Thanh Hóa: “Giật mình” với 30 khoản thu của một trường làng
Không những “tiền trảm hậu tấu” kiểu xây dựng xong, mua sắm xong rồi “đè cổ” phụ huynh ra thu mà Trường Tiểu học Yên Phong (huyện Yên Định, Thanh Hóa) còn thẳng tay thu những khoản không được thu.
Trong buổi họp phụ huynh, rất nhiều ý kiến đã phản đối nhưng vẫn không thay đổi được gì.
“Ma trận” khoản thu!
Là một ngôi trường ở vùng quê nhưng Trường Tiểu học Yên Phong có đến ngót 30 khoản thu (đối với học sinh bán trú). Trong đó bao gồm cả những khoản thu theo quy định, những khoản không được phép thu và thu xã hội hóa. Tổng cho 30 khoản ấy, phụ huynh phải đóng đến gần 8 triệu (bao gồm cả tiền ăn) cho con.
Ngoài những khoản thu theo quy định, hàng loạt các khoản thu được giáo viên viết lên bảng như: lệ phí tuyển sinh lớp 1: 50.000đ; học bạ phong bì: 20.000đ; thẻ HS: 25.000đ; vở ô ly theo quy định (tùy theo từng khối mà nhà trường bắt lấy 6 cuốn hay 10 cuốn), giá cho 1 cuốn là 7.000đ; giấy thi: 70.000đ/HS; trông trẻ ngoài giờ: 935.000đ; bàn ghế HS (đối với HS lớp 1): 180.000đ; Qũy hội cha mẹ HS: 150.000đ; sách vở nhà trường: 101.000đ; đồng phục mùa đông: 170.000đ; đồng phục mùa hè 170.000đ; ghế sân trường; sách Tiếng Anh, Câu lạc bộ…
Hàng chục khoản thu được phụ huynh ghi lại sau buổi họp phụ huynh.
Đáng lưu ý, ngay cả khoản thu đã có quy định trong Công văn của Sở GD&ĐT không được thu nhưng trường này vẫn “đè cổ” phụ huynh thu tiền bảo vệ trường với mức: 40.000đ/hs; tiền sửa điện, máy tính: 40.000đ/HS….
Một phụ huynh có 2 con đang học tại Trường Tiểu học Yên Phong bức xúc: “Nhà trường bày ra đủ các loại khoản thu để tận thu của HS. Giấy thi nhà trường thu tới 70.000/HS, giấy thi đáng bao nhiêu tiền, một năm HS tiểu học thi mấy lần mà thu nhiều như thế. Vở thì năm nay bày ra trò in lô gô trường để bắt HS phải mua với giá 7.000 đ/cuốn. Cuối năm nói mỗi HS chỉ dùng 5-6 cuốn, bây giờ bắt mua tới 10 cuốn. Con nhà tôi được HS giỏi cuối năm ngoái đã được thưởng mấy cuốn vở, vào đầu năm tôi lại mua cho con giờ nhà trường bắt dùng vở của nhà trường thành ra những cuốn này bỏ không rất lãng phí”.
Ngoài mua sách từ Phòng giao về cho trường, Trường Tiểu học Yên Phong còn in vở có lô gô trường bán cho học sinh.
Video đang HOT
“Quy định không được thu tiền bảo vệ trường, không được thu sửa chữa điện nhưng nhà trường vẫn đưa ra để bắt phụ huynh đóng. Tiền quần áo đồng phục mùa đông, mùa hè cũng phải do cha mẹ HS thống nhất với nhau nhưng nhà trường cũng “thò tay” vào áp đặt HS may và bắt đóng tiền.
Tiền vệ sinh thì thu các cháu tận 60.000đ nhưng con đi học vẫn phải quét lớp, sân trường, còn thi thoảng mới thấy có người quét khu nhà vệ sinh. Nhiều hôm con đi học không dám đi vệ sinh, phải nhịn về nhà vì quá bẩn” – phụ huynh khác cho biết.
Đặc biệt, rất nhiều phụ huynh có con năm nay vào lớp 1 thì vô cùng phẫn nộ việc những năm qua khi hiệu trưởng cũ còn ở đây thì HS lớp 1 không phải đóng tiền bàn ghế. Năm nay, hiệu trưởng mới bắt đóng mỗi cháu 180.000đ.
Không những vậy, phụ huynh cũng cho rằng nhà trường “ép” HS phải cho con học tiết trông trẻ. “Giờ trông trẻ là nhu cầu, ai muốn thì đăng ký không thì thôi nhưng nhà trường cũng gần như “ép” buộc phụ huynh phải cho con học giờ đó. Nếu nhà nào không cho con học giờ đó mà đón về là giáo viên chủ nhiệm thể hiện thái độ ngay” – một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Yên Phong bất bình.
Phụ huynh này cũng cho biết, nhà trường bảo đã trừ 2 tuần đầu tháng 9 chưa học không thu mà phụ huynh tính chia ra thì nhà trường đã thu 37 tuần 4 ngày. Không biết một năm học bao nhiêu tuần chính thức nữa. Cách nhà trường thu thế, có lẽ một năm học tận 41 tuần.
“Tiền trảm hậu tấu”.
Ngoài việc phải đóng liên tục trong 2-3 năm ủng hộ để xây nhà đa năng, HS lớp 1: 400.000đ, HS lớp 2: 300.000đ, lớp 3: 250.000đ, lớp 4: 200.0000đ và lớp 5 là 100.000đ thì HS tại trường này còn phải đóng tiền xây khuôn viên, bồn hoa: 250.000đ/HS. Riêng đối với HS bán trú còn thêm khoản cơ sở vật chất: 300.000đ/HS.
Khuôn viên sân trường sau khi làm xong thì đè cổ phụ huynh ra thu 250.000đ.
Lãnh đạo Trường Tiểu học Yên Phong còn đưa ra mức thu 65.0000đ/HS để mua dù che sân trường.
Việc ủng hộ xây nhà đa năng thì phụ huynh được xã đưa ra bàn bạc, thống nhất. Tuy nhiên, khoản tiền xây dựng khuôn viên, bồn hoa và mua dù, phụ huynh không hề được biết chi phí làm hết bao nhiêu. Ban đầu trường này cũng không đưa ra bất cứ dự toán nào để bàn bạc với phụ huynh.
Phụ huynh có con học lớp 3 cho biết: “Nhà trường tự làm khuôn viên, bồn hoa, tự mua dù rồi đầu năm học cứ ấn định bắt phụ huynh phải đóng. Bây giờ, họ nói làm hết bao nhiêu phụ huynh biết bấy nhiêu chứ làm sao biết được có đúng nhà trường làm hết chừng ấy tiền không. Ngay cả việc làm dù sân trường, có người nói hết 18 triệu, nhưng nhà trường thông báo hết 28 triệu. Trong buổi họp phụ huynh đã có rất nhiều người có ý kiến, yêu cầu nhà trường giải thích thỏa đáng thì mới đóng tiền cho con. Tuy nhiên, hiệu trưởng không xuất hiện, chỉ có thầy hiệu phó lên nhưng cũng không giải thích được bất cứ câu hỏi nào của phụ huynh”.
Trường Tiểu học Yên Phong- nơi phụ huynh rùng mình với hàng chục khoản thu.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Huy Biên, Hiệu phó Trường Tiểu học Yên Phong cho biết: “Trước khi đưa ra họp phụ huynh, nhà trường đã báo cáo Ủy ban xã, xã họp hội giáo dục của xã, thống nhất thu khoản gì mới đưa ra phụ huynh. Sau khi họp phụ huynh bàn bạc thống nhất, lập biên bản mới báo cáo lại xã. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sau khi họp phụ huynh thì hiệu trưởng bị ốm đang đi điều trị ở Hà Nội nên chưa tổng hợp để báo cáo. Vì thế, chúng tôi cũng chưa thu khoản nào”.
Ông Biên cũng phân trần việc thu có hơi nhiều khoản và có những khoản làm xong rồi mới thu tiền của HS là do năm ngoái đón chuẩn mức độ 2 nên phải làm cho kịp.
Tất cả mọi biên bản họp phụ huynh, dự toán thu chi được ông Biên cho biết hiệu trưởng giữ hết nên ông không thể cung cấp được.
Trái với việc khẳng định chưa thu tiền nhưng nhiều phụ huynh cho biết đã đóng nhiều khoản tiền từ đầu năm đến nay cho nhà trường, chỉ còn một số khoản chưa nhất trí nên phụ huynh phản đối chưa đóng.
Liên quan đến việc trên, ông Lê Việt Hòa, Phó phòng GD&ĐT huyện Yên Định cho biết, Trường Tiểu học Yên Phong đã gửi danh sách các khoản thu cho Phòng duyệt. Tuy nhiên, có nhiều khoản PV phản ánh, nhà trường không đưa vào danh sách nên phòng không nắm được. “PV phản ánh khoản nào trường thu không đúng, chúng tôi sẽ trao đổi với hiệu trưởng chấn chỉnh lại ngay” – ông Hòa cho biết thêm.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc!
Nguyễn Thùy
Theo Dân trí
Phát triển văn hóa đọc
Xã hội hóa góp phần thúc đẩy sự chung tay của xã hội đóng góp về trí tuệ, công sức, tài chính để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển.
Đó là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là một giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của văn hóa đọc.
Chiều 20/9, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo "Các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Hội thảo có sự tham gia của nhiều đại biểu là các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cán bộ thư viện ở các tỉnh, thành trên cả nước, nhằm đánh giá lại thực trạng, những giải pháp nhằm để đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh hiện nay.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đại biểu đã khẳng định: Xã hội hóa là một xu hướng và là một nguyên tắc quan trọng để phát triển văn hóa, giáo dục nói chung và thư viện nói riêng. Việc thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia xây dựng phát triển văn hóa đọc và sự nghiệp thư viện góp phần cổ động đóng góp của xã hội vào việc phát triển sự nghiệp thư viện.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN
Trong những năm gần đây, chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động thư viện nói riêng của Đảng và Nhà nước đã, đang tác động tích cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Phát triển văn hóa đọc là một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Trong Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", việc đẩy mạnh xã hội hóa được xác định là một trong những nhiệm vụ giải pháp quan trọng.
Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nhấn mạnh: Xã hội hóa góp phần thúc đẩy sự chung tay của xã hội đóng góp về trí tuệ, công sức, tài chính để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Đó là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là một giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của văn hóa đọc. Trong những năm qua, với việc đẩy mạnh xã hội hóa, văn hóa đọc nói chung và ngành thư viện Việt Nam đã được hỗ trợ nhiều mặt như phát triển vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, tăng cường cơ sở vật chất và công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ người làm công tác thư viện và hình thành mạng lưới thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trong cả nước.
Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà, để thúc đẩy xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc, cần phải thực hiện nhiều nội dung, từ định hướng trong Đề án "Phát triển văn hóa đọc cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030", ngành thư viện đã xúc tiến một số dự án như trang bị xe ô tô lưu động đa phương tiện cho các địa phương để mang sách đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Dự án mới triển khai nhưng số lượng người được thụ hưởng tăng rất nhanh. Dự án nâng cao việc sử dụng máy tính công cộng, trang bị sách cho trường học, thư viện cộng đồng... giúp người dân có thêm nguồn tài liệu phong phú.
Thời gian qua, để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển, tạo môi trường cho người dân học tập suốt đời, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký kết chương trình phối hợp công tác với Bộ Thông tin truyền thông về tăng cường tổ chức hoạt động phục vụ sách, báo tại các điểm bưu điện văn hóa xã giai đoạn 2013-2020; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thư viện và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng phối hợp với Bộ Công an về việc phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng....
Bên cạnh đó, Vụ Thư viện còn phối hợp với các cơ quan tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tăng cường hợp tác, đẩy mạnh xã hội hóa thúc đẩy văn hóa đọc; vận động, quyên góp và nhận tài trợ hàng ngàn cuốn sách có giá trị, trang thiết bị thư viện từ các tổ chức, cơ quan, cá nhân... Vụ Thư viện làm đầu mối nhận và trao tặng lại các nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ các thư viện, tủ sách ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... Nhờ sự tài trợ từ các nguồn xã hội hóa, bộ mặt thư viện Việt Nam đã có sự thay đổi, cơ sở vật chất và việc triển khai công nghệ mới được tăng cường.
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá thực trạng và thành tựu trong việc thực hiện xã hội hóa văn hóa đọc ở các địa phương, các ngành, lĩnh vực; hiệu quả cũng như bất cập trong quy định về quy đinh xã hội hóa hiện hành trong việc đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc. Các đại biểu cũng chia sẻ bài học kinh nghiệm của các địa phương, các nước trên thế giới trong xã hội hóa phát triển văn hóa đọc; bàn các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.../.
Phương Lan
Theo TTXVN
Trước khi bị tố suất ăn trưa lèo tèo vài miếng, Trường Quốc tế Việt Úc còn bị phát hiện có giòi trong thức ăn Không chỉ bị tố cắt xén phần ăn của học sinh, trước đó Trường Quốc tế Việt Úc còn bị phát hiện trong thức ăn có giòi. Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc nằm trong danh sách 22 trường có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM với học phí và tiền ăn khá cao, tuy nhiên mới đây phụ huynh bức xúc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe buýt chạy ngược chiều trên quốc lộ 1A ở Đồng Nai

Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an

Cháy ở chung cư HH1A Linh Đàm lúc nửa đêm, hàng trăm người hoảng loạn tháo chạy

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện thi thể nam giới dưới mương nước ở Hải Dương

Bãi rác ở Lâm Đồng vẫn cháy âm ỉ, phát tán khói độc ra môi trường

Tài xế ô tô cầm gậy đánh người đàn ông đang chở con đi học ở Bình Dương

Nam sinh lớp 9 đi xe máy chở em trai lao thẳng vào đầu ô tô tải

Người đàn ông tử vong bất thường trong nhà nghỉ ở Bình Dương

Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa

Bổ sung 2 phương pháp xác định công việc nặng nhọc, độc hại từ ngày 1/4

Tình trạng đăng kiểm của 2 ô tô trong vụ xe khách lao xuống vực ở Bảo Lộc
Có thể bạn quan tâm

Về Đèo Gió ngắm hoa đào Pác Ả
Du lịch
07:40:51 01/04/2025
Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa
Sức khỏe
07:40:39 01/04/2025
Cựu giám đốc lĩnh án tù chung thân vì lừa đảo gần 95 tỷ đồng
Pháp luật
07:37:40 01/04/2025
Bí ẩn về "tháp ma" bỏ hoang gần 30 năm ở Bangkok vẫn đứng vững sau động đất
Thế giới
07:16:40 01/04/2025
Kỳ Duyên lên tiếng sau màn "báo hại" Trấn Thành, 1 người có pha thoát "nạn nhân" vì việc làm này
Sao việt
06:30:34 01/04/2025
Bất ngờ với tựa game miễn phí siêu độc lạ trên Steam, ra mắt cùng ngày vẫn được chú ý hơn loạt bom tấn
Mọt game
06:26:15 01/04/2025
"Pam yêu ơi" cho bố ra rìa vì 1 nhân vật, bố con Lê Dương Bảo Lâm xuất hiện độc lạ
Tv show
06:14:48 01/04/2025
Cho dù cháo đậu xanh hay đậu đỏ, hãy thêm một bước này trước khi nấu, đảm bảo cháo ngon không thể chê!
Ẩm thực
06:04:17 01/04/2025
Cặp mẹ chồng - nàng dâu gây tranh cãi nhất hiện nay xuất hiện ở sự kiện, nhìn ảnh không ai dám tin
Hậu trường phim
05:58:47 01/04/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 130% chỉ sau 1 tập, nữ chính U50 mà đáng yêu như thiếu nữ mới tài
Phim châu á
05:57:58 01/04/2025