa ăn mừng cùng HLV Võ Đình Tân khi về thứ ba ở mùa giải 2018. Ảnh: Minh Chiến.
Cuộc đua song mã Khánh Hòa, Thanh Hóa cũng là tâm điểm của vòng đấu cuối V.League, vốn đã sớm được định đoạt sau khi CLB Hà Nội và TP.HCM giành 2 vị trí cao nhất.
Trước Thanh Hóa và Khánh Hòa, 5 năm trở lại đây đã chứng kiến sự biến mất của hàng loạt tên tuổi lừng lẫy tại V.League. Đồng Tháp, địa phương đào tạo trẻ nổi tiếng nhất miền Tây, xuống hạng ở mùa giải 2016, Long An, CLB cũ của Henrique Calisto, xuống hạng sau đó một năm. Ở cấp độ thấp hơn họ, An Giang, Đồng Nai hay Cần Thơ cũng chịu chung số phận.
Ở chiều ngược lại, V.League 2019 ghi nhận sự xuất hiện của nhiều đội bóng mới. Tất cả chỉ xuất hiện ở hạng đấu cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Họ là Quảng Ninh, TP.HCM, Viettel và Nam Định. Trường hợp cá biệt như CLB Sài Gòn chỉ vừa ra đời sau khi đổi tên từ đội trẻ Hà Nội ở mùa 2016.
Dù kết quả loạt trận chiều nay có thế nào, V.League chắc chắn sẽ chia tay một biểu tượng nữa.
Theo Zing
Ra sân tại AFC Cup, Bùi Tiến Dũng có kịp cải thiện phong độ trước SEA Games?
Chấn thương của thủ môn Văn Công giúp thủ thành Bùi Tiến Dũng có suất chính thức ở trận CLB Hà Nội làm khách trước April 25 tại Bình Nhưỡng, trong khuôn khổ AFC Cup. Điều này có thể giúp cho Tiến Dũng cải thiện phần nào phong độ. Nhưng vấn đề của Tiến Dũng là phong độ hay năng lực?
Bùi Tiến Dũng được thi đấu trọn vẹn 90 phút, và giữ sạch lưới trước April 25, ở trận lượt về chung kết liên khu vực AFC Cup, diễn ra chiều 2/10, tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên).
Không thấy thông tin Bùi Tiến Dũng có mắc lỗi hay không trong trận đấu nói trên? Nhưng tất cả chỉ dừng ở mức được tường thuật lại, chứ người hâm mộ trong nước không được xem trận đấu này qua truyền hình, nên không thể kiểm chứng phong độ của thủ môn Bùi Tiến Dũng ra sao?
Phong độ đấy, có tốt hơn những gì mà anh từng thể hiện trong trận lượt đi, với chính April 25 ở sân Hàng Đẫy cách nay khoảng 1 tuần - trận đấu là nguyên nhân khiến CLB Hà Nội dang dở giấc mơ vô địch AFC Cup, hay không?
Thủ môn Bùi Tiến Dũng chưa bao giờ chơi hay ở sân chơi chuyên nghiệp xuất phát từ phong độ hay năng lực?
Vả lại, vấn đề của thủ môn Bùi Tiến Dũng còn lớn hơn chuyện phong độ, rằng thủ thành này chưa bao giờ chơi hay trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp, từ sau khi toả sáng ở đội U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á năm 2018, là do xuất phát từ phong độ hay từ năng lực?
Với một thủ môn có năng lực, chỉ cần cải thiện được phong độ, thủ môn đấy sẽ xuất sắc. Ngược lại, với một thủ môn chỉ ở tầm mức trung bình, cho dù phong độ có được cải thiện, thì thủ thành đấy vẫn chỉ... trung bình.
Chuyện của Bùi Tiến Dũng nằm ở chỗ đó. Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, anh chưa bao giờ chứng minh được rằng mình có nét gì có thể hay hơn, hoặc sánh ngang đàn anh Đặng Văn Lâm, cho dù là sánh ngang Đặng Văn Lâm trong tương lai gần, chứ chưa nói đến hiện tại.
Ở cấp độ CLB, không thể nói Bùi Tiến Dũng không được tạo điều kiện, trước đây là ở CLB Thanh Hoá, giờ là ở CLB Hà Nội, nhưng vẫn chưa bao giờ lấy nổi chỗ chính thức ở các đội bóng này.
Và một khi thủ môn Bùi Tiến Dũng không tạo được sự chắc chắn trong khung gỗ, một khi anh không tạo được sự yên tâm nơi các HLV, những HLV của Bùi Tiến Dũng ở từng CLB chọn người khác giữ suất chính thức cũng là đương nhiên, vì vị trí thủ môn quá quan trọng, không có chỗ cho sự mạo hiểm, không có chỗ cho sự rủi ro, và càng tránh việc... rút kinh nghiệm ở vị trí này càng tốt (vì "rút kinh nghiệm" cũng có nghĩa là có sai lầm, có nghĩa là đã phải trả giá vì sai lầm).
Ngay cả khi thủ môn Bùi Tiến Dũng không mắc lỗi nặng trong trận đấu với April 25 (theo như tường thuật), ngay cả khi thủ thành này đã cải thiện được phong độ, thì cũng không có nghĩa rằng anh xuất sắc, chí ít là xuất sắc ngang với tầm mức mà một thủ môn thường xuyên khoác áo các đội tuyển quốc gia phải có, vì được gọi vào đội tuyển, về lý thuyết, phải hơn những cầu thủ trung bình của cả nền bóng đá rồi!
Như đã đề cập, ở những tình huống mà hầu hết mọi thủ môn khác có thể cản phá, Bùi Tiến Dũng cũng sẽ cản phá được. Tuy nhiên, với những pha bóng ngỡ như đã thua chắc rồi, cần đến phản xạ xuất thần, kiểu như Đặng Văn Lâm hay Nguyễn Tuấn Mạnh (Khánh Hoà) vẫn hay cứu thua, Bùi Tiến Dũng cũng... chào thua, như hầu hết các thủ môn bình thường khác!
Theo Kim Điền (Dantri)
CLB Hà Nội gặp khó ở giải đấu rắc rối nhất thế giới AFC Cup được coi là giải đấu có thể thức thi đấu rắc rối hàng đầu trên thế giới và CLB Hà Nội muốn vô địch phải vượt qua hành trình cực kỳ khốc liệt. Từ năm 2017, Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) quyết định chia bảng AFC Cup theo khu vực địa lý (Tây Á, Trung Á, Nam Á, Đông...