Thánh đường cao nhất thế giới hư hỏng nặng vì bị…tè bậy
Thánh đường cao nhất thế giới ở Đức đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự tồn vong sau 639 năm kể từ ngày khánh thành.
Thánh đường Ulm Minster đã có tuổi đời 639 năm.
Ngoài là địa điểm thờ phụng nổi tiếng ở thành phố Ulm, miền nam nước Đức, thành đường Ulm Minster cũng rất thu hút nam giới tới…tè bậy. Chính quyền thành phố cảnh báo các chất axit và muối từ nước tiểu đang bào mòn nghiêm trọng phần móng từ đá vôi của thánh đường.
Đầu năm nay, chính quyền tăng gấp đôi mức phạt dành cho người tè bậy lên 100 euro (khoảng 2,4 triệu đồng). Dù vậy, người quản lý thánh đường cho biết vấn nạn tè bậy vẫn không chấm dứt.
“Tôi giám sát khu vực này trong nửa năm nay nhưng thánh đường vẫn thường xuyên xuất hiện những bãi nước tiểu và vết nôn mửa trên tường”, Michael Hilbert, phụ trách giám sát thánh đường Ulm Minster, nói.
Video đang HOT
Hilbert cho rằng vấn đề xảy ra là do quá nhiều lễ hội trong vùng, đặc biệt là lễ hội rượu vang và các phiên chợ Giáng sinh truyền thống. Người dân tới tham gia rất đông nhưng không có chỗ đi vệ sinh nên bờ tường của thánh đường là lựa chọn hoàn hảo với họ.
Ulm Minster cao 161 mét và đạt kỉ lục thành đường cao nhất thế giới. Gần đây, công trình này được tu tạo với số tiền khủng.
Phát ngôn viên thành phố Ulm cho biết cần phải mạnh tay hơn để chấn chỉnh tình trạng tè bậy gây hư hỏng thánh đường. Trong thời gian tới, cảnh sát sẽ được điều động tới khu vực này. Thậm chí cách đây ít hôm khi một lễ hội diễn ra, phần phía nam của thánh đường buộc phải đóng cửa để ngăn dòng người tới và tranh thủ…tè bậy.
“Giải pháp nào đưa ra vào lúc này cũng là không khả thi khi vẫn còn quá nhiều người đến thánh đường”, phát ngôn viên thành phố Ulm nói.
Theo Quang Minh – IBT (Dân Việt)
Ông cho cháu tiền xu 7 tỉ đồng làm đồ chơi mà không biết
Hiện vật giá trị có niên đại hơn 300 năm và được đúc từ số châu báu trên một thuyền hải tặc Tây Ban Nha.
Số tiền xu mà người ông cho cháu trai làm đồ chơi, nổi bật là đồng xu vàng 7 tỉ đồng.
Đồng xu bằng vàng trị giá 250.000 bảng Anh (khoảng 6,8 tỉ đồng) mới được tìm thấy trong bộ trò chơi kho báu cướp biển của một người giấu tên ở Anh.
Chủ nhân không tiết lộ danh tính cho biết đồng xu in hình nữ hoàng Anne Vigo được ông nội tặng khi anh còn bé. Chỉ khi ông nội anh qua đời, chủ nhân mới tìm lại hộp đồ chơi và thấy đồng xu vàng năm xưa. Lúc này, anh cũng không biết giá trị của đồng xu và truyền lại cho cậu con trai chơi.
Mặt trước của đồng xu vàng.
Đồng xu nữ hoàng Anne Vigo có từ năm 1702, là một trong 20 đồng xu vàng được làm từ số châu báu trên tàu hải tặc bị bắt ở vịnh Vigo, Tây Ban Nha.
Chủ nhân đồng tiền nói: "Ông tôi đi khắp nơi trên thế giới và thu thập tiền xu từ mọi đất nước ông đặt chân tới. Ông cho tôi một túi tiền xu vì lúc đó tôi rất hâm mộ trò kho báu cướp biển".
"Thời gian trôi qua, những đồng xu được cất vào túi và quên lãng. Mãi tới gần đây, tôi mới tìm thấy chúng khi ông nội tôi qua đời", chủ nhân giấu tên chia sẻ trên tờ Mirror. "Tôi nhìn đồng xu vàng và nhớ về những câu chuyện tưởng tượng ra khi còn bé. Sau đó tôi cho con trai đồng xu này mà chẳng hề hay biết về giá trị của nó".
Mặt sau của đồng xu vàng.
Người đàn ông ở độ tuổi trung niên sống ở Essex, Anh đã mang đồng xu vàng tới các chuyên gia để nhờ thẩm định. Chuyên gia Gregory Tong từ nhà đấu giá Boningtons nhận ra ngay giá trị của đồng xu vàng khi hiện nay toàn thế giới chỉ còn 15 hiện vật tương tự. Tháng sau, đồng xu vàng sẽ được bán và giá dự kiến không ít hơn 250.000 bảng Anh.
Đồng xu vàng được làm ra từ kho báu mà hải quân Anh thu giữ được năm 1703. Trước đó vài năm, quân Anh thua ê chề ở Cadiz và việc in đồng xu vàng nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của người dân trong kế hoạch tuyên truyền của chính quyền sở tại.
Theo Quang Minh - Mirror (Dân Việt)
Mỹ nhận siêu kính thiên văn, sẵn sàng chiến tranh vũ trụ Kính viễn vọng này có thể phủ lên một diện tích gấp hai lần nước Mỹ trong vài giây và quét được toàn bộ dải quỹ đạo địa tĩnh trong phạm vi quan sát, tương đương bầu trời. Một phần của siêu kính thiên văn SST. Kính thiên văn STT được Công ty Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cấp cao ở Australia...