Thánh đường khảm sứ lớn nhất Tây bán cầu
Bên trong Vương cung thánh đường Saint Louis là hàng chục triệu mảnh khảm nhiều màu sắc, tạo hình bắt mắt.
Vương cung thánh đường Saint Louis là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã nằm ở thành phố St. Louis, Missouri, Mỹ. Được hoàn thành vào đầu thế kỷ 20, đây là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận St. Louis với tổng giám mục hiện tại là Mitchell T. Rozanski.
Nhà thờ có kiến trúc độc đáo có tổng chiều dài 111 m và chiều rộng 62 m bao gồm ba mái vòm và hai ngọn tháp được xây dựng bằng đá cẩm thạch. Năm 1997, nhà thờ được Giáo hoàng John Paul II chỉ định là Vương cung thánh đường, và vinh danh nơi này trong chuyến thăm Mỹ làm nên lịch sử của ông vào tháng 10/1999.
Nhà thờ được biết đến với tác phẩm nghệ thuật khảm sứ lớn nhất ở Tây bán cầu, cùng với hầm mộ chôn cất hài cốt của các hồng y và tổng giám mục của Thánh Louis, cùng một bảo tàng lưu giữ những hiện vật quý giá.
Sảnh chính của nhà thờ, nơi thực hiện các nghi thức lễ tôn giáo. Những bức tranh ghép tại đây do hàng chục nghệ nhân lắp đặt. Bức tranh ghép có tổng cộng 41,5 triệu mảnh sứ với hơn 7.000 màu sắc. Có diện tích 7.700 m 2, đây cũng là một trong những bộ sưu tập khảm lớn nhất thế giới, chỉ sau nước Nga.
Chân dung chúa Jesus được ghép từ những mảnh sứ đa sắc màu.
Video đang HOT
Hình ảnh Chúa giáng thế được thuật lại bằng hàng ngàn mảnh sứ tại mái vòm lớn ở thánh điện.
Trong khi những bức khảm trên mái vòm chính của nhà thờ chủ yếu thuật lại các sự kiện lịch sử của tổng giáo phận, trần của nhà nguyện các Thánh được thiết kế bằng những hoa văn chi tiết, màu sắc.
Những bức tranh ghép trong nhà nguyện chủ yếu mô tả cuộc đời của vua Louis IX và ghi chép lại những sự kiện đặc biệt của tổng giáo phận.
Ngoài những bức tranh lớn được lắp ghép bằng khảm, nhà thờ cũng đặt tượng Đức Mẹ ở hai bên hành lang lối đi.
Tiền sảnh của thánh đường cũng được trang trí hoàn toàn bằng khảm sứ.Với sức chứa hơn 5.000 người, nhà thờ không những là nơi để thờ nguyện mà còn là nơi đón tiếp du khách tham quan mỗi ngày từ 7h đến 17h hàng ngày.
Tầng hầm của nhà thờ có một bảo tàng dành riêng cho các bức tranh giới thiệu cách các nghệ nhân làm nên bức tranh khảm lớn trong nhà thờ cũng như một số hiện vật quý giá khác. Ngoài ra trong hầm nhà thờ còn có nhà nguyện dành riêng cho linh hồn các tổng giáo phận quá cố.
Khách đến đây còn có thể tìm hiểu về lịch sử cũng như những sự kiện nổi bật của công giáo La Mã. Bảo tàng miễn phí vé vào cửa.
Tân Châu - điểm đến du lịch kỳ thú
Nói đến TX. Tân Châu (An Giang), người dân cả nước không chỉ biết đến là vùng biên giới có thương mại - dịch vụ phát triển mà nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú ở miền cực Nam Tổ quốc.
Đến Tân Châu, ngoài thăm làng lụa, làng lúa, làng hoa, du khách còn có dịp đến làng Chăm thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, tìm hiểu văn hóa lịch sử của một vùng đất, thăm 'Thủ phủ' cá tra, nơi sản xuất con giống cung cấp cho cả nước, trải nghiệm DL sông nước miệt vườn và ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú.
KỲ I - Du lịch làng Chăm
An Giang có 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Ở mảnh đất đầu nguồn này, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa, truyền thống, bản sắc và tập tục riêng. Nếu bạn có dịp về An Giang, hãy một lần ghé qua làng Chăm để biết được tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm, thăm các thánh đường hồi giáo với những kiến trúc đẹp, ăn các loại bánh đặc sản như bánh tổ chim (do chính tay phụ nữ Chăm làm) và tìm hiểu những tập tục đẹp mà người Chăm bao đời còn gìn giữ.
Sân khấu phục dựng đám cưới người Chăm
Từ tìm hiểu lễ hội ...
Từ lâu, tour DL làng Chăm đã trở thành một sản phẩm DL độc đáo, mang sắc thái riêng của khách lữ hành trong cả nước. Đến với làng Chăm, du khách sẽ có một hành trình khám phá văn hóa, con người, một vùng đất mà xưa nay rất nổi tiếng. Đến đây, trong không gian yên tĩnh của vùng quê, du khách sẽ cảm nhận được sự thân thiện, hiếu khách của bà con dân tộc; được hòa mình cùng đồng bào DTTS Chăm để trải nghiệm các hoạt động mang tính thường nhật như: chèo xuồng đánh bắt cá cùng các chàng trai, dệt sà rông, khăn choàng tắm hay thêu đan cùng các cô gái; uống trà đinh lăng, trò chuyện với các cụ già, vui chơi, đùa giỡn với trẻ con...
Đến với làng Chăm, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng các thánh đường Hồi giáo uy nghi bên dòng sông Hậu với lối kiến trúc độc đáo và những bến nước có những chiếc ghe ngo đẹp mắt. Đây là phương tiện để thanh niên các xóm tham gia đua ghe trong Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL).
Cộng đồng Hồi giáo Chăm An Giang hiện có 11.171 người (chiếm 0,58 % so dân số cả tỉnh). Đồng bào DTTS Chăm sinh sống bằng nghề mua bán nhỏ, chăn nuôi bò, dê; dệt vải, thêu đan, đánh bắt thủy sản và một số ít làm nông nghiệp; nhiều năm qua các hoạt động giao lưu VH-TT&DL được duy trì, phát triển. Lĩnh vực giáo dục được chú trọng đầu tư, góp phần đẩy lùi nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
Đồng bào DTTS Chăm An Giang sinh sống cặp theo các triền sông, tập trung ở 9 xã, phường thuộc 3 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Người Chăm An Giang theo đạo Islam, mỗi ngày cúng lạy 5 lần và sinh hoạt tôn giáo ở 12 thánh đường, 16 tiểu thánh đường. Các ngày lễ lớn về tôn giáo, dân tộc hàng năm được tổ chức rất long trọng như: lễ đón mừng tháng Ramadan, lễ kỷ niệm ngày sinh Thiên sứ Nabi Muhammad (S.A.W) và Ngày hội VH-TT&DL. Hiện nay, Ngày hội VH-TT&DL đã trở thành một sản phẩm DL đặc sắc ở miền Tây sông nước.
Ngày cưới, bà con trong xóm đến chúc mừng cho đôi nam nữ được hạnh phúc
...Đến những tập tục đẹp
Tại ngày hội VH-TT&DL, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đã được diễn ra như: thi đấu bóng đá, bóng chuyền, chạy việt dã, kéo co, đẩy gậy, mỗi loại hình thu hút rất nhiều người tham gia. Ngày này, đồng bào DTTS Chăm các nơi (trong trang phục truyền thống lộng lẫy, đầy màu sắc) đã đến các sân thi đấu thể thao, cổ vũ cho đội nhà. Các cổ động viên, người thì đánh trống, người cầm băng-rol reo hò, múa hát, cổ vũ tinh thần cho đội nhà. Những buổi thi đấu thể thao đã thực sự trở thành ngày hội của các nam thanh, nữ tú trong xóm. Đây cũng là dịp để mọi người quen nhau, nhiều trường hợp sau một thời gian tìm hiểu rồi đi đến hôn nhân.
Ban ngày xem thi đấu thể thao, buổi tối du khách được xem các đội văn nghệ ở 9 xóm Chăm trong tỉnh thi thố tài năng với các màn trình diễn trang phục, phục dựng thông qua hình thức sân khấu hóa những lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS Chăm như: lễ cưới, lễ Ramadan, Roya; xem trình tấu các tiết mục hòa tấu nhạc cụ truyền thống.
"Tour DL làng Chăm thật ý nghĩa. Về đây được ngắm bến Châu Giang, được thả hồn theo điệu trống baranưng và cùng các tràng trai, cô gái ngồi uống cà-phê ngắm dòng sông Hậu hiền hòa thì rất thích. Những món ăn của người Chăm nấu cũng tuyệt vời. Em thích nhất là món cà-ri ăn với cơm nị, ngoài ra còn có món Cà Púa, bánh tổ chim, thật tuyệt vời..." - em Trần Thị Lan Hương (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Nghề dệt sà rông, khăn choàng tắm được người Chăm duy trì đến ngày hôm nay
Đến với làng Chăm, du khách được nghe dân làng chia sẻ những câu chuyện hay, những tập tục đẹp được duy trì bao đời nay, đó là những nghĩa cử cao đẹp trong "nhường cơm, sẻ áo", giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
"Là người Chăm theo đạo Islam, tín đồ phải làm từ thiện cùng một số quy định khác. Những người có điều kiện phải trích ra 2,5% trên tổng thu nhập để chia sẻ cho những người nghèo. Chính việc "Nhường cơm, sẻ áo" đã giúp cho bà con trong cộng đồng ngày càng gắn bó nhau hơn..." - ông Haji Jacky, Trưởng ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang, chia sẻ.
Tour DL làng chăm ngày nay đã trở thành một trong những tour DL hấp hẫn du khách của các hãng lữ hành - khi đưa khách về ĐBSCL, về vùng sông nước miệt vườn. Nằm trong hành trình tour này, các hãng lữ hành sẽ đưa du khách đến với làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu, tham quan mô hình trồng dâu nuôi tằm, trồng mặc nưa để nhuộm ra mặt hàng Lãnh Mỹ A cùng nhiều sản phẩm khác.
"Ngày hội VH-TT&DL dân tộc Chăm được tổ chức 2 năm 1 lần nhằm giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào và đây cũng là dịp để quảng bá hoạt động VH-TT&DL, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em..."- Phó Chủ tịch UBND TX. Tân Châu Trần Hoàng Hải khẳng định.
Ý nghĩa tên gọi của các địa danh nổi tiếng thế giới Không phải ai cũng biết "vùng đất của những người lương thiện" nằm ở đâu và vì sao Hong Kong lại được gọi là xứ cảng thơm. Hong Kong còn có tên gọi khác là "xứ cảng thơm". Sở dĩ nơi này có biệt danh như vậy là do Hong Kong vừa là cảng biển vừa là nơi xuất khẩu trầm hương và...