Thanh Hóa: Gần 300 đại biểu sẽ dự đại hội Hội ND tỉnh
Đây là thông tin được ông Hoàng Văn Lưu – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đưa ra tại buổi họp báo vào chiều 17.9.
Dự buổi họp báo có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn và các cơ quan báo chí của tỉnh.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh đã thông tin về việc tổ chức đại hội và công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Theo đó, đại hội sẽ được tổ chức trong 3 ngày, (từ 25 đến 27-9-2018), tại Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn (TP Thanh Hóa), với gần 300 đại biểu chính thức tham dự.
Với tinh thần “Dân chủ – Đoàn kết -Đổi mới – Hội nhập – Phát triển”, đại hội sẽ tổng kết, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2013 – 2018; đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp cho công tác hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 – 2023…
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Lưu – Chủ tịch Hội Nông dân Thanh Hóa thông tin về kỳ đại hội săp tới. Ảnh: HĐ
Cũng tại buổi họp báo này, lãnh đạo Hội Nông dân Thanh Hóa thông tin: Nhiệm kỳ qua, HND Thanh Hóa đã phát triển thêm 71.956 hội viên (HV) mới, nâng tổng số HV toàn tỉnh lên 535.629 HV, đạt tỷ lệ 98,2% so với hộ nông dân, tăng 15,2% so với đầu nhiệm kỳ. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ hội được coi trọng. Phong trào nông dân phát triển mạnh. Chất lượng tổ chức hội được nâng lên rõ rệt…
Thông qua phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, các cấp hội đã huy động đóng góp gần 200 tỷ đồng, gần 1,5 triệu ngày công, tu sửa, làm mới 127.642km đường giao thông nông thôn, kênh mương… Quỹ Hỗ trợ nông dân đã xây dựng được 32,2 tỷ đồng, nâng tổng số quỹ toàn tỉnh lên hơn 45,2 tỷ đồng; ủy thác và tín chấp với Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT hơn 9.400 tỷ đồng cho HV nông dân vay sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, qua phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo đã có 24.972 hộ nông dân được hội giúp đỡ, trong đó có 11.442 hộ thoát nghèo…
Đại diện các cơ quan báo chí đã đánh giá cao công tác chuẩn bị đại hội của Hội Nông dân tỉnh, những kết quả đạt được trong 5 năm qua, đồng thời mong muốn Tỉnh hội tạo điều kiện để phóng viên các cơ quan báo chí nắm bắt đầy đủ thông tin, bám sát cơ sở, tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm về đại hội Hội Nông dân.
Theo Danviet
Hà Nội muốn cấm bán thịt chó ở nội thành từ 2021
Ngoài việc thiếu nhân văn, sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có cả virus dại.
UBND Hà Nội vừa ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn Thành phố.
UBND TP yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông phổ biến về tính chất nguy hiểm của bệnh dại để người dân chủ động phòng, chống. Sở này cũng cần tuyên truyền về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm; ý nghĩa nhân văn của việc đối xử nhân đạo với súc vât để dần thay đối thói quen và nhận thức khi sử dụng thit chó, mèo làm thực phẩm, đảm bảo văn minh đô thị.
Thịt chó là món ăn rất phổ biến ở Việt Nam. Ảnh minh họa: DPA.
Theo UBND Hà Nội, việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại. Ngoài ra, việc này còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh các bệnh truyền nhiễm như dại, xoắn khuẩn, tả... cho những người tham gia quá trình kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo.
Bên cạnh đó, UBND TP còn yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác phòng, chống bệnh dại; Thực hiện chương trình hợp tác về phòng, chống bệnh dại với các tổ chức.
Sở Y tế tăng cường truyền thông về bệnh dại; giám sát bệnh dại trên người và xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ có ca bệnh dại trên động vật, nhằm đảm; bảo an toàn sức khỏe cho người bị động vật cắn...
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết Hà Nội hiện có khoảng 493.000 con chó và mèo. Mục đích nuôi chó để giữ nhà chiếm khoảng 87,5%, còn lại là nuôi với mục đích khác như: làm cảnh, kinh doanh hoặc làm thực phẩm.
"Chúng tôi dự kiến 3-5 năm nữa, vào khoảng 2021 sẽ cấm bán thịt chó ở các quận nội thành Hà Nội", ông Sơn chia sẻ.
Theo báo cáo từ trạm thú y các quận huyện, thị xã từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn Hà Nội, ghi nhận 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận Bắc Từ Liêm và Hoàng Mai.
Bệnh dại là bệnh lây truyền giữa động vật và người do virus dại gây ra. Động vật sau khi nhiễm virus dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài. Khi đã lên cơn dại, khả năng cứu chữa của cả người và động vật gần như không còn.
Virus dại xâm nhập vào cơ thể người qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở, thậm chí cả qua đường ăn uống nếu nạn nhân ăn phải những thực phẩm được chế biến từ động vật nhiễm virus.
Quang Huy
Theo Zing
Sau "lùm xùm", Cà Mau hợp đồng thêm hơn 1.000 giáo viên, nhân viên Sau "lùm xùm" cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên (GV) do các trường tự ý hợp đồng, ngày 10.9, thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh này đã cho chủ trương hợp đồng thêm hơn 1.000 GV, nhân viên đối với khối mầm non và THPT vào đầu năm học mới 2018- 2019. Theo đó, đối với khối...