Thanh Hóa FC toát mồ hôi trước “tối hậu thư” của VPF
Trước những lùm xùm về nợ nần tiền tỷ, Thanh Hóa đối diện với nguy cơ bị cấm tiếp tục tham dự V.League 2019. Rất may, nút thắt khó khăn đã được giải quyết kịp thời.
Dư âm thành công của U23 Việt Nam tại vòng loại U23 châu Á vừa lắng xuống, bóng đá Việt Nam lại có một phen chấn động trước thông tin CLB Thanh Hoá hoàn toàn có khả năng bị cấm tham dự V.League 2019 vì lý do tài chính.
Cụ thể trước đó, trong quá trình chuyển đổi chủ sở hữu CLB Thanh Hoá, công ty CP bóng đá INTERPRO (đơn vị sở hữu CLB trước đó) chưa bàn giao lại cổ phần mà Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp VPF đã phát hành cho các chủ sở hữu CLB như điều kiện quan trọng để tham dự các giải chuyên nghiệp quốc gia mà cụ thể ở đây là V.League, cho Công ty TNHH MTV (đơn vị sở hữu CLB hiện tại), vì Công ty TNHH MTV cũng chậm trả khoản tiền chuyển khoản số cổ phần này.
Công ty TNHH MTV làm công văn gửi công ty CP bóng đá INTERPRO để xin chậm khoản tiền chuyển nhượng cổ phần do VPF phát hành
Cũng chính vì vấn đề này mà VPF đã suýt chút nữa “treo giò” vô thời hạn đối với trường hợp của CLB Thanh Hóa. Để có thể tham dự giải, CLB xứ Thanh buộc phải đứng trước 2 sự lựa chọn. Một là Công ty TNHH MTV phải làm việc cùng INTERPRO để chuyển nhượng xong số cổ phần kể trên. Hoặc, họ phải thanh toán số tiền lên đến 1,17 tỷ đồng – tương đương với giá trị cổ phần mà VPF đã phát hành cho INTERPRO trước đây.
Nhùng nhằng trong việc hoàn tất chuyển nhượng cổ phần cũng như chưa có điều kiện thanh toán số tiền 1,17 tỷ đồng theo cách thứ 2 trong suốt tháng 3, CLB Thanh Hóa đã nhận thêm công văn mang tính cảnh báo từ phía VPF. Được biết nếu như không thanh toán số tiền 1,17 tỷ hoặc lấy được cổ phần kể trên trước 12h00 ngày hôm nay (28/3), Thanh Hóa sẽ không được dự V.League 2019.
Thanh Hóa FC được giải nguy khi ở thế chân tường
Video đang HOT
Đúng trong bối cảnh bị dồn vào thế chân tường, nút thắt bất ngờ đã được tháo gỡ kịp thời. Nhờ sự nỗ lực của VPF, CLB Thanh Hoá và các đơn vị liên quan, công ty CP bóng đá INTERPRO cũng đã chuyển nhượng xong số cổ phần cho Công ty TNHH MTV.
Liên hệ với trưởng BTC V.League Nguyễn Trọng Hoài, ông cho biết: “Đúng là đã có chuyện CLB Thanh Hoá gặp khó khăn về tài chính và xin gia hạn các khoản nợ. Tuy nhiên về phía CLB Thanh Hoá, cũng như các đơn vị liên quan đến sự việc đã có buổi làm việc vào chiều ngày 27/3 và có được kết quả tốt đẹp. Không có chuyện đội bóng này không đủ tư cách dự V.League”.
Như vậy, người hâm mộ Thanh Hoá phần nào đã có thể yên tâm với câu chuyện họ có được tiếp tục cổ vũ đội bóng quê hương mình hay không. Dẫu vậy, thành tích trên sân cỏ của CLB Thanh Hoá vẫn là một nốt trầm khi họ đang xếp áp chót tại V.League 2019 với duy nhất 1 điểm và 1 bàn thắng sau 3 trận đấu.
Theo ilike.com
Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan ra 5 tỉnh thành
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn cấp nhằm phòng chống, hạn chế dịch tả lợn châu Phi (ASF) có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn cấp áp dụng biện pháp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đến nay bệnh ASF đã xảy ra tại 20 xã ở 13 huyện của các tỉnh thành: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam.
Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là gần 2.350 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn trên 172,5 tấn) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Trong đó, địa phương mới nhất là Hà Nam, bệnh ASF được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Ngoài ra, Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 388 mẫu của 98 hộ nuôi lợn xung quanh các hộ có lợn bệnh để xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện đại đa số lợn của các hộ xung quanh âm tính, có một số hộ có lợn dương tính đã được chính quyền và các cơ quan chuyên môn thú y xử lý tiêu hủy ngay lập tức.
Theo Thứ trưởng Tiến, một trong những nguyên nhận khiến dịch lây lan là việc sáp nhập cơ quan thú y cấp huyện thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập.
Trong đó, các cơ sở không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắp bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh, không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, không triển khai tiêm phòng vắc xin, không xử lý các trường hợp vi phạm...
Trong khi đó, giá hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định hiện nay là 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường; nhiều nơi chỉ hỗ trợ khoảng 27.000 đồng/kg. Thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng; thủ tục hỗ trợ vướng mắc... nên dẫn đến người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh.
Còn Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người, gia cầm, nhưng rất nguy hiểm, vì lợn mắc bệnh chết rất nhanh và không có vaccine.
"Các giải triển khai phải tổng hợp, phòng là chính, xây dựng dịch bản với dịch lan ra diện rộng. Tránh hoảng loạn, bán tháo bán chạy, hoặc người dân e ngại không ăn thịt lợn nữa là cũng chết"- Bộ trưởng Cường nói.
Tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Thanh Hóa
Bộ trưởng Cường cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương siết toàn bộ vùng biên giới, vì nếu lan toả toàn tuyến, toàn ổ nhỏ lẻ sẽ cực kỳ nguy hiểm. Có phương án ngăn ngừa dịch xâm nhiễm qua hải cảng, sân bay.
Về hỗ trợ bà con có lợn bị tiêu hủy, Bộ trưởng Cường cho rằng, cần tương thích với giá thị trường, chẳng hạn giá của lợn cái phải khác... "Hỗ trợ phải tức thì, chứ không chờ mấy tháng sau, đau đẻ không thể chờ sáng trắng, nguồn hỗ trợ từ dự phòng thiên tai dịch bệnh, bà con tránh bán tháo, mới hạn chế được dịch lây lan"- Bộ trưởng Cường nói.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ ngành, các địa phương triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch theo Công điện của Thủ tướng; làm tốt thông tin truyên truyền, để người dân nắm rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh la ra diện rộng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương huy động hệ thống chính trị vào cuộc, có biện pháp hỗ trợ phòng chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi trong phạm vi của địa phương.
Các địa phương tuyên truyền, động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn.
Dự kiến, Thứ 2 tuần tới (ngày 4/3), Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến về chỉ đạo chống dịch tả lợn châu Phi với 63 tỉnh thành.
PHẠM ANH
Theo TPO
Vận chuyển thuê gần 3.000 viên hồng phiến, nhận... 21 năm tù! Ngày 26/2, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Mai Đình Dương (SN 1990, trú xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) về tội tàng trữ và vận chuyển trái phép chất ma túy. Bị cáo Mai Đình Dương tại phiên xét xử Mai Đình Dương (SN 1990, quê xã Nga Trường, huyện Nga Sơn, Thanh...