Thanh Hóa: Cơ bản khống chế được dịch cúm gia cầm
Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thanh Hóa cơ bản đã được khống chế và không có gia cầm mắc bệnh phát sinh thêm.
Trước đó, từ ngày 19/1, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xảy ra tại 27 hộ chăn nuôi của 20 thôn, 17 xã, thuộc 10 huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Dịch bệnh đã làm 5.459 con gia cầm mắc bệnh. Trong đó có 2.080 con gà, 2.447 con vịt, 790 con ngan và buộc phải tiêu hủy 14.578 con gia cầm.
Công tác phòng chống và dập dịch được đảm bảo nên đã khống chế được dịch bệnh
Ngay sau khi dịch bệnh xảy ra, các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị nơi có dịch tiến hành tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường, đồng thời bao vây dập dịch.
UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực phối hợp với các ngành, các cấp phân công cán bộ chuyên môn bám sát địa bàn cùng chính quyền và nhân dân các địa phương tích cực thực hiện các biện pháp bao vây chống dịch. Đồng thời, huy động tối đa các phương tiện, vật tư, hóa chất, vắc – xin phục vụ chống dịch theo quy định.
Video đang HOT
Thời gian sau dịch cúm H5N1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phân công lực lượng bám sát địa bàn chỉ đạo và tham gia thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo quy định.
Tăng cường giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn để phát hiện sớm dịch phát sinh để có biện pháp xử lý kịp thời. Tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, gia cầm trên địa bàn vùng dịch.
Đồng thời, tiến hành công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ, tiêm phòng vắc-xin theo kế hoạch của UBND tỉnh. Tích cực tuyên truyền tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và tự giác tham gia vào công tác phòng, chống dịch.
Đến thời điểm này, tất cả 10 huyện nơi có dịch cúm gia cầm đã qua hơn 21 ngày không có gia cầm mắc bệnh phát sinh thêm.
Duy Tuyên
Theo Dân trí
Nguyên tắc phòng ngừa khi dịch cúm gia cầm đang bùng phát
Virus gây bệnh cúm gia cầm H5N1 có khả năng biến đổi, kháng vắc-xin nên dịch bệnh này có nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để tránh nhiễm bệnh.
Theo số liệu thống kê mới nhất thì hiện nay, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 10 tỉnh, thành trên cả nước. Phải nói là từ năm 2011, virus cúm gia cầm đã có khá nhiều biến đổi, gây bất lợi cho các biện pháp phòng và chữa bệnh, nhất là đối với việc sử dụng các vắc-xin để phòng bệnh.
Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một số loài động vật có vú. Tuy nhiên, loại virus này lại có khả năng biến đổi, kháng vắc-xin nên. Chưa kể, virus này còn tồn tại cả trên các đàn thuỷ cầm nhưng lại không biểu hiện bệnh. Điều này làm cho việc kiểm soát bệnh gặp khó khăn hơn.
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố thì từ đầu năm 2012 đến nay, cả nước đã ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và cả 2 trường hợp đều đã tử vong tại Kiên Giang và Sóc Trăng. Theo kết luận thì 2 bệnh nhân trên tử vong vì không được điều trị ngay bằng thốc Tamiflu mà chỉ tới khi bệnh nặng mới được dùng thuốc thì đã muộn. Vì vậy, theo các bác sĩ, trong 3 ngày đầu phát hiện bệnh, người bệnh cần được điều trị thuốc ngay, nếu tăng gấp đôi liều lượng thuốc thì nguy cơ tử vong sẽ giảm đi nhiều.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm H5N1 có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân biết cách tự bảo vệ mình trước dịch bệnh. Chủ động phòng ngừa bệnh cúm gia cầm trên người nên tuân theo một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn:
- Tránh tiếp xúc với gia cầm gây bệnh: Nguy cơ bị bệnh cao nhất là khi tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh. Vì vậy nếu khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương. Không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm cho dù gia cầm có nhiễm bệnh hay không. Nếu gia đình có nuôi gia cầm thì khi dọn dẹp sân chuồng nên đeo khẩu trang, thiêu hủy chất thải của gia cầm một cách an toàn ở xa nơi sinh hoạt và chăn nuôi.
- Tuân thủ quy tắc an toàn khi giết mổ gia cầm: Nếu phải giết mổ gia cầm thì cần tuân theo quy tắc an toàn như: đeo khẩu trang, găng tay, cẩn thận để tránh tiếp xúc với chất thải, lông, máu và lòng của gia cầm. Sau khi mổ thì phải rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn.
- Giữ vệ sinh: Giữ vệ sinh là khâu vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, trong đó quan trọng nhất là rửa tay. Rửa tay trước, trong và sau khi chế biến thức ăn, rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi tiếp xúc với bất kì bộ phận nào của gia cầm... Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là tốt nhất vì xà phòng có khả năng sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Giữ vệ sinh khi chế biến thức ăn bằng cách dùng riêng dao, thớt cho thức ăn sống và thức ăn chín. Thực phẩm cần nấu chín kĩ, nhất là thịt và trứng gia cầm, vì nếu không các vi khuẩn sẽ không chết đi và vẫn có khả năng gây bệnh.
- Đi khám kịp thời: Khi có những dấu hiệu như sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), đau đầu, đau nhức cơ, ho khan kéo dài, đau họng, tức ngực dữ dội, khó thở, nghe phổi có tiếng ran, tím tái nhanh, mệt mỏi rã rời, tiêu chảy, rối loạn ý thức thì cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Theo dân trí
Bẩn ghê người cảnh giết mổ gia cầm tại chợ Tại khu vực giết mổ, máu, nội tạng gia cầm chảy lênh láng hòa lẫn trong nước thải. Gia cầm chưa và đã được giết mổ nằm lẫn lộn, la liệt từ trong ra ngoài. Điểm giết mổ gia cầm ở ngay phía sau khu chợ trung tâm thị trấn Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn) đã hoạt động từ hơn 10 năm nay....