Thanh Hóa: Hàng nghìn người dân vẫn bị cô lập trong lũ
Đã nhiều ngày qua, gần 1.700 người dân ở huyện miền núi Quan Hóa, Thanh Hóa vẫn đang bị cô lập trong trận lũ vừa qua. Theo dự báo thì những ngày tới, nhiều bản vẫn tiếp tục bị cô lập chưa thể tiếp cận được
Những ngày qua, trên địa bàn huyện miền núi Quan Hóa tuy không mưa lớn, nhưng nước từ thượng nguồn sông Mã đổ về đã gây ra cảnh ngập lụt, chia cắt nhiều địa bàn trong huyện này.
Giao thông từ thị trấn Hồi Xuân lên các xã vùng cao vẫn còn rất khó khăn. Trong đó quốc lộ 15A vẫn bị chia cắt nhiều đoạn. Sau hơn 1h đồng hồ vật lộn với con đường sình lầy, chúng tôi cũng đã có mặt tại xã Thanh Xuân, mặc dù địa phương này chỉ cách thị trấn hơn 12km. Tại xã Thanh Xuân, có đoạn nước vẫn ngập sâu hơn 1m, khiến phương tiện giao thông không thể qua được.
Giao thông từ thị trấn Hồi Xuân lên các xã vùng cao gặp rất nhiều khó khăn
Để hỗ trợ bà con lưu thông bằng phương tiện thô sơ qua đoạn bản Éo, xã Thanh Xuân, nằm trên quốc lộ 15A, người dân trong xã đã cùng nhau đóng bè mảng và thay phiên nhau túc trực để vận chuyển người và phương tiện qua đây.
Theo ông Phạm Hồng Tia – Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cho biết: “Thanh Xuân là xã đặc biệt khó khăn, thuộc vùng 135, trong tuần vừa qua, đợt lũ bất ngờ đổ về dâng cao hơn trận lũ lịch sử năm 2007 khoảng 2m. Hiện tại, còn 3 bản là bản Sa Lắng, bả Giá và bản Vui với 336 hộ dân và 1.699 khẩu vẫn đang bị cô lập. Trong đó chỉ có bản Sa Lắng là liên lạc được bằng điện thoại, còn lại các bản đến thời điểm này vẫn chưa có báo cáo gì về tình hình cuộc sống cũng như thiệt hại trong đợt lũ này”.
Cây cầu hàng chục tỷ đồng bắc qua bản Giá đã bị nước lũ cuốn trôi
Ông Tia cho biết thêm, đến thời điểm này, bà con nhân dân ở các bản nêu trên đã trải qua 3 ngày bị mất liên lạc, bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Nước sông Mã vẫn đang chảy xiết nên chính quyền địa phương và UBND huyện Quan Hóa đã chỉ đạo ngăn cấm người dân đi lại bằng bè mảng và kể cả xuồng không được qua sông để đảm bảo an toan tính mạng.
Trong trường hợp mưa không tiếp diễn và lũ thượng nguồn không tiếp tục đổ về, cũng phải mất khoảng 3 – 4 ngày nữa mới có thể tiếp cận được các bản bị cô lập. Phương châm của chính quyền địa phương là không bỏ dân.
Video đang HOT
Bản Sa Lắng chỉ cách trung tâm xã con sông Mã, nhưng không thể tiếp cận được
Nếu tiếp cận bằng đường sông trước mắt là rất khó, nhưng để vào các bản này, chỉ có con đường đi bộ và xuyên rừng mất khoảng hơn 50km.
Theo chính quyền địa phương, hiện tại, vấn đề lương thực, thực phẩm và thuốc men đối với bà con ở các khu vực trên vẫn đang phải tự cung, tự cấp. Chính quyền địa phương cũng đang rất lo lắng về đời sống của bà con ở đây nhưng chưa có giải pháp nào để tiếp cận, tất cả cũng chỉ trông chờ vào thời tiết.
Bản Giá cũng bị cô lập do lũ
Trong đợt lụt vừa qua, trên địa bàn xã Thanh Xuân có 7 căn nhà bị ngập lụt, trong đó có 2 nhà bị nước cuốn trôi. Ngoài ra, nhiều tài sản của người dân cũng như các công trình khác cũng bị thiệt hại, chưa thống kê đầy đủ.
Anh Phạm Hồng Sơn – Trưởng bản Sa Lắng cho biết: “Nhiều tài sản như cầu, dây đu qua sông của bà con bị lũ cuốn trôi. Trong bản cũng có 2 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Vấn đề lương thực, thực phẩm vì không thể sang sông được nên cũng rất khó khăn. Hôm nay đã là ngày thứ 3 bị chia cắt”.
Tuyến quốc lộ 15A cũng đang bị chia cắt, có nơi ngập sâu cả mét
Còn tại bản Giá, cây cầu cứng của thủy điện Hồi Xuân đầu tư xây dựng qua bản hàng chục tỷ đồng cũng đã bị nước lũ cuốn trôi. Trước khi tiến hành làm cầu, bến phà cũ đã bị di chuyển nên dù nước có trở lại bình thường thì việc tiếp cận bản này cũng là cả vấn đề.
Nhà máy thủy điện Hồi Xuân cũng như chính quyền địa phương hỗ trợ tiền để người dân sắm thuyền qua sông. Tuy nhiên, đó mới là chủ trương, còn trước mắt thì người dân vẫn đang phải cầu trời cho nước rút.
Nước sông Mã đoạn qua địa bàn huyện Quan Hóa vẫn đang chảy xiết
Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện miền núi Quan Hóa chưa ghi nhận tổn thất về người do mưa lũ. Chính quyền huyện này đang tập trung khắc phục hậu quả trận lũ và chỉ đạo các địa phương giúp đỡ, hỗ trợ nhân dân ổn định cuộc sống.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Bom rơi xuống quốc lộ sau vụ sạt lở đất!
Bà Chu Thị Huyền, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn vừa cho biết, sáng nay (4/8), mưa lớn làm sạt lở một đoạn taluy dương trên tuyến QL3, đoạn qua Đèo Giàng, huyện Ngân Sơn. Sau vụ sạt lở, một quả bom... lăn từ trên đồi xuống mặt đường!
Quả bom được những người đi đường phát hiện lẫn trong đất đá lăn từ trên đồi xuống mặt đường tại Km181 400 trên tuyến quốc lộ 3 thuộc địa phận xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn. Quả bom nặng khoảng 400 - 500 kg, trong tình trạng chưa phát nổ.
Sau đó, những người dân đã báo cho các cơ quan chức năng có mặt để giải quyết.
Quả bom được phát hiện lẫn trong đất đá do sạt lở taluy dương mặt đường (Ảnh: otofun).
Ngay sau đó, đơn vị quản lý tuyến đường là Hạt 6 quốc lộ 3 (Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 244) đã có mặt tại hiện trường, phối hợp cùng lực lượng cảnh sát giao thông và chính quyền xã Lãng Ngâm phong tỏa, đảm bảo an toàn tại khu vực phát hiện ra quả bom.
Trao đổi với PV Dân trí, bà Chu Thị Huyền, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin về việc phát lộ quả bom trên đường, UBND huyện Ngân Sơn đã thông báo cho Ban Chỉ huy Quân sự huyện và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn để có phương án xử lý, đảm bảo an toàn.
Hiện chưa xác định được nguồn gốc của quả bom trên, sự việc đang được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn giải quyết.
Cận cảnh quả bom được phát hiện do sạt lở đường.
Đến khoảng gần 10h sáng cùng ngày, lực lượng công binh của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn đã có mặt và di dời quả bom ra khỏi khu vực sạt lở để xử lý. Lực lượng chức năng cũng đã huy động phương tiện, máy móc để khắc phục sự cố sạt lở trên mặt đường để đảm bảo giao thông thông suốt trên tuyến đường.
Mặc dù sáng nay lượng mưa toàn tỉnh Bắc Kạn đã giảm nhưng tình trạng ngập úng vẫn tiếp tục diễn ra. Xóm Cốc Khe, thôn Lủng Pảng, xã Côn Minh, Na Rì vẫn đang bị chia cắt do nước dâng, cô lập toàn bộ 12 hộ dân trong thôn. Người dân phải dùng tre làm những chiếc bè mảng để đi lại, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Trong sáng nay, lực lượng chức năng đã di dời quả bom ra khỏi khu vực sạt lở để xử lí.
Khu vực mà 12 hộ dân thôn Cốc Khe sinh sống là một gò đất rộng xung quanh có núi cao bao bọc, con đường đất duy nhất để đi vào làng đã bị ngập sâu, có đoạn ngập tới vài mét.
Khi xảy ra mưa lũ, chính quyền huyện Na Rì và xã Côn Minh đã có mặt để hỗ trợ các nhu yếu phẩm như gạo, mỳ tôm, mắm, muối, dầu hỏa... cho người dân, đồng thời huy động lực lượng dân quân túc trực 24/24 giờ, dùng bè mảng để vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bắc Kạn, hiện toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 136 ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi sạt lở; 92,7 ha lúa, 6,1 ha ngô bị vùi lấp, diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 3,15 ha; 8 cầu tạm bị cuốn trôi, một số tuyến giao thông bị sạt lở, 30 công trình thủy lợi bị ảnh hưởng, hư hỏng...
Quốc Cường - Xuân Thái
Theo Dantri
ĐBSCL sẵn sàng "sống chung với lũ" Nhờ mô hinh "Nhà vượt lũ", hàng vạn người dân sinh sống trong vùng ngập lũ vôn thường xuyên phải đối mặt với những môi nguy hiểm đe dọa tính mạng, mât mat tai san... nay đa có thể yên tâm "sống chung với lũ"... Ám ảnh trận lũ thế kỷ Người dân tại một cụm dân cư vượt lũ ở tỉnh Hậu...