Thanh Hóa: Hàng nghìn học sinh phải nghỉ học do ảnh hưởng bão số 4
Hàng nghìn học sinh ở hai huyện miền núi Lang Chánh, Ngọc Lặc ( Thanh Hóa) đã phải nghỉ học do ảnh hưởng của cơn bão số 4.
Mưa lớn gây ngập ở khu vực xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc.
Trưa nay, trao đổi với GD&TĐ, ông Lê Minh Thư – Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Lang Chánh (Thanh Hóa), cho biết: Do ảnh hưởng cơn bão số 4, từ đêm qua (29/8), trên địa bàn huyện trời mưa rất to. Do đó, để chủ động phòng, tránh tai nạn cho học sinh khi phải đi qua suối, đập tràn, vùng nguy hiểm, Phòng GD&ĐT huyện đã thông báo cho các nhà trường ở 6 xã, chủ động cho học sinh nghỉ học.
Theo đó, các trường ở những xã, như: Yên Khương, Yên Thắng, Giao Thiện, Lâm Phú, Tam Văn và Tân Phúc đều chủ động cho học sinh nghỉ học, để tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
“Do trời mưa rất lớn, nên nước trên các sông, suối, đập tràn dâng cao và chảy xiết. Bên cạnh đó, địa hình đồi núi phức tạp dễ xảy ra sạt lở đất đá, nên chúng tôi đã chủ động thông báo cho ban giám hiệu các nhà trường, để thông tin cho học sinh nghỉ học, đề phòng tình huống xấu có thể xảy ra” – ông Thư nói.
Nhiều nơi ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bị nước rất sâu.
Video đang HOT
Cũng theo ông Lê Minh Thư, trong số 6 xã buộc phải cho học sinh 3 cấp (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở) nêu trên, có khoảng 2.000 học sinh. “Sau khi trời hết mưa, nước trên các sông, suối rút xuống đảm bảo sự an toàn cho học sinh, chúng tôi sẽ chỉ đạo các nhà trường tổ chức cho các em trở lại trường chuẩn bị đón ngày khai giảng năm học mới” – ông Thư cho biết thêm.
Còn tại huyện Ngọc Lặc, sáng nay nhiều trường cũng đã phải cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn cho các em.
Bà Phạm Thị Ngân – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc, cho biết: Từ đêm qua đến sáng nay, trời mưa rất lớn, khiến nhiều địa điểm ở thị trấn huyện Ngọc Lặc và một số xã bị ngập sâu. Do đó, phòng GD&ĐT huyện đã thông báo đến các trường cho học sinh ở các xã Vân Am, Thạch Lập, Minh Sơn, Cao Ngọc, Phùng Giáo và Phùng Minh nghỉ học. Bởi lẽ, các xã nêu trên đều có hệ thông sông, suối và địa hình đồi núi phức tạp, nên phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường chủ động cho học sinh ở nhà, để bảo đảm an toàn cho các em.
Hồng Đức
Theo GD&TĐ
Cụ ông Thanh Hóa quyết bảo vệ bằng được 7.000 con chim
Từ 15 con cò đầu tiên, sau 41 năm đồi chim cò của ông Phạm Văn Của ở Thanh Hóa tăng lên trên 7.000 con.
Khoảng đồi hơn hai hecta của gia đình ông Phạm Văn Của, người dân tộc Mường ở thôn Thọ Liên (Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) từ lâu là nơi lưu trú của 5.000-7.000 con cò, chim các loại.
85 tuổi, ông Của 41 năm gìn giữ khoảng không yên lặng để níu chân các loài chim. Năm 1978, 15 con cò thường tìm về đồi cao sau nhà ngủ đêm, từ đó gia đình ông quyết giữ không cho săn bắn. Đồi thuộc diện tích đất canh tác của gia đình, trước chỉ có cây gỗ và cây bụi, một phần trồng sắn. Để thu hút chim cò về, gia đình trồng thêm cây luồng, tre. Hàng tuần ông cùng con cháu đi phát quang tầng lá thấp để tiện cho quá trình theo dõi vào vệ chim.
Dù quanh đồi đã được rào kín, cao hơn một mét nhưng vẫn còn tình trạng trộm chim. Vì thế, ông Của luôn đi kiểm tra, đoạn nào bị phá là rào lại ngay.
Hàng ngày chim rời đi ăn từ rất sớm, chiều từ 5h30 bắt đầu trở về ngủ. Ông Của cho hay, năm 1999-2000 cò về ngày một nhiều, khu đồi cò ngày trước rộng gần 4 hecta, nhưng nay chỉ còn lại khoảng 2 hecta do quá trình mở rộng đường Hồ Chí Minh.
Chiều tối, những con cò đầu tiên bay về thám thính mức độ an toàn, sau đó từng tốp vài trăm, đến vài nghìn con cùng về và bay lượn trên trời nhiều vòng rồi mới tìm chỗ đậu, ông Của cho biết.
Những tán cây cao nhất trên đồi gần nhà ông Của được chim chọn là nơi đậu để ngủ đêm.
Ngay sau khi chim về ngủ, ông lại đi soi đèn để kiểm tra khu vực sống, theo dõi xem những loài chim gì về ở. "Đồi chủ yếu là cò, có một tháng trong năm chim bồ nông di trú ngủ tạm. Ngoài ra còn có những loại chim rừng về ở", ông nói.
Phân chim cũng là dấu hiệu để nhận biết chim khỏe, yếu và thức ăn hàng ngày của chúng có đầy đủ hay không.
Chỉ sau khi quanh đồi không còn tiếng động thì ông Của mới trở về nhà ăn cơm tối. Dù phải hy sinh cả đồi cây rộng lớn cho đàn cò có nơi trú ngụ, lại ngày đêm bảo vệ đàn cò, ông Của không thấy thiệt. Tình yêu của ông với đàn chim trời lúc nào cũng vẹn nguyên.
Theo Ngọc Thành (VnExpress)
Đào "thần dược" mối chúa trắng ngà, kiếm tiền triệu mỗi ngày Con mối chúa có màu trắng sữa, dài khoảng 20 mm, được bán với giá khoảng 150.000 đồng. Nhiều người dân ở Thanh Hóa mưu sinh bằng nghề đào mối chúa. Công việc của họ thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, khi nông nhàn cho đến hết năm. Mối thường làm tổ dưới đất và đùn lên cao hơn so với...