Thanh Hóa điều động hơn 1.140 công an chính quy về xã
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa công bố quyết định điều động 1.140 cán bộ, chiến sĩ công an chính quy từ tỉnh, huyện về đảm nhận các chức danh trưởng, phó công an xã và công an viên tại các xã, thị trấn.
Thanh Hóa công bố quyết định 1140 công an chính quy về làm công an xã
Ngày 29/9, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức công bố quyết định điều động công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã đợt tháng 9/2020.
Lần này, 1.140 CBCS công an chính quy các đơn vị phòng thuộc công an tỉnh và công an các huyện, thị xã, thành phố được điều động đến đảm nhiệm các chức danh phó công an xã và công an viên tại 481 xã trên địa bàn tỉnh.
Như vậy, đến nay Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều động 2.597 CBCS công an chính quy đang công tác tại công an tỉnh, công an huyện đến nhận nhiệm vụ tại 509 xã, thị trấn bảo đảm mục tiêu bố trí ít nhất 5 CBCS ở một xã và đảm bảo đúng tiến độ của Bộ Công an đã đề ra.
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa biểu dương tinh thần trách nhiệm của lực lượng CBCS đi nhận nhiệm vụ tại xã đợt này.
Ông Quyền mong muốn các CBCS khi xuống địa bàn cần nắm tình hình cơ sở, gần dân, trọng dân, phục vụ dân, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương bảo đảm ổn định an ninh trật tự, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Tại buổi lễ, Thiếu tướng Trần Phú Hà, Giám đốc Công an tỉnh động viên các CBCS ở môi trường công tác mới, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, sớm ổn định tổ chức để làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về ANTT.
Video đang HOT
Thiếu tướng Hà chỉ đạo các chiến sĩ thường trực 24/24 giờ, không làm việc hành chính, thực hiện “3 cùng” với nhân dân, làm việc theo phương châm “lúc dân cần, lúc dân khó, có công an”.
Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của lực lượng là bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 và triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Giám đốc Công an tỉnh cũng yêu cầu công an các địa phương bố trí nơi làm việc, sinh hoạt để lực lượng CBCS về nhận công tác yên tâm làm nhiệm vụ.
Phiên họp toàn thể lần thứ 18 Ủy ban Về các vấn đề xã hội
Ngày 28/9, tại Hà Nội, phiên họp toàn thể lần thứ 18 Ủy ban Về các vấn đề xã hội (UBCVĐXH) của Quốc hội đã khai mạc (diễn ra từ 28 - 30/9). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đến dự và chỉ đạo Phiên họp.
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp.
Các dự án luật, pháp lệnh tác động rất lớn đến xã hội
Theo chương trình, trong buổi sáng, UBCVĐXH của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 18 đã cho ý kiến vào dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
Tại phiên buổi chiều, Ủy ban đã cho ý kiến về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020, giai đoạn 2016- 2020 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; dự kiến đề xuất các kế hoạch, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, dự toán ngân sách năm 2021, giai đoạn 2021 - 2025 thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách.
Phát biểu chỉ đạo Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, các lĩnh vực lớn thuộc 2 Bộ (Bộ LĐ-TB&XH, và Bộ Y tế), hiện đã có các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Chỉ thị của Ban Bí thư như vấn đề tiền lương và BHXH, y tế, dân số, người có công, phòng chống ma túy...
"Đây là những dự án luật, pháp lệnh tác động rất lớn đến xã hội, người dân nên cần tiếp tục thảo luận, cho ý kiến rộng rãi hơn ở trong các Phiên họp trước khi trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp ý kiến để trình lên Quốc hội xem xét, thông qua", bà Phóng lưu ý.
Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh
Theo đó, bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Phiên họp toàn thể lần thứ 18, UBCVĐXH của Quốc hội sẽ cùng với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xem xét, thẩm tra và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nên yêu cầu các thành viên của Ủy ban, đại diện lãnh đạo các Bộ ngành, cơ quan tập trung cao độ, phát huy tối đa trí tuệ để Phiên họp đạt được kết quả cao nhất.
Tiếp tục phát huy thực hiện tốt chăm lo người có công
Về dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Luật, và lưu ý cần thiết sửa đổi một số điều của án thảo Luật này.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đồng ý với phương án 1 của dự thảo Luật là Trung tâm Dịch vụ việc làm do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thành lập và được thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực thi điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Đồng thời, quy định rõ điều kiện không thu tiền của người lao động và bảo đảm không làm phát sinh bộ máy, biên chế.
Toàn cảnh phiên họp
Ngoài ra, theo ông Sơn, các địa phương cần công khai minh bạch số lượng người đi, cũng như tăng cường bảo vệ người lao động khi làm việc ở nước ngoài.
Đối với dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi), đa số ý kiến cho rằng, tiếp tục phát huy hơn nữa thực hiện tốt việc công nhận liệt sĩ, bệnh binh thời kỳ đất nước hòa bình; chế độ chính sách đối với Mẹ Việt Nam anh hùng; thân nhân của các liệt sĩ, bệnh binh...
Giải trình rõ hơn về những vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Lao động-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ đã và vẫn đang tiếp thu ý kiến còn khác nhau của các cơ quan, đơn vị, sự chỉ đạo của cơ quan thẩm tra đối với dự thảo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).
Theo đó, Bộ trưởng khẳng định, những đối tượng cần được mức tăng hỗ trợ so với hiện hành như đối tượng trợ cấp tuất Bà mẹ Việt Nam anh hùng thì theo Bộ LĐ-TB&XH, những ai đang được hưởng 3 suất hỗ trợ thì hưởng bình thường. Còn những người thấp hơn thì sau này địa phương, ngân sách Nhà nước có điều kiện sẽ đẩy mức hỗ trợ cao hơn so với hiện tại.
Phát biểu kết luận Phiên họp, Chủ nhiệm UBCVĐXH của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu, đại diện các Bộ ngành, cơ quan và cho rằng, đây là những ý kiến rất tâm huyết để các cơ quan soạn thảo, thẩm tra các dự án Luật hoàn chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện các dự án Luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cũng đề nghị Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH tiếp tục lắng nghe, chỉnh sửa các dự án Luật để cơ quan thẩm tra, xem xét trước khi trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp, thảo luận ở những phiên họp tới trước khi trình lên Quốc hội thông qua.
Kịp thời xử lý hành vi vi phạm về dược và trang thiết bị y tế Các đại biểu đề nghị Bộ Y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về dược và trang thiết bị y tế; đặc biệt trong công tác đấu thầu. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)...