Thanh Hóa: Hoàn thành di dân tránh bão xong trước 22h
Chiều 16/8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa mới ra Công điện khẩn, yêu cầu di dân các vùng bị ảnh hưởng đến nơi an toàn xong trước 22h.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác kiểm tra việc vận hành tại công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt.
Theo đó, tại Công điện khẩn số 12/CĐ-UBND Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố ven biển chỉ đạo kiểm tra, rà soát các hộ dân sinh sống ở khu vực gần mép nước, trong phạm vi cách bờ biển 200m, tổ chức di dời sơ tán ngay các hộ dân ở khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn. Chủ tịch UBND các huyện miền núi chủ động kiểm tra, rà soát các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn. Việc sơ tán dân khu vực ven biển và vùng núi phải thực hiện xong trước 22h ngày 16/8.
Thủy điện Cửa Đạt tiến hành xả lũ
Video đang HOT
Theo báo cáo nhanh từ Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh có 7.443 phương tiện nghề cá với 7.747 lao động đã đến nơi tránh trú an toàn. Đến 14h chiều 16/8 các địa phương ven biển đã thực hiện lệnh cấm biển và yêu cầu người dân tuyệt đối không ở lại trên các tàu thuyền, lồng bè và chòi canh nuôi trồng thủy sản.
Tại xã Bát Mọt, Yên Nhân (huyện Thường Xuân) đã tổ chức sơ tán 96 hộ, 325 nhân khẩu ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Theo số liệu thống kê, hiện tại tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa, trong đó 490 hồ đã đầy nước, 124 hồ không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ (9 hồ đã chỉ đạo không tích nước);… Trong số này chỉ có 4 hồ có cửa xả sâu, số hồ còn lại đa phần được xả tràn tự nhiên.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Sông Chu vận hành xả lũ các hồ chứa theo quy trình được duyệt. Riêng đối với hồ Cửa Đạt thực hiện việc xả lũ theo lưu lượng 1.200 lên 1.500 m3/s để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hồ chứa như Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đã chỉ đạo.
Cùng với hồ Cửa Đạt, Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn cũng đã ra thông báo Thủy điện Trung Sơn (huyện Quan Hóa) sẽ xả lũ trong 24 giờ tới với lưu lượng 1.500 – 2.000 m3/giây.
Thuyền bè của ngư dân được di chuyển lên bờ tránh bão
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã truwcj tiếp đi kiểm tra tình hình công tác phòng chống và ứng phó với bão số 4 tại Thanh Hóa.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cần tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó với bão số 4, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Tỉnh Thanh Hóa tập trung bảo đảm an toàn cho người dân, không để tàu thuyền hoạt động trên biển. Rà soát lại các phương án bảo đảm an toàn các công trình hồ đập, sơ tán người dân ở vùng có nguy sơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, không được chủ quan, lơ là. Tập trung bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là những hồ đập không an toàn để có biện pháp vận hành, điều tiết mực nước an toàn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương phối hợp với tỉnh Thanh Hóa thường xuyên chỉ đạo kịp thời không để xảy ra bất kỳ sự cố hồ đập nào. Chủ động thực hiện các phương án bảo đảm an toàn đê điều, bảo đảm an toàn trong sản xuất nông nghiệp và các công trình công nghiệp, hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, công trình phục vụ du lịch và các công trình công cộng, nhà ở của nhân dân. Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Công ty TNHH MTV Sông Chu bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, an toàn hồ đập và vùng hạ du.
MỘC MIÊN
Theo baodansinh
Hải Phòng: Đảm bảo an toàn cho gần 1.000 khách du lịch lưu trú
Hiện, trên huyện đảo Cát Hải của Hải Phòng còn gần 1.000 khách du lịch lưu trú, trong đó có khoảng 300 khách quốc tế.
Tại huyện đảo Cát Hải (thành phố Hải Phòng), hiện có gần 1.000 khách du lịch đang lưu trú, cùng nhiều ngư dân các địa phương đến tránh trú bão. Việc đảm bảo an toàn cho du khách, các ngư dân, cũng như người dân địa phương sinh sống tại các khu vực xung yếu, các chòi canh, ven biển được huyện đặc biệt quan tâm.
Bộ đội biên phòng và lãnh đạo huyện Cát Hải kiểm tra an toàn các tàu bè neo đậu tại cảng.
Đến thời điểm này, huyện Cát Hải đã huy động gần 1.700 phương tiện tàu thuyền với 5.000 lao động vào nơi tránh trú an toàn; sắp xếp neo đậu tại chỗ hơn 400 bè nuôi trồng thủy sản và dịch vụ, di dời gần 30 bè nuôi thủy sản kết hợp dịch vụ du lịch tại vịnh Cát Bà vào nơi tránh trú bão. Toàn bộ các ngư dân trên các chòi canh cũng đã được sơ tán. Huyện Cát Hải cũng đã bố trí, sắp xếp nơi ăn nghỉ cho ngư dân các địa phương khác hoạt động tàu thuyền trong khu vực vịnh Bến Bèo, vịnh Cát Bà về tránh trú.
Hiện, trên huyện đảo còn gần 1.000 khách du lịch lưu trú, trong đó có khoảng 300 khách quốc tế. Thực hiện chỉ đạo của Sở Giao thông Vận tải, các tuyến vận tải Cát Bà - Cái Viềng - Hải Phòng, tuyến phà Cái Viềng - Bến Gót đã ngừng hoạt hoạt động từ 12 giờ trưa 16/8. Số khách du lịch này sẽ lưu trú tại huyện đén sau khi bão số 4 tan.
Ông Phạm Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cát Hải cho biết: "Hiện nay, huyện đang chỉ đạo các xã tổ chức canh trực, rà soát lại các phương án, sơ tán các hộ ở vùng xung yếu về các điểm cao hơn về nơi an toàn. Khách du lịch nước ngoài ở các khu resort, khu Lâm Cát hay Cát Ông. Huyện yêu cầu khách du lịch về hết các khách sạn trên đảo, không ai ở dưới đó. Ở khách sạn thì yên tâm, đầy đủ hết các thứ"./.
Theo Thanh Nga/VOV-Đông Bắc
Cập nhật khẩn cấp tin bão số 4 lúc 17h ngày 16.8: Chỉ còn cách Nam Định 130km Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia ghi nhận vào hồi 16h tâm bão số 4 chỉ còn cách Nam Định 130km, cách Thanh Hóa 170km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Diễn biến bão số 4 Theo tin phát lúc 17h từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn...