Thanh Hóa: Bộ xương “Cá Ông” khổng lồ được dân lập đền thờ cúng
Xác cá voi nặng gần 40 tấn, được cho là xác cá voi lớn nhất miền Bắc, trôi dạt vào bờ biển xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa), ngư dân ở đây đã lập đền thờ. Việc lập đền thờ “Cá Ông” nhằm đáp ưng nhu cầu về tâm linh của người dân, cầu mong những chuyến ra khơi mưa thuận gió hòa, tôm, cá đầy khoang…
Người dân 2 thôn Hùng Thành và Yên Lộc, xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) gọi cá voi bằng cái tên nghiêm trang là “Cá Ông” hoặc “ Ngài Nam Hải”. Bởi đối với ngư dân đi biển nơi đây, Cá Ông, “Ngài Nam Hải” là thần hộ mệnh, là nơi gửi gắm niềm tin khi họ gặp sóng to gió lớn.
“Cá Ông” được ngư dân 2 thôn Hùng Thành và Yên Lộc, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa lập đền thờ cúng. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Đặng Văn Tính (thôn Yên Lộc), người hằng ngày trông coi bộ xương “Cá Ông” kể lại: “Tôi vẫn nhớ, vào tháng 8/2004, ngư dân đang trên đường từ ngoài biển vào cách bờ khoảng 400 mét thì phát hiện có vật gì đang trôi dạt trên mặt nước, nhìn to như ngôi nhà. Khi tiến lại gần phát hiện đó là con cá voi xanh đã chết, nặng chừng 40 tấn”.
Ngư dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc phải dùng cước quây xung quanh mới bảo vệ được toàn bộ xương cá voi. Ảnh: Vũ Thượng
“Nhận được thông tin, tôi cùng hàng trăm người dân chèo gần 30 tàu, thuyền để tiếp cận cá voi. Do kích thước cá voi quá lớn không thể đưa vào đất liền, mọi người cùng bàn lấy lưới cước vây xung quanh để bảo vệ bộ xương khỏi nước biển cuốn trôi. Người dân chúng tôi tin rằng, nơi nào được “Cá Ông” vào và ở lại đồng nghĩa sẽ đem những may mắn, an lành, phát đạt đến cho nơi đó”, ông Tính tâm sự.
Bộ xương “Cá Ông” có chiều dài khoảng 15 mét. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Đặng Văn Tính kể tiếp với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Hơn một năm sau, khi thịt “Cá Ông” đã tiêu tan hết, người dân đưa bộ xương khổng lồ lên bờ, làm vệ sinh sạch sẽ. Bộ xương có chiều dài 15 mét còn khá nguyên vẹn với 24 chiếc xương sườn (mỗi chiếc dài 1,5 mét), 40 đốt xương sống. Bộ xương đầu rất to. Đến nay, đây là bộ xương “Cá Ông” được đánh giá là còn nguyên vẹn, lớn nhất miền Bắc”.
Video đang HOT
Kể từ khi phát hiện xác cá voi, phải hơn một năm người dân xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) mới đưa hết bộ xương vào bờ thờ cúng. Ảnh: Vũ Thượng
Ban đầu, do chưa có đền thờ, ngư dân đem bộ xương bảo quản trong một khu lán lợp tạm bợ bằng fibro xi măng. Gần 10 năm sau, vào năm 2012, con em làng chài kêu gọi quyên góp xây dựng khu đền khang trang ở trung tâm làng. Bộ xương được đưa vào bảo quản trong lồng kính, mỗi ngày làng cắt cử người trông coi, hương khói chu tất.
Đứng trước “Ngài Nam Hải” ngư dân luôn cầu bình an sau mỗi chuyến vươn khơi
Thông thường cứ vào ngày 12/2 âm lịch hằng năm, ngư dân 2 thôn Hùng Thành và Yên Lộc, xã Đa Lộc lại tổ chức lễ hội Cầu Ngư ở đền thờ. Đó là dịp để dân tỏ lòng biết ơn “Ngài Nam Hải” và cầu mong một mùa đánh bắt bội thu, tàu thuyền ra khơi được bình an.
Mỗi ngày có hàng chục người dân đến tham quan, lau dọn đền thờ “Ngài Nam Hải”. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Đặng Văn Tính trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN nói rằng : “Trước kia, 2 thôn Hùng Thành và Yên Lộc vốn là vùng đất hoang sơ, nghèo khó không ai biết tới. Đến nay, đời sống người dân đã khấm khá, lúa đầy bồ, gà, lợn đầy chuồng, nhà cao tầng thi nhau mọc lên…Đồng thời, có rất đông đoàn khách thập phương trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa đến đây tham quan và chiêm ngưỡng bộ xương “Cá Ông” khổng lồ này”.
Vũ Thượng
Thanh Hóa: Giáo viên nghỉ dạy nhiều tháng vẫn được hưởng nguyên lương
Dù nghỉ dạy trong một thời gian dài với những lý do khác nhau, nhiều giáo viên tại Trường THCS Minh Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) vẫn được Ban lãnh đạo trường này "ưu ái" cho hưởng nguyên lương.
Người nghỉ nhiều tháng vẫn hưởng nguyên lương, người nghỉ 1 buổi phải đóng phạt
Theo phản ánh của giáo viên (GV) tại Trường THCS Minh Lộc, hiệu trưởng trường này không chỉ ưu ái cho một số GV được nghỉ dạy nhiều tháng liên tiếp vẫn được hưởng nguyên lương mà cuối năm còn được đánh giá "đủ ngày công" và "hoàn thành nhiệm vụ".
Đáng nói, ngoài số GV được "ưu ái" bất thường" này, GV còn lại trong trường phải thực hiện nguyên tắc "nếu nghỉ dạy 1 buổi phải đóng 100 nghìn đồng". Sự việc trên khiến nhiều GV trong trường vô cùng bất bình.
Trường THCS Minh Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) - nơi nhiều giáo viên nghỉ trong thời gian dài vẫn được hưởng nguyên lương.
Cụ thể, theo phản ánh, cô Nguyễn Thị Huệ, GV tiếng Anh sinh con thứ 3 và nghỉ dạy từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2018 mới đi dạy lại, nhưng ngoài thời gian nghỉ theo chế độ thai sản thì suốt thời gian còn lại, cô Huệ cũng không đi dạy.
Trường hợp khác là cô Nguyễn Thị Hà, GV dạy Văn - Sử mang thai lần thứ 4 và được nghỉ từ tháng 9/2018 và mới đi dạy lại vào đầu tháng 10/2019.
Vào năm học 2017 - 2018, cô Nguyễn Thị Yên, GV dạy Văn - Giáo dục công dân cũng nghỉ nguyên học kỳ 1 (nghỉ từ tháng 8/2017 đến 14/1/2018). Suốt thời gian nghỉ đó, cô Yên có đến trường ít lần nhưng không dạy.
Tất cả trường hợp trên, đều được lãnh đạo trường "tạo điều kiện" cho hưởng nguyên lương.
Thậm chí, thầy Nguyễn Văn Thái, GV dạy Âm nhạc, năm học 2018 - 2019 nhiều tháng liền không đi dạy, nhưng ban giám hiệu vẫn xếp thời khóa biểu, sổ điểm vẫn có tên và vẫn nhận nguyên lương.
Việc hiệu trưởng trường này "ưu ái" cho các GV nói trên là thế, nhưng đối với một số GV khác thì vị này lại yêu cầu GV nào xin nghỉ dạy 1 ngày sẽ bị trừ vào lương với số tiền là 100.000 đồng. Các GV rất băn khoăn vì số tiền trên không được chi trả cho những GV khác dạy thay và không biết dùng vào mục đích gì.
"Cùng lắm sẽ kêu gia đình trả lại cho ngân sách huyện"!
Trao đổi về vấn đề trên, bà Mai Thị Tảo - Hiệu trưởng Trường THCS Minh Lộc thừa nhận có tạo điều kiện cho GV.
"Năm học 2018 - 2019 nhà trường có tạo điều kiện cho thầy Nguyễn Văn Thái, GV Âm nhạc nghỉ dạy, nhưng mọi quyền lợi thầy vẫn được hưởng là do thời điểm này thầy giáo ấy ốm, cũng như điều kiện gia đình đang khó khăn về kinh tế. Về việc này, cùng lắm nếu tôi bị kỷ luật, tôi sẽ kêu gia đình truy thu và nộp lại số tiền của mấy tháng lương đó để trả lại cho ngân sách huyện, về lý là tôi sai, nhưng tôi làm vì cái tình".
GV nghỉ dạy vẫn được hưởng nguyên lương được bà Mai Thị Tảo, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng làm vì cái tình.
"Cô Huệ, cô Hà và cô Yên thì có nghỉ, nhưng nói nghỉ suốt thời gian dài như trong nội dung phản ánh là chưa được chính xác. Trong thời gian nghỉ đó thi thoảng các cô ấy vẫn ra trường đi dạy, nhưng dạy lẻ tẻ, không thường xuyên.
Tôi cho các cô ấy nghỉ như vậy là vì thời gian đó các cô ấy mang thai, việc các cô ấy có tuổi lại mang thai nên đi lại rất khó khăn. Khi mang thai, các cô ấy đã báo cáo và chúng tôi đã tạo điều kiện cho nghỉ. Nhưng tôi vẫn nói, trong thời gian nghỉ, lúc nào có sức khỏe thì sẽ đến trường đi dạy" - Hiệu trưởng Trường THCS Minh Lộc phân trần.
Tại sổ ghi đầu bài của cô Huệ trong thời gian từ tháng 10/2016 đến tháng 3/2018 cho thấy 3 tháng đầu năm 2018 cô Huệ không đi dạy, còn suốt thời gian trước đó thì có chữ ký của cô giáo này trong vài tiết học. Đối với sổ điểm của cô Hà và cô Yên, bà Tảo cho biết "hiện giờ chưa tìm thấy và hẹn sẽ cung cấp vào dịp khác".
Liên quan đến việc trên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc cho biết đã nhận được đơn thư và sẽ cho thanh tra vào cuộc xác minh, làm rõ, trong đó có cả nội dung thu nhiều khoản trái quy định đầu năm học.
Bình Minh
Theo dantri
Xâm nhập vùng dịch cúm A H5N6 tại Thanh Hóa Cùng với việc phải đối mặt với dịch Covid-19, Thanh Hóa đang phải đối mặt với 2 mối lo dịch bệnh trên động vật là dịch tả lợn châu Phi và dịch cúm A H5N6. Cánh đồng thôn Lai Thịnh được xem là tâm điểm của dịch cúm A H5N6 có rất nhiều trang trại chăn nuôi, quy mô mỗi trang trại hàng...