Thanh Hóa báo cáo Trung ương vụ “ngư dân Sầm Sơn” phản đối FLC
Sau cuộc đối thoại của Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa – Trịnh Văn Chiến với bà con ngư dân các phường Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn và xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn ngày 7.3 vừa qua, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có báo cáo Trung ương về vụ việc này.
Sau cuộc đối thoại của Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ngư dân Sầm Sơn đã trở lại đi biển bình thường.
Theo báo cáo này, khi dự án “Cải tạo không gian ven biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương” hoàn thành, nhà đầu tư chỉ quản lý, kinh doanh dịch vụ trong phạm vi các kiốt, nhà tắm tráng nước ngọt. Còn UBND thị xã Sầm Sơn sẽ quản lý toàn bộ các công trình công cộng như: Bãi tắm, bãi biển, công viên, khuôn viên nhạc nước… Người dân sẽ tiếp tục được đăng ký kinh doanh các dịch vụ.
Chủ trương chỉnh trang bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương là để trở thành một trong những bãi biển đẹp nhất cả nước. Việc giải bản (phá bỏ) tàu, thuyền có công suất máy chính dưới 20CV; đóng mới, mua mới tàu cá khai thác hải sản có công suất tử 30 CV trở lên và di chuyển bến thuyền ra khỏi bãi biển du lịch cũng hoàn toàn thực hiện theo chủ trương của Trung ương và phù hợp với với xu thế tất yếu phát triển du lịch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh chưa có bất cứ một văn bản chỉ đạo nào quy định về thời hạn phải di dời bến thuyền ra khỏi dự án trước khi xây dựng được bến mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, do nhận thức pháp luật còn hạn chế, do cuộc sống mưu sinh trước mắt và bị một số kẻ xấu xúi giục, kích động, nên các ngày từ 29.2 đến 6.3 vừa qua, nhiều ngư dân ở các xã, phường nói trên đã tụ tập đông người, kéo đến nơi làm việc của các cơ quan cấp tỉnh, cấp thị để khiếu kiện. Ngày đông nhất có trên 400 người tụ tập trước Trụ sở UBND tỉnh…
Trước bức xúc của người dân, tỉnh Thanh Hóa thống nhất cách giải quyết: Gia đình ngư dân nào đồng ý với chủ trương, chính sách của tỉnh đã ban hành, thì thực hiện các quy đinh theo Quyết định 705/2016- QĐ/UBND ngày 1.3.2016 của UBND tỉnh. Các gia đình nào chưa thống nhất với chủ trương, chính sách của tỉnh, thì vẫn duy trì việc khai thác, đánh bắt hải sản và neo đậu như hiện nay. Khi Nhà nước đầu tư xây dựng xong bến mới, đảm bảo về cơ sở hạ tầng thì khuyến khích ngư dân đưa thuyền, bè về neo đậu ở bến mới…
Về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân cán bộ liên quan đến vụ việc này, báo cáo cho biết: Lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm sâu sắc việc để xảy ra vụ việc nêu trên để rút kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ sắp tới.
Theo_Dân việt
Ngư dân Sầm Sơn vẫn đánh bắt hải sản, neo đậu tàu thuyền bình thường
Sau khi nghe lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa thông báo tình hình đầu tư các dự án trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, trong đó có dự án "Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn"; phổ biến nội dung quyết định số 705/2016/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân xã Quảng Cư, các phường: Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn bị ảnh hưởng bởi dự án trên; các hộ, ngư dân đã thẳng thắn phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình.
Nhân dân khẳng định, ủng hộ chủ trương đầu tư, cải tạo bãi biển, phát triển du lịch ở Sầm Sơn. Do công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương ảnh hưởng trực tiếp đến mưu sinh hằng ngày nên bà con kiến nghị tỉnh xem xét, bố trí một phần bãi biển để làm bến neo đậu tàu thuyền, duy trì nghề khai thác hải sản truyền thống.
Lắng nghe, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, đồng chí Trịnh Văn Chiến nêu rõ: Để xảy ra sự việc như trong những ngày qua là rất đáng tiếc. Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của cấp uỷ, chính quyền tỉnh,Bí thư tỉnh ủy thấy mình có khuyết điểm với bà con Sầm Sơn. Song, một bộ phận người dân do chưa nhận thức đúng đắn nên đã tụ tập đông người kéo lên các cơ quan của tỉnh và thị xã Sầm Sơn. Đây là việc làm vi phạm pháp luật, hạ thấp hình ảnh tốt đẹp của con người Sầm Sơn và Thanh Hóa.
Đồng chí Trịnh Văn Chiến khẳng định: Biển, bờ biển nói chung, trong đó có Sầm Sơn là của đất nước, của người dân nhưng biển, bờ biển phải được Nhà nước quản lý. Tỉnh không thu biển, thu bờ biển để giao cho bất cứ doanh nghiệp nào. Vì làm như vậy là trái với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Sầm Sơn có bờ biển đẹp, nổi tiếng lâu nay nhưng chúng ta chưa khai thác hiệu quả. Do vậy, tỉnh chủ trương cải tạo, chỉnh trang bờ biển phía đông đường Hồ Xuân Hương nhằm đưa bãi biển Sầm Sơn thành một trong những bãi biển đẹp nhất cả nước.
Theo đồng chí Trịnh Văn Chiến, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, nhiều người dân Sầm Sơn đã hy sinh một phần lợi ích của mình cho sự phát triển của thị xã và của cả tỉnh. Quá trình thực hiện dự án không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn đã làm ảnh hưởng đến một bộ phận ngư dân bốn phường, xã. Tỉnh căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó quy định: Các tàu, thuyền, bè, mảng khai thác thuỷ sản gần bờ có công suất dưới 20 CV thì sẽ bị hạn chế và tiến tới sẽ cấm để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phục vụ cho sự phát triển lâu dài của đất nước nên thống nhất chủ trương, xây dựng quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên.
Đồng chí Trịnh Văn Chiến khẳng định, chủ trương của Chính phủ, của tỉnh là đúng đắn nhưng cơ chế, chính sách thực hiện chủ trương mới ban hành từ 1-3-2016 nên việc tuyên truyền, vận động, phân tích cho bà con hiểu thấu đáo, rõ lợi ích, thấy được cơ hội thay đổi, nâng cấp nghề còn hạn chế. Tỉnh không có văn bản nào nói rõ thời điểm cụ thể phải di chuyển bến thuyền mà chỉ có Thông báo số 01-TB/VPTU: Giao Thị ủy, UBND thị xã Sầm Sơn tìm bến đỗ mới và xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại bến mới, bảo đảm các yêu cầu cho ngư dân neo đậu thuyền, bè, mủng; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân phù hợp; tổ chức tuyên truyền, vận động, thống nhất với bà con ngư dân, khi đủ điều kiện cần thiết mới tổ chức chuyển sang bến mới.
Qua đối thoại, phân tích, tỉnh Thanh Hóa thống nhất quyết định: Bà con nào đồng ý với chủ trương, chính sách của tỉnh thì nhận tiền hỗ trợ và thực hiện các quy định theo quyết định số 705/QĐ-UBND. Bà con nào vì nhiều lý do, chưa thống nhất với chủ trương, chính sách của tỉnh thì cứ lao động, sản xuất bình thường như trước. Cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật bảo đảm cuộc sống bình yên cho người dân; điều tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật. MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân sớm ổn định cuộc sống.
Tỉnh ủy Thanh Hóa sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm điểm sâu sắc để xảy ra vụ việc đáng tiếc nhiều ngày qua, rút kinh nghiệm trong thực hiện các nhiệm vụ sắp tới.
MAI LUẬN
Theo_Báo Nhân Dân
Rác tràn khắp nơi: Chính quyền lúng túng Người dân sống dở chết dở vì rác thải gây ô nhiễm môi trường nhưng chính quyền thì lúng túng vì chưa có giải pháp căn cơ 15 năm qua, người dân phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa phải "sống chung" với rác thải. "Chúng tôi rất đau đầu" Ông Nguyễn Hữu Hào (ngụ phường Trung Sơn) cho biết...