Thanh Hóa: Ai chỉ đạo lao máy xúc tiền tỷ chặn dòng lũ, cứu đê?
Tuyến đê sông Cầu Chày bị vỡ, trong lúc cấp bách, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch tỉnh đã chỉ đạo lao máy múc xuống sông để cứu đê.
Mấy ngày qua, hình ảnh chiếc máy xúc cỡ lớn lao xuống sông Cầu Chày, huyện Thọ Xuân để chặn dòng nước, cứu tuyến đê sắp vỡ gây xôn xao.
Chiếc máy múc được ông Quyền, PCT tỉnh chỉ đạo lao xuống dòng chặn lũ, cứu đê
Qua tìm hiểu, người chỉ đạo trực tiếp và quyết định việc đẩy máy múc này là Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đức Quyền.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch xã Xuân Minh cho biết, sáng 12/10, thời khắc xảy ra vỡ đê, hàng trăm chiến sĩ và lực lượng tại chỗ đã được huy động đến ứng cứu.
Tuy nhiên, cứ bỏ cái gì xuống đều bị nước lũ cuốn trôi, lực lượng hộ đê gần như bế tắc.
Trước thời khắc đó, Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Đức Quyền quyết định lao máy xúc xuống để chặn đoạn vỡ.
Video đang HOT
Máy xúc làm điểm tựa cho việc đổ đất đá bảo hộ đê
Kết quả đã cứu thành công được tuyến đê sông Cầu Chày, hàng ngàn hộ dân của 6 xã nguy cơ bị ảnh hưởng bị một phen hú vía.
Quyết định sáng suốt
Ông Nguyễn Đức Quyền chia sẻ, khoảng 3h30, ngày 12/10, Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão huyện báo cáo xảy ra sự cố đê tại cống bơm Quang Hoa.
“Trên đường lên, tôi đã chỉ đạo phải điều ngay một tàu sắt thường ngày chở cát, chất đầy đá vào tàu, chuyển ra vị trí đê gặp sự cố để đánh đắm. Tuy nhiên, trên sông Cầu Chày không có tàu sắt. Phương án này coi như thất bại.
Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Quyền chỉ đạo ứng cứu đê sông Cầu Chày
Khi lên tới nơi khoảng 5h sáng, hàng trăm người đang tức tốc bảo vệ đê nhưng nước chảy xiết, độ chênh lệch giữa nước sông và bên trong đồng phải tới 5m. Bao nhiêu đất đá, rọ sắt, cả những bụi tre lớn đều bị dòng nước nuốt chửng”, ông Quyền kể.
Tình thế vô cùng cấp bách, nước tràn vào rất nhanh nguy cơ cả đoạn đê dài sẽ bị cốn phăng nếu như xử lý không kịp. Lúc này anh em trong đoàn đề xuất cho xe tải lớn, chở đầy đá lao xuống chặn dòng lại.
Xe tải của công ty Miền Tây đã chuẩn bị sẵn sàng lao xuống. Nhưng nước xiết quá, sợ rằng chiếc xe tải cũng không thể chống đỡ được.
Ngay lúc này có 2 chiếc máy múc gần đó, ông bàn với lãnh đạo huyện Thọ Xuân cùng với các DN đang ứng cứu đê đưa một chiếc máy xúc xuống vì nó có gàu cắm được xuống đất và có bánh xích sẽ không bị trôi.
“Trong tình huống khẩn cấp, để cứu đê, tôi đã quyết định đẩy một chiếc máy múc loại lớn thả xuống làm điểm tựa để đắp đất đá bảo hộ đê. Sau đó dùng các tấm chăn sắt dài và các rọ sắt bỏ đầy đá thả xuống mới chặn được nước lồng vào”, ông Quyền chia sẻ.
Ông Ninh Quang Vinh, GĐ công ty Miền Tây cho biết, lúc đó tình thế rất nguy cấp, trong đầu chỉ nghĩ bằng mọi giá phải vá cho bằng được chỗ thủng của đê nhằm tránh một thảm họa đáng tiếc có thể xảy ra.
“Kể cả 2 hoặc 3 cái máy xúc, ô tô tôi cũng sẵn sàng bỏ ra để vá đê, tất cả vì cái chung”, ông Vinh chia sẻ.
Theo ông Quyền, sắp tới tỉnh sẽ tặng thưởng đột xuất cho các lực lượng tham gia cứu đê, trong đó có công ty Miền Tây, công ty Tiến Đạt .
Theo Lê Anh (VNN)
Vì sao phải đẩy máy xúc tiền tỷ xuống dòng nước lũ để vá đê?
Chủ tịch UBND xã đã thông tin về việc đẩy máy xúc xuống dòng nước lũ để vá đoạn đê bị thủng.
Hai ngày qua trên mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại hình ảnh một chiếc máy xúc được đẩy xuống dòng nước lũ đang chảy cuồn cuộn nhằm chặn dòng chảy để vá đê.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Xuân Minh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) xác nhận, sự việc trên diễn ra vào sáng 12.10 tại khu vực bờ đê sông Cầu Chày thuộc địa bàn xã.
Trước đó, do mưa lớn liên tục trong những ngày qua khiến lũ dồn về các vùng hạ lưu, trong đó huyện Thọ Xuân chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ông Sơn cho biết, khoảng gần 4h sáng 12.10, một đoạn đê sông Cầu Chày, thuộc địa phận xã Xuân Minh bị thủng một đoạn. Để kịp thời ngăn dòng nước lũ, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng lên đến hàng trăm người khẩn trương cứu đê.
Một chiếc máy xúc được đẩy xuống dòng nước lũ để vá đoạn đê bị thủng. (Ảnh cắt từ clip)
Sau khi nhận được thông tin hai Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền cùng lãnh đạo UBND huyện Thường Xuân đã về trực tiếp về chỉ đạo các lực lượng khắc phục sự cố.
Theo ông Sơn, nếu đoạn đê trên bị vỡ, nhiều xã của huyện Thường Xuân sẽ bị ngập trong nước lũ. UBND tỉnh sau đó đã huy động thêm các đơn vị quân đội, công an, cảnh sát PCCC và phương tiện của cả vùng tới cùng chính quyền địa phương và người dân cứu đê.
"Ban đầu chúng tôi chèn lấp đoạn đê thủng bằng cây gỗ, cọc che... nhưng vẫn bị dòng nước chảy mạnh cuốn trôi. Trong lúc nguy cấp, lực lượng chức năng quyết định đẩy máy xúc xuống đoạn đê bị thủng chặn dòng nước. Sau đó lực lượng chức năng tiếp tục gia cố bằng đất đá để giữ đê", ông Sơn cho biết.
Theo ông Sơn, đến chiều cùng ngày (12.10), đoạn đê bị thủng cơ bản đã được gia cố ổn định.
Ông Sơn cho biết, chiếc máy xúc bị đẩy xuống để vá đê là của Công ty Tiến Đạt (đơn vị thi cống tiêu ở bờ đê sông Cầu Chày), ước tính chiếc máy xúc có giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Theo Danviet
Lũ "khoan" thủng đê, hàng nghìn hộ dân bị đe dọa Tuyến đê sông Cầu Chày, đoạn chạy qua địa bàn xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã bị vỡ, nước tràn vào khu vực nội đồng và dân cư khiến hàng nghìn hộ dân phía trong đê của nhiều xã trên địa bàn huyện Thọ Xuân bị đe dọa. Vào khoảng 4h sáng nay ngày 12/10, nước lũ từ thượng nguồn...