Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm?
Một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên băn khoăn.
Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh có con em đang theo học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xôn xao và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm).
Hai cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt và Tiếng Việt lớp 5 có đoạn văn “lạ” về sự tích Thánh Gióng.
Cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A, tại bài 26C “Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế” ở phần 1 đưa ra 2 câu hỏi (a và b) là: Những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để chỉ nhân vật nào? và việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?.
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.
Đây là sách dạy thử nghiệm.
Ngoài hai câu hỏi này, còn có hình ảnh về một nhân vật đang cưỡi ngựa, hai tay cầm chắc một khóm tre đánh giặc.
Qua tìm hiểu, đoạn văn trên là nói đến Thánh Gióng – một nhân vật trong cổ tích của dân gian Việt Nam. Theo sự tích kể lại, Thánh Gióng sinh ra ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời Hùng Vương thứ 6. Ông là “người trời” đã đầu thai xuống trần thế để giúp nhân dân ta đánh giặc Ân sang xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), rồi lên đỉnh núi cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn ông, phong là Phù ổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Sau khi đọc đoạn văn trong sách Hướng Dẫn học Tiếng Việt lớp 5, phụ huynh B.V.T ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) phân vân: “Theo truyền thuyết và nhiều tài liệu về chuyện cổ tích Thánh Gióng tôi được biết thì không hề thấy có đề cập đến việc Thánh Gióng đánh giặc xong ăn bữa cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm, ôm vết thương đó vào rừng giấu kín nỗi đau mà chết. Không hiểu sao trong sách lại ghi như vậy”.
Đoạn văn viết về Thánh Gióng khác với chuyện cổ tích khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, đưa ra ý kiến trái chiều trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5.
Không chỉ mình anh T và nhiều phụ huynh khác có con em đang theo học lớp 5 ở Thanh Hóa cũng tỏ ra bất ngờ về đoạn văn này.
Video đang HOT
Trao đổi với Dân trí, bà Tạ Thị Ánh – Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa cũng khá bất ngờ về đoạn văn trên. Bà Ánh cho hay, cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 nhà trường được Bộ GD-ĐT đưa về để giảng dạy theo chương trình VNEN (Dạy học theo mô hình mới Việt Nam). Về việc Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm.. Bà Ánh cũng chỉ biết về việc Thánh Gióng đánh giặc xong bay về trời chứ chưa nghe có chuyện như đoạn văn trên.
Cô giáo Triệu Thị Ngư, giáo viên Trường Tiểu học Quang Lộc cho hay: “Chúng tôi dạy theo sách của Bộ GD-ĐT nên chỉ đi sâu vào dạy học sinh về mặt nội dung. Còn về sự khác nhau, chúng tôi thấy đoạn văn trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 cũng giống với nội dung hiện hành (sách Tiếng Việt Lớp 5 – PV), không có sự thay đổi nên cũng không có ý kiến gì”.
Ông Hoàng Việt Cường – Phụ trách chuyên môn bậc Tiểu học Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) chia sẻ: “Tôi chưa tin vào đoạn văn này, có sự khác xưa rất nhiều. Thông tin về bài văn của học sinh còn chấp nhận được chứ đoạn văn trong sách thì khó tin lắm. Trong nhiều văn bản trước có khác nhưng đối với đoạn văn này khác xưa rất nhiều”.
Sách Tiếng Việt lớp 5 cũng có đoạn văn tương tự.
Ông Nguyễn Văn Sĩ – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc cho biết, chương trình VNEN do Bộ GD-ĐT triển khai ở huyện Hậu Lộc có 5 trường tham gia là: Trường Tiểu học Quang Lộc, Tiểu học Mỹ Lộc, Tiểu học Phú Lộc và Tiểu học Hưng Lộc 1. Chương trình được thực hiện trong những năm qua, đến năm học này mới triển khai đến lớp 5.
“Đến giờ tôi mới nhận được thông tin này, chưa thấy các trường có báo cáo lên. Đúng sai thế nào chúng tôi cũng chưa dám khẳng định. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại tại các trường, nếu có sự sai lệch sẽ làm báo cáo lên cấp trên”, ông Sĩ nói.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.
Thái Bá
Theo dantri
Đại sứ Mỹ đưa cả gia đình đi thả cá chép ở Hồ Tây
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius sáng ngày 11/2 đã thực hiện nghi lễ thả cá chép tại Hồ Tây để tiễn ông Công ông Táo về trời theo truyền thống người Việt.
Đại sứ Mỹ Ted Osius đưa người bạn đời Clayton Bond và con trai tới Hồ Tây để thực hiện nghi lễ thả cá. (Ảnh: An Bình)
Những thau cá chép vàng được Đại sứ quán Mỹ chuẩn bị cho nghi lễ thả cá sáng nay. (Ảnh: An Bình)
Đại sứ Ted Osius và người bạn đời bưng các chậu cá chép để chuẩn bị thả cá xuống Hồ Tây. (Ảnh: An Bình)
Tham dự lễ thả cá còn có Tổng lãnh sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Rena Bitter. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ)
Nghi thức thả cá tiễn ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm là một trong những nét truyền thống văn hóa của người Việt. (Ảnh: An Bình)
Nhà ngoại giao Mỹ đọc lời khấn nguyện trước khi thả cá xuống Hồ Tây. (Ảnh:Đại sứ quán Mỹ)
Đại sứ Mỹ cho biết đây là lần thứ 3 ông ăn Tết nguyên đán tại Việt Nam nhưng lần đầu tiên ông tham gia nghi thức thả cá chép trong ngày ông Công, ông Táo. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ)
Ông Ted Osius thả cá và cầu mong một năm mới may mắn cho gia đình nhỏ của ông cũng như người dân hai nước. (Ảnh: Đại sứ quán Mỹ)
Ông Ted Osius cho hay ông biết về nghi thức thả cá thông qua cô giáo dạy tiếng Việt. Thông qua nghi thức hôm nay, ông muốn bày tỏ sự tôn trọng đối với văn hóa và truyền thống của người Việt Nam. (Ảnh: An Bình)
Đại sứ Mỹ trò chuyện với mọi người về nghi lễ thả cá và những dự định trong dịp năm mới Ất Mùi. Nhân dịp này, ông cũng gửi những lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công tới người dân Việt Nam. (Ảnh: An Bình)
Đại sứ Mỹ và gia đình di dạo bên Hồ Tây trong tiết trời mưa nhỏ. (Ảnh: An Bình)
Gia đình Đại sứ Mỹ và Tổng lãnh sự Rena Bitter chụp ảnh lưu niệm trước chùa Trấn Quốc. (Ảnh: An Bình)
Đại sứ Ted Osius âu yếm cậu con trai mới 1 tuổi. (Ảnh: An Bình)
Gia đình nhỏ của Đại sứ Mỹ Ted Osius. Ông Osius là một người đồng tính nam công khai. Người bạn đời của ông là Clayton A Bond. Họ có một bé trai đặt tên là Theodore Alan Bond-Osius. (Ảnh: An Bình)
An Bình
Theo Dantri
Thả cá tiễn ông Táo, người dân không còn vứt túi bừa bãi Nhiều người đựng cá trong xô chậu thay vì túi nilon. Số lượng chân hương, tàn hương thả xuống sông cũng được hạn chế. Sáng nay (11/2), tức 23 tháng Chạp, mặc dù trời mưa nhưng nhiều người dân Thủ đô tranh thủ đến các sông, hồ trên địa bàn thành phố để thả cá theo tục tiễn ông Công, ông Táo về...