Thanh Hóa: Chi gần chục triệu để xét nghiệm ADN bò
Hai “ông chủ” đều nói cùng đặc điểm nhận dạng của con bò và chịu mất tiền triệu đi xét nghiệm AND để phân định thắng thua.
Vụ tranh chấp xảy ra ở bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa giữa ông Hà Văn Mươi và ông Vi Văn Khít. Do gặp khó khăn trong điều kiện tiếp cận con bò tranh chấp và tập quán chăn thả gia súc tại địa phương nên vụ việc được Tòa án nhân dân huyện Mường Lát thụ lý và đang trong quá trình giải quyết.
Theo thông tin tại địa phương, ông Mươi đang có ý định đi xét nghiệm ADN cho con bò. Một cán bộ Chi cục thú y tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc xét nghiệm ADN cho thú y có chi phí dao động từ 5 – 10 triệu đồng.
Trước đó, Thẩm phán Nguyễn Tiến Dũng thụ lý trực tiếp vụ việc cho biết, cả hai hộ gia đình đều cho đặc điểm gần giống với đặc điểm của con bò đang tranh chấp. Tuy nhiên, đặc tính con bò này rất hung dữ nên việc tiếp cận để chứng thực thông tin gặp khó khăn.
Con bò đang tranh chấp rất hung dữ khiến việc tiếp cận điều tra gặp nhiều khó khăn.
Vì trên địa bàn xã, các hộ chăn nuôi đều chăn thả gia súc ra các khu vực tự nhiên nên việc lùa bắt kiểm soát số lượng diễn ra hàng tháng và khó xác định là của ai.
Ông Dũng cũng cho biết ông Mươi đã thông báo với Công an huyện Mường Lát về sự việc này. Theo đó, xác minh giá trị con bò khai báo trước là 12 triệu đồng, sau đó do phía đương sự giải thích là giá cả thị trường leo thang nên giá trị hiện nay của con bò là 16 triệu đồng.
Về vấn đề định giá, Tòa cũng bắt buộc phải định giá tài sản mới có thể xử lý vụ án được.
Về vụ việc, hồi tháng 3/2014, gia đình ông Mươi đã báo với chính quyền địa phương về việc bị mất một con bò giống đực màu lông đỏ, nặng khoảng 60kg và được ông đánh dấu để tránh nhầm lẫn với đàn bò của gia đình khác khi chăn thả tại khu suối của xã.
Video đang HOT
Theo lời ông Vi, nhà ông cũng bị mất tích con bò hồi tháng 8/2014 khi đang chăn thả tại khu vực rừng phòng hộ huyện Mường Lát và hay đi qua lại tại khu vực Sân Ái, chân núi Lát.
Trước đó, hồi tháng 3/2014, một con bò xuất hiện phá nương rẫy của bà con trong bản, nên thôn bản đã báo với các hộ chăn nuôi của ai thì tự đến bắt về.
Vợ của ông Khít gặp anh Hà Văn Bíu đến xem nên nói rằng đó là bò của nhà bà. Tuy nhiên, vợ anh Bíu lại khẳng định đó là con của nhà ông Mươi.
Đến tháng 10/2014, vợ ông Khít mới lùa bắt được con bò đang gặm cỏ trước cổng trụ sở UBND xã Tam Chung. Ngay sau đó, ông Hà Văn Mươi cũng đến nhận là bò của gia đình mình.
Qua giải quyết dưới cơ sở không mang lại kết quả mong muốn nên phía hai gia đình đã làm đơn gửi Tòa án nhân dân huyện Mường Lát xử lý.
Hiện con bò đang được giao trách nhiệm cho ông Khít trông nom, bảo quản, cấm không được bán, tặng cho ai. Vì đang bắt đầu vụ mùa nên việc chăn thả được yêu cầu quây khu vực, có hàng rào bao quanh để đảm bảo an ninh và mùa vụ cho bà con trong thôn.
Theo ông Ngô Công Tuấn, Chánh án TAND huyện Mường Lát: “Đây là một một vụ án ly kì mà đến bây giờ Tòa án mới thụ lý và giải quyết”.
Thạch Tú
Theo_Báo Đất Việt
Bò Úc lại đáp phi cơ về Việt Nam
Ngày 20/04/2015, chuyên cơ của hãng hàng không Singapore Airlines đã chở 400 con bò tơ được Vinamilk nhập từ Úc về Việt Nam, trong tổng số gần 1.000 con bò sữa mà Vinamilk đã nhập về trong tháng 4/2015 qua cảng Hàng không sân bay Quốc tế Nội Bài
Các "cô bò" đang được đưa lên máy bay tại Australia. 400 con bò tơ được nhập ngày 20/4/2015 là bò tơ HF chuẩn bị phối giống của Úc
Việc nhập bò giống từ Úc với số lượng lớn giúp Vinamilk tăng đàn nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu sản xuất sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa của công ty
Trong giai đoạn 2015 - 2017, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới
Chi phí khá cao, nhưng Vinamilk chọn vận chuyển bò sữa bằng máy bay nhằm đảm bảo được độ an toàn cũng như sức khỏe cho đàn bò. Trong thời gian bay, cứ 1 tiếng đồng hồ, chuyên gia lại phải kiểm tra và theo dõi nhiệt độ chung của máy bay để các "cô bò" luôn được ở trong nhiệt độ thích hợp nhất là 18-19 độ C nhằm đảm bảo sức khỏe
Sau khi được đưa từ máy bay xuống, bò được chuyển sang các xe tải để vận chuyển về trang trại của Vinamilk ở Thanh Hóa
Cũi gỗ được thiết kế đặc biệt để bò không bị rung lắc nhiều khi vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo không gian cần thiết để bò có cảm giác thoải mái, không bị mệt
Cát và rơm được trải dưới sàn xe tải vận chuyển bò
Đàn bò nhập về đợt này sẽ được nuôi cách ly tại Trang trại bò sữa Như Thanh, Thanh Hóa - một trang trại mới của Vinamilk vừa đi vào hoạt động từ cuối tháng 11/2014
400 "cư dân" mới sẽ được sự chăm sóc, nuôi dưỡng theo sự hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài do nhà cung cấp hỗ trợ. Trang trại Như Thanh có tổng vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng, công suất 3.000 con bò vắt sữa
Với số lượng gần 1.000 con bò mang thai và bò tơ đã nhập (từ Australia) và gần 2000 con đã ký hợp đồng (400 con từ Úc và gần 1600 con từ Mỹ) dự kiến nhập trong năm 2015 sẽ bắt đầu cho sữa trong một thời gian tới đây, góp phần tăng nhanh lượng sữa của các trang trại Vinamilk lên khoảng 50 triệu lít/năm.
Ngoài ra, đây sẽ là nguồn con giống bò sữa triển vọng để nâng cao khả năng sản xuất của bò sữa Việt Nam, góp phần cho việc cải thiện chất lượng và sản lượng sữa sản xuất và nâng cao số lượng đàn bò sữa tại Việt Nam.
P.Hải - 2Sao
Theo_2Sao
Hủ tục làm ma trăm triệu và treo người chết trong nhà của người H'Mông Không những treo người chết nhiều ngày trong nhà, hủ tục làm ma của người H'Mông ở Mường Lát (Thanh Hóa) vẫn còn tình trạng giết lợn, gà, trâu, bò rình rang. Có nhiều gia đình tiêu tốn cả trăm triệu đồng cho một đám ma. Từ xa xưa, người H'Mông tổ chức tang ma ngoài những tập tục thể hiện bản sắc...