Thanh Hóa: Hơn 170.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2021
Chiều 17/12, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2021 tiếp tục là năm ghi nhận những tác động bất lợi, tiêu cực của dịch Covid-19. Do đó, cán bộ, hội viên nông dân tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống Covid-19, vừa khắc phục khó khăn, duy trì lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Trong công tác tuyên truyền, Hội đã có sự đổi mới sáng tạo, tuyên truyền bằng trực tuyến, trực quan, mô hình, việc làm cụ thể, kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, hoạt động công tác Hội.
Các hội viên Hội Nông dân đã tích cực tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026; nghiêm túc, tiên phong, gương mẫu trong thực hiện các quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Các hoạt động hỗ trợ nông dân tiếp tục được quan tâm theo hướng thiết thực, hiệu quả. Các cấp hội đẩy mạnh tín chấp và nhận ủy thác với các ngân hàng, xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân, cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
Hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân tiếp tục được quan tâm, đổi mới; chủ động, tích cực tuyên truyền và triển khai chuyển đổi số trong nông nghiệp. Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng NTM và vai trò đại diện của Hội trong việc chăm lo cải thiện đời sống; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên tiếp tục được phát huy.
Video đang HOT
Ông Lại Thế Nguyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hoài Thu
Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, động viên, hướng dẫn hội viên, nông dân thi đua phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng NTM, trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Trong năm 2021, các cấp hội trong tỉnh đã vận động tương trợ giúp nhau về tiền của, lương thực, thực phẩm, hàng hoá, cây, con giống và giúp gần 1.400 lượt hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn.
Nhân tố quan trọng trong xây dựng NTM, phát triển OCOP
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành 12/13 chỉ tiêu Trung ương Hội giao, đặc biệt có 2 chỉ tiêu: Xây dựng tổ hợp tác và HTX và Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu vượt mức kế hoạch trên 800%.
Hưởng ứng Lời kêu gọi của Trung ương Hội, của tỉnh cán bộ, hội viên, nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tham gia ủng hộ Quỹ phòng chống Covid-19, ủng hộ nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng chống dịch Covid-19 được trên 1.000 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm trị giá hơn 9 tỷ đồng.
Ông Trần Bình Quân – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Hoài Thu
Hội đã phối hợp với HND tỉnh Hà Giang, Sóc Trăng, Bắc giang, Sơn La tiêu thụ 71 tấn nông sản giúp nông dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các cấp hội cũng hỗ trợ tiêu thụ nhiều loại sản phẩm nông sản trên địa bàn.
Trong năm 2021, đã có 170.558 hộ đạt tiêu chuẩn Hộ sản xuất, kinh doanh giỏi 4 cấp. Từ phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã xuất hiện hàng trăm mô hình kinh tế có hiệu quả góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.
Toàn tỉnh có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng tổng số đơn vị đạt chuẩn NTM là 11 huyện, 336 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã. Có thêm 101 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được đánh giá xếp hạng.
Ngoài ra, các cấp hội đã xây dựng những mô hình điểm của nông dân về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường phù hợp với vùng miền để tuyên truyền nhân rộng. Xây dựng mô hình tổ tự quản nông dân thu gom, phân loại xử lý chất thải, rác thải trong sản xuất nông nghiệp và rác thải sinh hoạt nông thôn…
Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác hội và phong trào nông dân. Ảnh: Hoài Thu
Phát biểu tại hội nghị, ông Lại Thế Nguyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa ghi nhận, biểu dương những kết quả và đóng góp của các cấp Hội Nông dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đồng thời nêu những vấn đề, nhiệm vụ đặt ra cho các cấp hội trong thời gian tới như vấn đề tích tụ đất nông nghiệp, đẩy mạnh liên kết với với các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, thay đổi tư duy trong làm nông nghiệp…
Cũng tại hội nghị, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tặng danh hiệu thi đua cho 32 tập thể đạt danh hiệu tiên tiến và 14 tập thể đạt đơn vị xuất sắc; tặng nhiều bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác hội và phong trào nông dân.
Thanh Hóa tạo điều kiện cho lao động trở về từ vùng dịch vay vốn, phát triển sản xuất
Thực hiện phương án 198/PA-UBND về việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch bị mất việc làm, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương rà soát, ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi để giải quyết việc làm cho các đối tượng nêu trên.
Theo đó, Thanh Hóa có 1.705 lao động có nhu cầu vay vốn với số tiền 136 tỷ đồng, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã giải ngân hơn 4 tỷ đồng, giải quyết nhu cầu vay vốn cho 59 lao động trở về từ vùng dịch.
Được vay 70 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, anh Đỗ Văn Hải, xã Quảng Nham, Quảng Xương quyết định đầu tư mở cơ sở sản xuất nước mắm sau khi trở về từ Đài Loan do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Xa quê hơn 10 năm vào Bình Dương lập nghiệp, đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát đã khiến anh Vi Văn Định, thôn Chôi Trờn, xã Bãi Trành, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) mất việc làm nhiều tháng liền. Không còn tài chính để bám trụ lại nơi đất khách quê người, anh Định trở về quê hương với hai bàn tay trắng.
Hoàn thành thời gian cách ly tại địa phương, anh Định gặp không ít khó khăn do chưa tìm được việc làm mới. Trong lúc đang loay hoay giữa đi và ở lại quê hương lập nghiệp, anh được chính quyền địa phương tuyên truyền về chính sách cho người lao động trở về từ vùng dịch được tạo điều kiện vay vốn với mức lãi thấp. Nhận thấy điều kiện gia đình phù hợp để chăn nuôi, anh quyết định làm hồ sơ vay 100 triệu đồng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Như Xuân để phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả.
"Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, tôi đã được giải ngân nguồn vốn trong 1 tuần. Có tiền đầu tư, tôi quyết định mua bò sinh sản và trồng cây ăn quả. Đây thực sự là chính sách rất nhân văn của Đảng, Nhà nước, là "phao cứu sinh" giúp cho những lao động gặp khó ở vùng dịch trở về địa phương có điều kiện phát triển kinh tế..." Anh Vi Văn Định chia sẻ.
Ông Phùng Bá Hồng, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Xuân, Thanh Hóa cho biết, người lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch bị mất việc làm sẽ được vay vốn để giải quyết việc làm với mức với mức tối đa 100 triệu đồng/lao động, không phải thế chấp tài sản. Đây là phương án rất khả thi, góp phần tạo điều kiện cho lao động vùng dịch trở về địa phương có sinh kế phát triển kinh tế, không ai bị bỏ lại phía sau.
Chọn đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc), anh Đỗ Văn Hải cũng có được nguồn thu nhập ổn định, tuy nhiên 2 năm trở lại đây, dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới khiến anh buộc phải trở về nước. Tháng 6/2021 anh trở về nước với ý định đầu tư mở xưởng sản xuất nước mắm, tuy nhiên số tiền tích góp lâu nay không đủ. Được biết tỉnh có phương án cho lao động trở về từ vùng dịch vay vốn với lãi suất ưu đãi, anh đã làm hồ sơ và đã được giải ngân số tiền 70 triệu đồng. Được sự tạo điều kiện của Nhà nước cộng với số tiền vay mượn từ anh em, bạn bè, anh Hải đã mở một xưởng nhỏ thu mua cá và trực tiếp sản xuất nước mắm. Hiện cơ sở đã đi vào hoạt động và tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương.
"Nếu làm ăn thuận lợi, thời gian tới, tôi sẽ mở rộng cơ sở sản xuất để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương. Sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh đã tiếp sức cho người lao động chúng tôi có động lực ở lại quê hương lập thân, lập nghiệp, ổn định cuộc sống", anh Hải cho biết thêm.
Để triển khai hiệu quả phương án 198 của UBND tỉnh, giúp lao động ổn định việc làm và đời sống tại địa phương, Ngân hàng chính sách xã hội Thanh Hóa đã phối hợp với ngành lao động thương binh và xã hội; các xã, thị trấn rà soát, lập danh sách nhu cầu vay vốn của các lao động trở về từ vùng dịch bị mất việc làm để tham mưu cấp trên cân đối, bố trí nguồn vốn giải quyết cho vay kịp thời; cử cán bộ hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay để người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Hiện Ngân hàng chính sách xã hội đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân biết, tiếp cận nguồn vốn vay, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, Ngân hàng Chính sách xã hội Thanh Hóa đang tập trung chỉ đạo các phòng giao dịch cấp huyện rà soát, lập danh sách nhu cầu vay vốn của các lao động trở về từ vùng dịch để trình Trung ương bổ sung nguồn vốn, đồng thời cân đối thu nợ trong toàn tỉnh để ưu tiên giải ngân vốn. Ngành đã tham mưu cho tỉnh, UBND cấp huyện cân đối, bổ sung thêm nguồn ngân sách đảm bảo có đủ vốn giải ngân, đáp ứng các chương trình tín dụng an sinh xã hội; cử cán bộ hướng dẫn về quy trình, thủ tục cho vay để người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn....
Sáng 20/10, nhiều tỉnh phía Bắc có số F0 tăng cao Phú Thọ, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An là các địa phương ghi nhận nhiều ca mắc mới. Các ổ dịch tại Phú Thọ chưa xác định được nguồn lây. Phú Thọ: Thêm 26 ca dương tính Tối 19/10, theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, trong ngày địa phương này đã ghi nhận 26 ca dương tính mới. Trong...