Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Tính đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa đã giải ngân được 5.132 tỷ đồng vốn đầu tư công, bao gồm cả vốn của năm 2020 kéo dài sang năm 2021, bằng 54,4% kế hoạch giao chi tiết và tăng 9% so với cùng kỳ.
Là một trong 10 tỉnh, thành có vốn đầu tư công lớn trên cả nước (trên 10.000 tỷ đồng), trong những năm qua, Thanh Hóa luôn nằm trong Top 10 của cả nước về tiến độ giải ngân vốn đầu tư này.
Tính đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa đã giải ngân được 5.132 tỷ đồng vốn đầu tư công, bao gồm cả vốn của năm 2020 kéo dài sang năm 2021, bằng 54,4% kế hoạch giao chi tiết và tăng 9% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, Thanh Hóa đang là tỉnh đứng thứ 6 trên toàn quốc về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công .
Ông Lê Minh Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công kịp thời này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế.
Việc giải ngân vốn đầu tư công kịp thời sẽ tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội cho tỉnh Thanh Hóa, đồng thời bù đắp cho các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,66% trong 6 tháng đầu năm và tạo tiền đề thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trong những tháng cuối năm.
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2021, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công như giao sớm kế hạch chi tiết năm 2021 cho các chương trình, dự án vào cuối năm 2020 nhằm tạo điều kiện cho các chủ đầu tư thực hiện.
Ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư, quá trình thẩm tra, thẩm định các chương trình, dự án được các cơ quan chức năng thực hiện cắt giảm tối thiểu 30% thời hạn giải quyết đối với các thủ tục hành chính có thời hạn giải quyết dưới 15 ngày.
Ngoài ra, cắt giảm tối thiểu 50% thời hạn giải quyết đối với các thủ tục hành chính có thời hạn giải quyết trên 15 ngày theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Tỉnh cũng quy định cụ thể các mốc thời gian hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 đối với từng loại dự án; định kỳ rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn của dự án có tiến độ giải ngân chậm sang cho các dự án có tiến độ giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn.
Ngoài ra, phân công lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện, giải ngân vốn của các dự án lớn, trọng điểm và yêu cầu các chủ đầu tư ký cam kết tiến độ thực hiện giải ngân vốn; giao chỉ tiêu giải phóng mặt bằng năm 2021 cho từng dự án; yêu cầu Ủy ban Nhân dân cấp huyện ký cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng.
Với những giải pháp quyết liệt kể trên, trong số 125 chủ đầu tư được cấp vốn đầu tư công thì đã có 106 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân đạt từ 50% kế hoạch trở lên.
Một số chủ đầu tư có nguồn vốn và tỷ lệ giải ngân cao như Sở Giao thông Vận tải đạt 56,5%, công an tỉnh đạt 93,5%, Ủy ban Nhân dân huyện Nông Cống đạt 100%; Ủy ban Nhân dân huyện Cẩm Thủy đạt 98,9%./.
Thanh Hóa: Cả làng lao đao vì nguồn nước ngầm cạn kiệt bất thường
Theo phản ánh của nhiều hộ dân, thôn Cẩm Hoàng 2, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), trong khoảng 6 tháng trở lại đây, có hàng chục giếng khơi của họ bất ngờ bị cạn kiệt nhưng bà con chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng bất thường này.
Giếng khơi của gia đình chị Trần Thị Thuấn, thôn Cẩm Hoàng 2, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) cạn kiệt bất thường.
Theo thông tin từ phía người dân được biết, từ khoảng tháng 9/2020, nguồn nước sinh hoạt từ các giếng đào của nhiều hộ dân thôn Cẩm Hoàng 2, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) bỗng dưng bị cạn kiệt.
Trời vừa hừng sáng, bà Trần Thị Thuấn, trú tại thôn Cẩm Hoàng 2, xã Vĩnh Quang đã vội vã rời khỏi nhà để đi xách nước.
Bà Thuấn nói: "Giếng đào nhà tôi bị cạn trơ đáy, hết nước rồi. Mấy tháng nay, tôi toàn phải mang thùng đi xin nước để sinh hoạt. Từ bao năm qua, dù hạn hán vài tháng nhưng nguồn nước ở đây chưa bao giờ bị cạn. Làng tôi ở cách dòng sông Mã chỉ khoảng 300 m thôi. Vậy nhưng không hiểu vì sao, từ tháng 9 năm ngoái đến giờ lại xảy ra tình trạng này".
Giải bài toán nước sinh hoạt chưa xong, nhiều hộ dân đã tiếp tục phải lo đến việc làm sao có nước để chăn nuôi tại nhà. "Nhà tôi nuôi 2 con trâu, từ ngày nước cạn đến giờ phải hạn chế tối đa việc vệ sinh chuồng trại để có đủ nước phục vụ sinh hoạt gia đình. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, có khả năng tôi phải thuê thợ khoan giếng sâu hơn may ra mới có đủ nước dùng", chị Trần Thị Diệu, người dân thôn Cẩm Hoàng 2 chia sẻ.
Thời điểm tháng 1/2021 tới hiện tại, tình trạng giếng khơi ở Cẩm Hoàng bị hết nước trở nên phổ biến. Để có nước sử dụng, người dân thôn này đã dùng nhiều biện pháp như lắp ống dẫn vào giếng của các hộ chưa bị cạn, khoan thêm giếng mới...
Sau nhiều tháng sống trong khổ sở vì cái giếng khơi sâu hơn 10m không có nước, ngày 17/3, anh Phạm Doãn Tiến đã quyết định thuê máy khoan về để khoan giếng ở vị trí mới.
"Lần này thuê máy khoan về giải quyết dứt điểm chứ sống cả mấy tháng nay thiếu nước không chịu nổi chú à. Giếng mới này chắc chắn sẽ phải khoan sâu trên 20 m, vì tôi thấy mấy hộ bên cạnh khoan tầm này thì mới thấy mạch nước", anh Tiến cho biết.
Gia đình anh Phạm Doãn Tiến, thôn Cẩm Hoàng 2 thuê máy khoan, đang khoan giếng tìm nguồn nước.
Về nguyên nhân khiến nguồn nước ngầm bị cạn kiệt, nhiều hộ dân ở địa phương này cho rằng, mực nước đang xuống thấp ở sông Mã là lý do chính.
Theo người dân, mỗi khi mực nước trên sông Mã thay đổi, mực nước tại các giếng đào, giếng khoan của người dân cũng thay đổi theo chiều hướng tương tự. Cùng với đó, người dân cũng đặt ra nghi vấn về việc các đập thủy điện ở phía trên thượng nguồn đắp đập, giữ nước, khiến mực nước tại sông Mã (đoạn đi qua xã Vĩnh Quang) luôn ở mức thấp.
Ông Phạm Doãn Mẫn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Quang cho biết: Hiện chưa có một kết quả khảo sát, đánh giá nào của các cơ quan chuyên môn nên chưa thể khẳng định được nguồn nước ngầm ở đây bị cạn kiệt bất thường.
Song, theo kinh nghiệm và kết quả theo dõi của các bậc cao niên ở địa phương thì kể từ khi các đập thuỷ điện được xây dựng trên phía thượng nguồn sông Mã, nguồn nước mặt trên con sông này, đoạn chảy qua địa phương có thời điểm cạn đến mức có thể đi bộ lội qua sông được.
"Địa phương sẽ thống kê cụ thể về số liệu giếng khơi bị cạn kiệt và báo cáo chính quyền cấp trên đề nghị cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá và tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước ngầm bị tụt bất thường để đưa ra giải pháp khắc phục", ông Mẫn nói.
Xe khách đi lễ chùa tông đuôi xe tải ở Nghệ An: Thêm 1 người chết Thêm một nạn nhân trong vụ tai nạn giữa xe khách và xe tải ở Nghệ An không qua khỏi, nâng số người chết lên thành 2 người và 20 người bị thương. Tính đến trưa 16/3, vụ tai nạn xe khách đi lễ chùa đâm vào đuôi xe tải trên quốc lộ 1A đoạn qua huyện Nghi Lộc (Nghệ An) làm 2...