Thanh Hóa: Hơn 1.000 ca bệnh tay chân miệng trong 3 tháng
Tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thanh Hóa vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, theo cơ quan y tế địa phương cho biết diễn biến của dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Hiện dịch bệnh chân tay miệng đã xuất hiện tại 25/27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tính từ tháng 6/2011 đến thời điểm này, tại Thanh Hóa đã ghi nhận hơn 1.160 ca bệnh tay chân miệng, 2 ca tử vong (đều ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa). Hiện số ca mắc bệnh nhiều nhất là tại huyện Triệu Sơn với 223 ca, tiếp đến là thành phố Thanh Hóa 122 ca, huyện Quảng Xương 106 ca…
Tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa hiện đang tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca bệnh mỗi ngày. Tuy nhiên các bệnh nhân mắc bệnh chủ yếu ở thể nhẹ, sau khi được tư vấn và điều trị, hầu hết các bệnh nhân xuất viện trong ngày.
Ông Lê Hữu Uyển, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Thanh Hóa đánh giá: “Tình hình dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Ngành y tế cũng đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống không để dịch bệnh lây lan và phát triển mạnh. Các bệnh nhân mắc bệnh hầu hết ở độ 1″.
Video đang HOT
Tình hình bệnh tay chân miệng vẫn đang diễn biến phức tạp
Trước tình hình trên, ngày 26/8, Sở Y tế Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác phòng, chống dịch tay chân miệng và hướng dẫn các biện pháp chỉ đạo về giám sát, thống kê và báo cáo bệnh tay chân miệng năm 2011 cho cán bộ chuyên trách ở các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở y tế trên địa bàn.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tay chân miệng của Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng năm 2011. Theo đó các tháng cuối năm 2011 sẽ tiếp tục tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức làm cho nhân dân nhận thức rõ cách phòng, chống và nhận biết bệnh tay chân miệng để chủ động phòng ngừa.
Đặc biệt, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ đạo ngành y tế không để dịch lớn xảy ra, phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức bao vây và dập dịch ngay, không để dịch bệnh lây lan rộng và kéo dài.
Bên cạnh đó, ngành y tế cũng phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, thuốc men, trang thiết bị, sẵn sàng ứng phó một cách hiệu quả nếu xảy ra dịch chẩn đoán, tiên lượng điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh gây ra.
Theo Dân Trí
Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết lan nhanh ở miền Tây
Bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh miền Tây, trong đó Bạc Liêu có đến 4 trẻ thiệt mạng. Sốt xuất huyết cũng tăng nhanh ở Cà Mau.
Chiều 26/8, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa có thêm một trẻ ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) tử vong do bệnh tay chân miệng. Như vậy, từ đầu năm tỉnh này đã ghi nhận gần 500 trẻ nhiễm bệnh. Vài ngày trước bệnh này cũng đã cướp đi tính mạng 3 trẻ ở huyện Giá Rai, Đông Hải và Hòa Bình.
Tại Đồng Tháp trung bình mỗi tuần ngành y tế phát hiện gần 200 ca nhiễm tay chân miệng. Toàn tỉnh từ đầu năm có khoảng 2.200 ca, tăng gần 7 lần so với năm ngoái.
Một trẻ em bị bệnh tay chân miệng. Ảnh: Thiên Phước
Trao đổi với VnExpress.net, bác sĩ Nguyễn Thanh Dân (Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau) cho biết, bệnh tay chân miệng cũng đang xuất hiện khắp nơi ở tỉnh cực Nam tổ quốc. Đến chiều 26/8 ngành y tế tỉnh Cà Mau ghi nhận có 902 ca, tăng hơn 9 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cao nhất là TP Cà Mau, huyện Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh... làm 3 trẻ thiệt mạng.
Không chỉ có bệnh tay chân miệng mà bệnh sốt xuất huyết cũng tăng mạnh tại tỉnh này với trên 4.250 ca, tăng trên 14 lần so với cùng kỳ năm trước làm thiệt mạng 3 bệnh nhi. Trong đó bệnh được phát hiện nhiều ở huyện Trần Văn Thời (955 ca), Đầm Dơi (669 ca), Cái Nước (549 ca)...
Theo VNE
Bệnh tay chân miệng lan rộng Đến thời điểm này, số trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng (TCM) trong cả nước đã lên đến 85 ca. Đáng lo ngại là bệnh đang xuất hiện và lan rộng ở hầu hết các tỉnh phía bắc. Thông tin trên được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết vào chiều ngày 25-8. Theo thống kê của...