Thanh Hằng: ‘Ai rồi cũng có bước ngoặt thay đổi bản thân’
Thanh Hằng vừa giới thiệu ấn phẩm tiểu thuyết Mẹ Chồng được chuyển thể từ bộ phim cùng tên được phát hành cách đây 5 năm với sự tham gia đông đảo của người hâm mộ.
Khi bộ phim điện ảnh Mẹ Chồng ra mắt, vai diễn Ba Trân của Thanh Hằng đã khắc họa thành công và đầy ám ảnh về thân phận người phụ nữ ở chế độ phong kiến đặt nặng tư tưởng ‘trọng nam khinh nữ’, nhất là kiếp làm dâu.
Cuốn tiểu thuyết với văn phong đậm chất miền Tây Nam Bộ, lối kể chuyện chậm rãi, điềm tĩnh như đưa người đọc trở thành nhân chứng, chứng kiến từng biến cố của gia đình Hội đồng Lịnh; đồng thời cho người đọc thấy được sự thay đổi của nhân vật chính, người con gái tên Ba Trân xinh đẹp, ngoan hiền trở thành người con dâu luôn phải sống trong lo lắng, sợ hãi mẹ chồng; biến chuyển thành ‘Bà hội đồng’ Ba Trân độc ác, mẹ chồng hà khắc và không kém phần độc đoán ở vùng đất Đại Điền.
Và lớp thế hệ làm dâu tiếp theo: Tư Thì, Tuyết Mai… tiếp tục theo lề lối truyền thống, ăn đời ở kiếp với người chồng chưa một lần gặp mặt, phụng sự cho nhà chồng, sinh con nối dõi và tìm cách thoát khỏi cuộc sống ‘nhìn mặt người khác’, người phụ nữ buộc phải tìm cách trở mình, thậm chí tàn nhẫn với bản thân, đánh đổi cả máu và nước mắt.
Buổi ra mắt ấn phẩm được Thanh Hằng chia sẻ rất nhiều về nỗi trăn trở và tháo gỡ những nút thắt trong lòng của chị khi hòa vào dòng chữ, từng biến cố cuộc đời của nhân vật Ba Trân trong ‘Mẹ Chồng’. Chỉ vọn vẹn 90 phút, phiên bản điện ảnh Mẹ Chồng vẫn chưa khắc họa ‘đã’ sự biến chuyển của nhân vật Ba Trân, vì thế, tiểu thuyết Mẹ Chồng trở thành mảnh đất màu mỡ để tác giả Kim khai thác, làm rõ nét hơn được hình ảnh, bước ngoặc cuộc đời của Ba Trân, từ trắng qua đen như thế nào.
Thanh Hằng nói: ‘Người phụ nào ở bất kỳ thế hệ, giai đoạn nào cũng đều có những khúc mắc, mắc kẹt trong cảm xúc, tinh thần, thân bất do kỷ mà mình buộc phải tàn nhẫn với bản thân. Vì lẽ đó, Hằng mong muốn thông qua tác phẩm này tất cả mọi người có thể thấu hiểu, cảm thông cho nhau, cùng nhau có một cuộc sống yên an’.
Bên cạnh đó, cũng trong buổi ra mắt ấn phẩm này, tác giả- biên kịch Kim cho biết thêm đây là một tác phẩm thiên về ma mị, bùa ngãi. Những trường đoạn cảm xúc, hay ngay cả cảnh nóng trong phim cũng được đặc tả trong tiểu thuyết, tạo nên các nút thắt cuộc đời nhân vật.
Tiểu thuyết Mẹ Chồng – ấn phẩm của Thanh Hằng do Kim chuyển thể từ phim điện ảnh cùng tên được phát hành với hai phiên bản bìa cứng và bìa mềm. Với độ dày 236 trang, tiểu thuyết Mẹ Chồng đủ ‘thời lượng’ để làm nổi bật lên sự bể dâu của từng cuộc đời nhân vật trong gia đình Hội đồng Lịnh bằng những câu chữ không kém phần sâu cay.
Nói về cảm xúc và mong muốn với vai trò mới của mình ‘Art creaton’ khi bước chân vào lĩnh vực văn chương, Thanh Hằng cho biết: ‘Tôi thường đặt những áp lực về tên tuổi bản thân, độ hot, hay doanh số sang một bên mỗi khi thực hiện một dự án, một tác phẩm, hay một công việc nào đó. Tôi luôn tập trung hết sức vào những công việc mình làm, cầu thị học hỏi và trau chuốt cho những tác phẩm ấy tốt nhất có thể. Tất nhiên, đứng ở phương diện một nhà đầu tư, một người kinh doanh nghệ thuật, thì tôi cũng cần có một cái đầu lạnh để tính toán sao cho tác phẩm đạt được vị trí xứng đáng. Và chắc chắn, sau khi cố gắng hết sức và hoàn thành công việc rồi, thì cái tên và độ hot của tác phẩm trước đó cũng là một điểm cộng bảo chứng cho một tác phẩm mới, đó là uy tín’.
Thanh Hằng kí tặng sách cho độc giả
Sau 5 năm công chiếu "Mẹ chồng", Thanh Hằng bất ngờ cho ra mắt phiên bản tiểu thuyết cùng tên
Thanh Hằng cùng biên kịch "Mẹ chồng" đã mất hơn 6 tháng để hoàn thiện tác phẩm và hy vọng độc giả sẽ ủng hộ tiểu thuyết.
Khi bộ phim điện ảnh Mẹ Chồng ra mắt, vai diễn Ba Trân của Thanh Hằng đã khắc họa thành công và đầy ám ảnh về thân phận người phụ nữ ở chế độ phong kiến đặt nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ", nhất là kiếp làm dâu. Và để mình không phải "nhìn mặt người khác mà sống" thì người phụ nữ buộc phải biết cách trở mình, đánh đổi bằng đớn đau, cay đắng, tủi nhục, nước mắt, thậm chí cả máu...
Dựa trên thành công và câu chuyện có nhiều đất khai thác đó, Thanh Hằng cùng biên kịch Kim đã cho ra mắt tiểu thuyết Mẹ Chồng.
Cuốn tiểu thuyết với văn phong đậm chất miền Tây Nam Bộ, lối kể chuyện chậm rãi, điềm tĩnh như đưa người đọc trở thành nhân chứng, chứng kiến từng biến cố của gia đình Hội đồng Lịnh; đồng thời là sự thay đổi của người con gái tên Ba Trân xinh đẹp, ngoan hiền thành người con dâu, mẹ chồng hà khắc và không kém phần độc đoán ở vùng đất Đại Điền.
Và lớp thế hệ làm dâu tiếp theo: Tư Thì, Tuyết Mai... tiếp tục theo lề lối truyền thống, ăn đời ở kiếp với người chồng chưa một lần gặp mặt, phụng sự cho nhà chồng, sinh con nối dõi và tìm cách thoát khỏi cuộc sống chỉ có thể cúi đầu dạ, thưa, không có hạnh phúc, tự do cho riêng mình.
Thanh Hằng - một cái tên đại diện cho nghệ sĩ luôn cống hiến hết mình với công việc nghệ thuật. Mỗi dự án Thanh Hằng tham gia đều có sự chọn lọc, màu sắc mới mẻ và mang lại không ít thành công. Tiểu thuyết Mẹ Chồng là tác phẩm chuyển thể đầu tiên từ phim ra sách. Và đây cũng là lần đầu tiên Thanh Hằng thử sức với vai trò "Art Creatior", người đỡ đầu cho những sản phẩm nghệ thuật mới mẻ.
Với tiểu thuyết Mẹ Chồng, độc giả có nhiều thời gian hơn để đi sâu vào tâm lý từng nhân vật, điều mà ở bản phim điện ảnh chưa thể kể hết. Với mạch kể chuyện chậm nhưng chắc chắn, đi sâu vào khai thác diễn biến nội tâm nhân vật, có thể khiến nhiều độc giả trẻ e dè khi lần đầu tiếp cận, nhưng khi đã bị cuốn vào câu chuyện thì khó có thể dứt ra được.
Thanh Hằng chia sẻ: "Tôi bị ám ảnh bởi những con chữ có sức mạnh thực sự lớn, bị ám ảnh bởi chính trí tưởng tượng của mình. Trong văn học, không chỉ thị giác mà tất cả các giác quan của bạn đều mở ra dưới sự dẫn dắt của con chữ và trí tưởng tượng không giới hạn của chính bạn".
Nàng mẫu cũng cho biết thêm về sự may mắn của mình khi tiểu thuyết được chính người viết kịch bản phim Mẹ Chồng chắp bút - Kim. Cả 2 đã mất hơn 6 tháng để hoàn thiện tác phẩm và hi vọng độc giả sẽ ủng hộ tiểu thuyết như đã từng yêu thương phim điện ảnh trước đó.
Ấn phẩm tiểu thuyết Mẹ Chồng sẽ được phát hành rộng rãi vào ngày 19/12.
Trailer Mẹ chồng
Siêu mẫu Thanh Hằng ra mắt tiểu thuyết "Mẹ chồng" Cuốn tiểu thuyết "Mẹ chồng" của Thanh Hằng mang văn phong đậm chất miền Tây Nam Bộ. Năm 2017, siêu mẫu Thanh Hằng để lại nhiều ấn tượng khi đảm nhận vai Ba Trân trong bộ phim điện ảnh "Mẹ chồng" của đạo diễn Lý Minh Thắng. Nhân vật của cô đã khắc họa thành công và đầy ám ảnh về thân phận...