Thanh Hằng – Dũng ‘khùng’ dính nghi án đang yêu
Những hình ảnh tình tứ của cả hai và lời khẳng định của vị đạo diễn “Mỹ nhân kế”: “Tôi có tình cảm với Thanh Hằng cũng bình thường” làm dấy lên tin đồn này.
34 tuổi, Dũng “khùng” nắm trong tay nhiều bộ phim được nhiều người yêu thích như Nụ hôn thần chết, Những nụ hôn rực rỡ… hay mới đây nhất là Mỹ nhân kế. Anh trở thành đạo diễn được yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Chính tài năng của người đàn ông này đã mang lại thành công rực rỡ và vô số tin đồn tình cảm với các mỹ nhân trong giới showbiz.
Trước đây, khi được hỏi về mới quan hệ tình cảm với đạo diễn Quang Dũng, Khánh Thi vui vẻ chia sẻ: “Thật ra chúng tôi đã thích nhau 3 năm, ngay từ khi làm Bước nhảy hoàn vũ mùa đầu tiên, lần đầu gặp đã có cảm tình với nhau. Lúc đó, anh ấy có bạn gái khác nhưng cái phiêu của hai đứa với nhau là có. Tôi có những vấn đề về nghề nên hay gọi điện hỏi han, bẵng đi vài tháng tôi cũng chẳng hỏi nữa”.
Khánh Thi và Quang Dũng.
“Đến một ngày, tôi cảm thấy ngạc nhiên, sốc nhất là khi đến nhà bạn tôi chơi, anh ấy mở piano, tự chơi một bản nhạc và hát. Hình ảnh đó làm tôi… choáng, không nghĩ một gã xù xì như thế lại có thể làm được những điều đấy. Tôi bị đánh gục hoàn toàn từ giây phút đó”, cô nói.
Khi tin đồn cả hai đám cưới vào cuối năm làm nhiều người hào hứng, bất ngờ Dũng “khùng” tuyên bố: “Có bao giờ tôi tự nhận mình và Khánh Thi yêu nhau đâu, giờ có chuyện chia tay. Lúc người ta nói tôi yêu cũng không nói gì, giờ người ta đồn im lặng tôi cũng vậy thôi”. Theo một nguồn tin riêng, cả hai đã đường ai nấy đi.
Quang Dũng và Thanh Hằng vui vẻ cạnh nhau khi thực hiện dự án Mỹ nhân kế.
Kể cả tôi có tình cảm với Thanh Hằng cũng bình thường.
Khi dự án Mỹ nhân kếgây nhiều chú ý, tin đồn tình cảm của Quang Dũng và Thanh Hằng làm nóng dư luận. Không phải ngẫu nhiên công chúng đưa ra những lời đồn đoán thất thiệt. Ngoài việc Thanh Hằng là một trong những cộng sự rất ăn ý với anh trong nhiều tác phẩm trước như Nụ hôn thần chết và Những nụ hôn rực rỡ, nụ cười của cô cũng là một trong những điều mà anh rất ưng ý.
Video đang HOT
Quang Dũng thừa nhận: “Cô ấy cười, tôi có một Kiều Thị, cô ấy khép miệng tôi lại có thêm một Kiều Thị khác hẳn. Tôi làm Mỹ nhân kế vì Thanh Hằng và Hà Tăng”.
Mới đây, nàng Kiêu Thị xinh đẹp trong bô phim Mỹ nhân kê đã khoe hình ảnh cô tô son cho đạo diên Nguyên Quang Dũng. Trong bức ảnh, vị đạo diên lừng danh khá nghe lời người đẹp khi nhắm mắt đê mặc cô trang điêm cho gương mặt mình. Vì vây, Thanh Hằng đã chú thích trong bức ảnh: “Thât ngoan…”. Bên cạnh đó, việc cả hai không ngần ngại thể hiện tình cảm yêu mến như ngả đầu vào vai nhau làm nhiều người nghi ngờ.
Bức ảnh trên trang cá nhân của Thanh Hằng làm nhiều người tò mò về mối quan hệ tình cảm của cả hai.
Khi chúng tôi hỏi về mối quan hệ tình cảm với Thanh Hằng, Dũng “khùng” vui vẻ cười: “Bình thường thôi (cười). Kể cả tôi có tình cảm với Thanh Hằng cũng bình thường, mà không cũng bình thường. Tại mọi người nghĩ sâu xa quá. Tôi nghĩ không nhất thiết phải là yêu đương, nhưng khi người ta có tình cảm làm việc với nhau sẽ tốt hơn. Vì đây là nghề thuộc về cảm xúc, nếu tôi chọn một diễn viên mình không ưa vào vai diễn do tôi tưởng tượng ra làm sao tôi có thể làm việc được”.
Một mỹ nhân xinh đẹp, lao động nghệ thuật nghiêm túc. Một vị đạo diễn vui tính, tài năng. Nếu họ là cặp đôi thật sự ngoài đời chắc hẳn sẽ nhận được sự yêu mến và chúc phúc của nhiều người.
Theo NCĐT
Tự truyện của đạo diễn Dũng "khùng" (1)
Sinh 1978, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thuộc thế hệ những đạo diễn trẻ đang rất sung sức hiện nay của điện ảnh Việt. Làm đạo diễn show ca nhạc, event, video clip, phim truyền hình... nhưng tên anh được nhắc nhiều nhất ở địa hạt phim điện ảnh.
Khi còn nhỏ, tôi được tiếp xúc với quá nhiều "cao thủ" trong giới văn nghệ. Những lần tụ họp ca hát, đọc thơ, tán gẫu của các bác các chú: Nguyễn Tuân, Trịnh Công Sơn, Văn Cao, Nguyễn Duy, Hoàng Hiệp, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Nguyễn Trung, Ca Lê Thắng... phần nào đã ảnh hưởng đến tuổi thơ của tôi.
Tôi có vẻ lơ mơ như nghệ sĩ từ lúc 4 tuổi, cũng tập tành cầm cây đàn mandolin của ba "quẹt" tầm bậy tầm bạ hát nghêu ngao lòng vòng trong xóm. Rồi một ngày bỗng dưng tôi hát nghêu ngao vài câu: " Mẹ đi vắng, mẹ đi vắng con sang chơi nhà bạn, con cầm cây đàn con hát, hát cho mẹ về với con".
Đó là một trong những mớ bồng bồng những câu hát ngẫu hứng hằng ngày, và nó dường như có nghĩa nhất, nên thường được ba mẹ, anh chị yêu cầu hát mỗi khi khách đến nhà và ông anh trai kế lớn hơn tôi 5 tuổi bắt đầu biết viết chữ đã rành rọt ghi lại.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng năm 6 tuổi bên cạnh ba - nhà văn Nguyễn Quang Sáng và anh trai
Rồi cũng như những đứa trẻ khác, tôi và anh trai cũng bị cái bệnh rất "mốt" thời kỳ đó là... sốt xuất huyết. Lúc đó dường như muỗi là loại động vật tuy không ai nuôi mà nhà ai cũng có và rất đông, rất béo tốt. Thế là hai anh em cùng nằm chung bệnh viện Nhi Đồng. Ông anh trai vô 15 chai nước biển, tôi chỉ vô 5 chai, nhưng lại bị sốc nước biển. Nhưng "thần chết" chưa... ngoắc tôi, có lẽ số tôi lớn.
Thời điểm đó gia đình tôi khó khăn. Chú Trịnh Công Sơn cũng biết nhưng chú khó giúp đỡ gì được nhiều, vì ngày đó ai cũng nghèo như nhau. Mà nghệ sĩ họ thường giúp đỡ lẫn nhau bằng tinh thần. Chú Sơn ngồi viết lại bài hát Mẹ đi vắng. Và từ đó bài hát này được nhiều thế hệ thiếu nhi hát trên sân khấu, tivi và được in báo. Cái tên Nguyễn Quang Dũng được "ăn ké" nằm cạnh cái tên nhạc sĩ lớn của Việt Nam.
Chưa kể tôi là một trong những người may mắn được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phổ nhạc lời thơ. Lúc ấy tôi nghĩ chú Sơn muốn viết một bài thiếu nhi làm kỷ niệm cho gia đình tôi và "củng cố tinh thần" ba tôi trong lúc khốn khó.
Tôi nhớ mãi cái ngày tôi được lãnh nhuận bút bài hát đó khi được đăng báo là 70 đồng, phần lời bài hát được 35 đồng nhưng chú Sơn đưa cho tôi hết. Má tôi đã dùng số tiền nhuận bút đó mua hai đôi giày cho anh em tôi. Vậy là năng khiếu âm nhạc của tôi được mọi người ủng hộ tuyệt đối. Và theo phong trào các con em gia đình văn nghệ sĩ, tôi được vào nhạc viện học ký xướng âm (vì lúc đó chưa có tiền mua đàn để học, với lại tôi mới chỉ 5 tuổi).
Tôi vào nhạc viện học nhạc lý. Má dẫn bộ hai anh em đi. Anh tôi thì chẳng hề thích nhạc mà lại thích vẽ, nên ông anh ngồi ngoài bậc thềm chép bài giùm tôi và rất hăng say vẽ... những nốt nhạc. Nhưng ký xướng âm là môn mà chẳng bao giờ tôi có thể hoàn thành trọn vẹn được 7 nốt nhạc. Vì tôi bị ngọng, chữ "L" đọc thành âm "Ng". Cho nên cứ xướng âm Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol thì lại "Nga".
Cô giáo dừng lại và tôi cứ "Nga, Nga" hoài. Đó là lý do chẳng buổi học nào tôi đọc trọn vẹn đọc được 7 nốt nhạc. Mấy tháng trời với những buổi cứ "nga" là dừng lại... Rồi dần dần tôi bắt đầu sợ hãi... âm nhạc. Từ đó tôi không còn nghêu ngao nữa, tôi như bị "mặc cảm", bị "tịt ngòi" với âm nhạc luôn, mãi đến sau này...
Vậy là coi như tôi không còn ý muốn đi theo con đường âm nhạc nữa. Tôi là một đứa trẻ nhỏ thó, gầy nhom. Có lẽ đó cũng là cái vóc dáng thịnh hành thời kỳ đó vì đứa nào cũng bị suy dinh dưỡng và thiếu canxi.
Tôi bệnh tối ngày, hết chảy máu cam đến sốt, cảm, ho... Vậy là ba tôi quyết định cho tôi đi chơi thể thao cho khỏe. Và theo truyền thống gia đình tôi đi tập môn bóng bàn, bởi ba tôi chơi môn này thuộc dạng vô địch của hội văn nghệ thời kỳ ba còn ở ngoài miền Bắc. Tôi vào đội bóng bàn và trở thành đứa nhỏ nhất, đứng chưa đến cái bàn.
Nhưng không sao, thiếu nhi có cái bàn nhỏ hơn và thấp hơn. Tôi nhận ra mình cực kỳ có năng khiếu vì từ nhỏ đã đi theo ba và anh coi mọi người đánh bóng bàn bao nhiêu năm, nên các động tác dường như nó đã có sẵn trong tiềm thức.
Đệm đàn cho anh trai hát trong một bữa tiệc của gia đình.
Tôi nhớ ngày đầu tiên cầm cây vợt bóng bàn là tôi đã đánh đúng động tác và giống như đã biết đánh rồi. Thế là "sự nghiệp" bóng bàn của tôi bắt đầu với sự tiến bộ vượt bậc và nhanh hơn hẳn những bạn chung lứa. Tôi được chọn vô năng khiếu với các huy chương cấp thành phố lần lượt được thu gom về nhà, nhưng khuyết điểm lớn nhất của tôi lại là thể lực quá yếu.
Những giáo án thể lực với tôi dường như quá nặng nề, dần dần tôi chuyển qua tập thể lực với... đội nữ. Ngày càng lớn thì vấn đề học hành ở trường trở nên căng thẳng hơn. Tôi ít tập hơn, một tuần chỉ tập ba buổi rồi ít dần...
Con đường để trở thành vận động viên theo đó dần dần mờ đi. Đến khi 15 tuổi thì hầu hết các VĐV phải chọn con đường chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp. Ai theo chuyên nghiệp thì nghỉ học ở trường chuyển qua học bổ túc để tập trung cho thể thao nhiều hơn.
Thế là tôi đành chia tay với bóng bàn chuyên nghiệp. Lúc đó tôi vừa học hết lớp 9 (trường Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM) và sau đó thì đậu vào trường cấp 3 Hoàng Hoa Thám (quận Bình Thạnh).
Đấy. Với những năng khiếu chợt lóe lên rồi biến mất thật sự là vấn đề suy nghĩ của gia đình tôi về tương lai của tôi. Có nhiều người cứ nghĩ tôi là con nhà văn, một nhà biên kịch nổi tiếng nên bây giờ trở thành một đạo diễn phim là chuyện hoàn toàn hợp lý. Nhưng thật sự con đường đi vào điện ảnh của tôi thật... tình cờ.
Tôi là đứa học dốt nhất nhà, có thể gọi là học dốt đặc biệt. 12 năm tôi đi học là 12 năm tôi giữ vững "phong độ" học sinh... trung bình, vừa đúng điểm trung bình lên lớp tất cả các học kỳ từ lớp 1 đến lớp 12. Đặc biệt dốt nhất là môn văn, thật là khó khăn để được điểm 5. Lý do là tôi viết sai chính tả kinh khủng. Chẳng biết vì sao?
Cái bệnh đãng trí có từ nhỏ, không thể nhớ nổi ngữ pháp tiếng Việt... Với lại dường như tôi không hợp với những gì học hành theo trường lớp, không thể nhớ nổi cái gì mà người khác nghiêm túc dạy dỗ. Cái gì vui vui hài hước thì dễ nhớ. Không như anh trai tôi tuy cũng thuộc hạng dốt văn nhưng đổi lại anh ấy giỏi Toán, Lý và đặc biệt là năng khiếu vẽ xuất sắc từ nhỏ, nên không có gì ngạc nhiên khi tốt nghiệp cấp 3 anh thi vào trường Kiến trúc và đậu ngon lành.
Đạo diễn nổi tiếng từng là người học dốt nhất nhà.
Rồi trong một bữa cơm gia đình, ba tôi ngồi suy tư nhìn tôi một chặp rồi hỏi: " Ba không biết mai mốt con làm nghề gì? Ba chẳng thấy con có năng khiếu rõ rệt về cái gì cả?". Câu hỏi của ba tôi cũng làm tôi bối rối, bởi vì lúc đấy tôi đã 17 tuổi, tức là cái tuổi chuẩn bị thi đại học.
Thật là may mắn, trong cái khoảnh khắc khó xử đó thì chị tôi chuyển sang kênh tivi đang chiếu Cánh đồng hoang (phim do ba tôi viết kịch bản, chú Hồng Sến làm đạo diễn). Thế là tôi tìm được "cái phao" để bám vào trả lời, tôi nói ngay: " Mai mốt ba viết kịch bản phim còn con làm đạo diễn".
Tôi không ngờ câu nói cho qua như vậy mà làm ba tôi vui, làm ba tôi tin là tôi đã chọn nghề nghiệp. Ba tôi nhớ và nhắc mãi cho đến khi tôi đăng kí thi vào Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh năm 1996. Thế là điện ảnh đã bắt đầu với tôi từ đó...
Theo Mục tím
3 lý do Dũng 'khùng' mê Thanh Hằng Lần thứ ba đóng vai chính phim Nguyễn Quang Dũng, Thanh Hằng đã khiến chàng đạo diễn khó tính với biệt danh Dũng "khùng" phải "tâm phục khẩu phục". Mỹ nhân kế là bộ phim thứ ba Thanh Hằng đóng vai chính trong phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Nụ cười của Thanh Hằng Ngoài việc Thanh Hằng là một trong những...