Thanh Hóa: Gấp rút chuẩn bị Lễ vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
500 đại biểu chính thức, trong đó có lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng nhiều đại biểu quốc tế sẽ tham dự Lễ vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn vào chiều 23/12 tại mặt bằng Khu C, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị đã được tỉnh Thanh Hóa cơ bản hoàn tất. Trước đó, ngày 14/12, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch số 205/KH-UBND về việc phối hợp tổ chức Lễ vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, phân công cụ thể cho các bộ phận phụ trách các khâu tổ chức.
Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp và Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa là những đơn vị đầu mối, phối hợp với các Ban, sở, ngành triển khai các công việc được giao để buổi lễ diễn ra thành công tốt đẹp.
Phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trước, trong và sau buổi lễ được chú trọng, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho sự kiện đang được triển khai tích cực
Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngoài buổi lễ với sự tham gia của 500 đại biểu chính thức, dự kiến trước đó đoàn công tác của Chính phủ còn có chương trình thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa vào chiều 22 và sáng 23/12 tại một số địa điểm như: Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, Trang trại gà giống tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân của Công ty CP nông sản Phú Gia, Cảng hàng không Thọ Xuân; tiếp xã giao đại diện Chính phủ Nhật Bản và Cô – oét…
Dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn
Theo chương trình dự kiến, đại diện Chính phủ Nhật Bản và lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam sẽ có bài phát biểu quan trọng tại buổi lễ vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn được chính thức khởi công xây dựng vào tháng 10/2013 tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, là công trình trọng điểm dầu khí quốc gia, với tổng mức đầu tư hơn 9 tỷ USD, công suất chế biến 10 triệu tấn dầu thô/năm – lớn nhất Việt Nam tới thời điểm hiện nay.
Video đang HOT
Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), là liên doanh giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (25,1%), Công ty Dầu lửa quốc tế Kuwait-KPI (35,1%), Công ty Idemitsu-Nhật Bản (35,1%) và Mitsui Chemicals-Nhật Bản (5,7%).
Quang Duy
Theo CLO
Nhiều dự án "treo" đang tàn phá hàng nghìn ha rừng phòng hộ
Không những nhiều diện tích rừng phi lao chắn cát, chắn sóng bị phá không thương tiếc để nhường cho dự án du lịch, mới đây UBND tỉnh Thanh Hóa sau khi quy hoạch lại các loại rừng, cả nghìn ha rừng phòng hộ dọc các huyện ven biển của Thanh Hóa cũng bị "xóa sổ" vì không đủ tiêu chí.
Làm du lịch hay phá rừng chiếm đất?
Theo ghi nhận thì rất nhiều diện tích rừng phi lao phòng hộ dọc bờ biển từ phường Quảng Vinh (TP. Sầm Sơn) tới xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) với chiều dài hơn 10 km đã được tỉnh giao cho các dự án du lịch nghỉ dưỡng ven biển. Đi dọc tuyến bờ biển trên mới tận mắt thấy hết được sự tàn phá khủng khiếp của con người. Thế nhưng, cả chục năm qua, các dự án du lịch vẫn chỉ nằm trên giấy.
Ông Phan Viết Cảnh, Phường Quảng Vinh (TP Sầm Sơn) bùi ngùi: "Từ trước tới nay rừng phi lao được người dân vùng này quý trọng lắm, nó góp phần làm lá chắn cho người dân sống dọc tuyến biển này qua những cơn bão mạnh. Thế mà bây giờ họ tàn phá kinh khủng quá".
Nhiều diện tích rừng phi lao bị phá để làm du lịch nhưng dự án cả chục năm vẫn nằm trên giấy.
Cũng theo ông Cảnh từ khi rừng phi lao ở đây bị chặt hạ cũng là lúc người dân rơi vào tình cảnh lo âu mỗi khi mùa mưa bão đến.
"Hồi trước, rừng phi lao còn rộng, xa tít mãi ra biển đến 90m. Nhưng mấy năm trở lại đây tình trạng biển ăn sâu vào khu dân cư ngày càng trở nên trầm trọng hơn, nhà cửa bị sóng biển xóa sổ ngày càng nhiều hơn. Nếu cứ đà này thì những khu dân cư sống phía trong rừng phi lao sẽ bị biển nuốt lúc nào không hay" - ông Cảnh nói.
Theo tìm hiểu, những cánh rừng phi lao này được trồng theo đề án 661 và 327 cách đây 20-30 năm, nhằm tăng diện tích rừng phòng hộ ven biển, chống xâm thực, ngăn gió cát mỗi khi mưa bão tràn vào.
Khoảng hơn 10 năm trước, hàng loạt những dự án du lịch, nghỉ dưỡng mang tên như: Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Toàn Tích Thiện, Khu biệt thự Hùng Sơn, Tiên Trang,... từng được ồ ạt đăng ký đầu tư vào đây. Nhưng cho đến nay, những dự án này vẫn còn "treo lơ lửng" hoặc tàn phá hàng trăm ha rừng phi lao để chia lô bán đất.
Ông Nguyễn Đức Vân, Chủ tịch UBND xã Quảng Hùng, TP Sầm Sơn cho biết: "Việc dự án biệt thự Hùng Sơn trên địa bàn được tỉnh giao đất cho doanh nghiệp từ năm 2004. Từ khi doanh nghiệp được tỉnh giao đất thì hàng chục ha phi lao ven biển bị chặt hạ. Cũng từ đó đến nay doanh nghiệp chưa triển khai xây dựng dự án khiến người dân sống tại khu vực đó rất lo lắng mỗi khi mùa mưa bão đến".
"Bên cạnh đó thì cảnh quan bờ biển bị biến đổi, ngư dân không còn chỗ neo đậu tàu thuyền, ảnh hưởng lớn đến nghề đánh bắt trên biển. Nếu có một cơn bão mạnh cỡ cấp 11, tính mạng, nhà cửa, tài sản của hàng chục hộ dân ở sát bờ biển sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Chúng tôi kiến nghị nếu doanh nghiệp cần sớm triển khai dự án, còn nếu doanh nghiệp không đủ năng lực thì UBND tỉnh nên thu hồi dự án để bà con yên tâm sản xuất, trồng mới phi lao chắn sóng" - ông Vân cho biết thêm.
Xóa sổ hơn 2.000 ha rừng phòng hộ ven biển vì không đủ tiêu chí!
Mới đây, hơn 2.000 diện tích rừng phòng hộ được UBND tỉnh Thanh Hóa đưa ra khỏi quy hoạch vì không đủ tiêu chí lại tiếp tục khiến người dân hoang mang.
"Không còn là rừng phòng hộ thì sẽ lại tiếp tục phá để làm du lịch không thì lại chia lô bán nền. Cứ nhìn các dự án du lịch "treo" cả chục năm kia thì biết" - một người dân xã Quảng Nham thẳng thắn.
Đáng nói, tại Quyết định 2755 ngày 12/9/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) giai đoạn từ năm 2006-2015, Thanh Hóa có 1.564 ha rừng phòng hộ chắn gió, cát bay (trong đó có hơn 1.150 ha diện tích đất có rừng) và gần 1.882 ha đất phòng hộ chắn sóng lấn biển.
Cánh rừng phi lao xanh tốt sát bờ biển xã Quảng Lợi (huyện Quảng Xương) trước đây là rừng phòng hộ, quy hoạch lại 3 loại rừng Thanh Hóa đã "xóa sổ" cánh rừng này.
Thế nhưng đến ngày 29/8/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có quyết định số 3230 phê duyệt lại 3 loại rừng (giai đoạn 2016-2025), trong đó địa phương này đã đưa ra ngoài quy hoạch hơn 2.000 ha rừng phòng hộ ven biển (1.544 ha rừng chắn gió, cát; 488 ha rừng chắn sóng).
Trong đó, gần như "xóa sổ" hoàn toàn diện tích rừng phòng hộ chắn gió, cát (rừng phi lao), chỉ để lại 20 ha trong tổng số 1.564 ha được quy hoạch phát triển trong giai đoạn 2007-2015. Đặc biệt, quy hoạch này, huyện Quảng Xương không còn 1m2 rừng phòng hộ chắn gió, cát, trong khi theo quy hoạch cũ địa phương này có gần 300 ha.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đàm Văn Hùng, Phó chi Cục trưởng Chi Cục lâm nghiệp (Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa) cho biết, việc hàng nghìn ha rừng phòng hộ ven biển bị "xóa sổ" tại quyết định 3230 là do diện tích rừng này có sự biến động theo thời gian. Sau khi rà soát không còn đạt các tiêu chí theo quy định nên chuyển sang rừng sản xuất hoặc đưa ra ngoài quy hoạch.
Cũng theo ông Hùng thì trước khi cho ra quyết định đó phải được các địa phương, các sở ngành cho ý kiến tham vấn và được HĐND tỉnh thông qua. Thực trạng nhiều diện tích rừng phòng hộ bị xóa sổ do không đủ tiêu chí không chỉ riêng Thanh Hóa mà cả nước đều làm vậy.
Bình Minh
Theo Dantri
Cháu bé 3 tuổi tử vong trong lúc ngủ trưa tại trường mầm non Sau giờ ngủ trưa, cô giáo chủ nhiệm đánh thức cả lớp dậy thì phát hiện một cháu bé 3 tuổi, học sinh Trường mầm non trị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), đã tử vong. Trường mầm non thị trấn Thọ Xuân, nơi xảy ra vụ việc - ẢNH NGƯỜI DÂN CUNG CẤP Chiều nay, 10.12, thông tin từ Phòng...