Thanh Hóa: Hiệu trưởng để xảy ra lạm thu vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ?
Theo phản ánh của giáo viên, tại Trường Tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hóa xảy ra tình trạng lạm thu, mất đoàn kết nội bộ nhưng hiệu trưởng vẫn được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Thanh Hóa cho rằng, trong năm học 2017 – 2018, nhà trường đạt được nhiều thành tích cao. Tuy nhiên, hiệu trưởng cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo công tác thu, chi trong nhà trường.
Việc đánh giá, phân loại không khách quan tại Trường Tiểu học Điện Biên 2 khiến giáo viên có đơn kiến nghị kéo dài.
Trước đó, như báo Dân trí đã phản ánh, năm học 2017 – 2018, tại Trường Tiểu học Điện Biên 2, ngoài nghi vấn “bớt xén” suất ăn của học sinh, phụ huynh còn tố nhà trường thu nhiều khoản vô lý.
Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã có kết luận kiểm tra, trong đó chỉ ra nhà trường chi sai mục đích nguồn thu, chi mua bàn ghế cho học sinh bán trú; ngoài chi trả công cho người dọn vệ sinh trường lớp, còn chi phí vệ sinh môi trường, vật liệu, nước uống và chi cho cán bộ giáo viên nhà trường dọn vệ sinh các ngày khai giảng, ngày lễ là không đúng.
Đồng thời, nhà trường đưa ra mức thu cao, ngoài chi bảo trì máy tính, đã chi sai mục đích trong việc mua máy tính; hợp đồng với trung tâm tổ chức dạy học kỹ năng sống và tiếng Anh trong giờ học chính khóa.
Ngoài ra, thu sai quy định tiền xã hội hóa giáo dục, chi quỹ hội cha mẹ học sinh sai mục đích; tổ chức thu tiền vận động phụ huynh học sinh học trái tuyến là sai quy định…
Video đang HOT
Trong khi đó, để chấn chỉnh vấn đề lạm thu, gây bức xúc trong nhân dân, hàng năm, Sở GD&ĐT Thanh Hóa đều có hướng dẫn các khoản thu chi ngoài ngân sách và chấn chỉnh tình trạng lạm thu đã được ban hành. Trong đó, yêu cầu xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm.
Tuy nhiên, với hàng loạt những vi phạm trong vấn đề thu chi đã được chỉ ra tại Trường Tiểu học Điện Biên 2, nhưng người đứng đầu đơn vị này vẫn không bị xử lý kỷ luật. Việc xử lý người đứng đầu để xảy ra lạm thu chưa thực sự nghiêm theo quy định.
Tại biên bản kiểm tra, giải quyết phản ánh của báo chí, mạng xã hội về công tác bán trú và việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với viên chức quản lý giáo dục tại Trường Tiểu học Điện Biên 2 kết luận: Bà Trần Thị Vân (Hiệu trưởng Trường tiểu học Điện Biên 2) là người đứng đầu nhưng chưa làm tốt công tác điều hành, để xảy ra sự không thống nhất trong nội bộ Chi ủy, Ban giám hiệu nhà trường và phản ánh của báo chí, mạng xã hội nhưng chưa tự giải quyết, xử lý để ổn định tình hình.
Hơn nữa, hiệu trưởng nhà trường còn bị cấp dưới kiến nghị về việc có dấu hiệu trù dập cá nhân khi cố tình đánh giá không khách quan, dân chủ, “vượt mặt” quy định của nhà nước.
Theo Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định: Trường hợp theo phân cấp quản lý cấp phó không do mình bổ nhiệm thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nhận xét bằng văn bản và đề nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình.
Trường để xảy ra lạm thu, mất đoàn kết nội bộ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuy nhiên, tại Trường tiểu học Điện Biên 2, hiệu trưởng lại trực tiếp ký đánh giá, phân loại đối với cấp phó không do mình bổ nhiệm.
Việc để xảy ra lạm thu, mất đoàn kết nội bộ nhưng bản thân hiệu trưởng Trường tiểu học Điện Biên 2 vẫn được phân loại hoàn thành tốt nhiệm vụ khiến giáo viên bức xúc có đơn thư kiến nghị.
Ông Tạ Hồng Lựu, Trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa cho rằng, do phòng đã đánh giá, phân loại trước khi giáo viên có ý kiến.
Việc đánh giá, phân loại không khách quan khiến giáo viên có đơn kiến nghị kéo dài đến nay chưa được giải quyết dứt điểm. Theo ông Tạ Hồng Lựu, hiện Phòng GD&ĐT đang làm dự thảo báo cáo UBND thành phố về những vấn đề nêu trên.
Trần Lê
Theo Dân trí
Thống nhất hoạt động tuyến Bến xe Nước Ngầm - phía Tây thành phố Thanh Hóa
Đây là nội dung chính tại Thông báo số 8605/SGTVT-QLVT do Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành.
Theo đó, sau khi thống nhất biểu đồ hoạt động tuyến Bến xe Nước Ngầm - bến xe phía Tây thành phố Thanh Hóa, đơn vị quản lý sẽ có trách tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị vận tải đăng ký khai thác ...
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, liên quan đến tuyến này ngày 23/9/2019 Sở đã có văn bản số 8085/SGTVT-QLVT về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1725/QĐ-BGTVT ngày 19/9/2019 của Bộ Giao thông Vận tải và đề nghị các đơn vị khai thác bến xe căn cứ nhu cầu đi lại của nhân dân, tình hình tổ chức giao thông, khả năng tiếp nhận của bến xe tại thời điểm hiện tại... đề xuất với Sở Giao thông vận tải giờ xe xuất bến vào biểu đồ hoạt động của các tuyến.
Quang cảnh quy củ, phương tiện được sắp xếp hợp lý tại Bến xe Nước Ngầm. Ảnh: Đinh Luyện
Trên cơ sở đề xuất của Bến xe Nước Ngầm, để tạo điều kiện cho các đơn vị vận tải đăng ký khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên tuyến, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thống nhất với Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa biểu đồ hoạt động trên tuyến bến xe nước ngầm - bến xe phía Tây thành phố Thanh Hóa.
Theo đó, thống nhất bố trí giờ xe xuất bến tại Bến xe Nước Ngầm lúc 7h50, 8h40, 8h50, 11h20, 12h40, 14h, 16h50, 17h50, 19h, 19h50, 21h10; giờ xe xuất bến tại bến xe phía tây thành phố Thanh Hóa được Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa bố trí cụ thể như nêu trên.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị đơn vị quản lý là Công ty Cổ phần đầu tư phát triển ngành Nước và Môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị vận tải đăng ký khai thác theo đúng quy định.
Đinh Luyện
Theo LĐTĐ
Nghịch lý từ các khoản đóng góp ở nhà trường Có trường thu được nhiều quỹ từ các Mạnh Thường Quân khá dồi dào nhưng năm học nào cũng nhờ Ban đại diện cha mẹ học sinh, kêu gọi phụ huynh đóng nhiều khoản. Qua theo dõi thông tin phản ánh trên báo, đài về tình trạng lạm thu các khoản đóng góp đầu năm diễn ra ở nhiều trường nhiều năm gần...