Thánh địa Mỹ Sơn đẹp bí ẩn qua ảnh flycam
Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách Đà Nẵng khoảng 70 km. Khu đền tháp nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi, núi. Trong mạch núi cao khoảng 100 m đến 400 m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu. Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào những năm 700, vua Sambhuvarman xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần. Những kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo còn in dấu đậm nét tại Mỹ Sơn. Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898-1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến đây nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Những năm 1903-1904, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn được L.Finot công bố. Những đền chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara – người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc. Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva. Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không dùng cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có. Trải qua biến cố, chiến tranh nhiều công trình kiến trúc cổ bị hư hỏng. Hiện tại thánh địa Mỹ Sơn thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Nhiều cây cầu mới xây tại Mỹ Sơn cũng mang dáng dấp văn hóa Chăm Pa.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách Đà Nẵng khoảng 70 km.
Khu đền tháp nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi, núi. Trong mạch núi cao khoảng 100 m đến 400 m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ.
Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào những năm 700, vua Sambhuvarman xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay.
Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần.
Video đang HOT
Những kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo còn in dấu đậm nét tại Mỹ Sơn.
Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898-1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến đây nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm.
Những năm 1903-1904, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn được L.Finot công bố.
Những đền chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara – người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva.
Các đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời. Ngoài ra còn có những công trình phụ là những ngôi tháp thường có mái lợp ngói, là nơi khách hành hương sửa lễ, cất giữ đồ tế lễ. Đền thờ của người Chăm không dùng cửa sổ, chỉ các công trình tháp phụ mới có.
Trải qua biến cố, chiến tranh nhiều công trình kiến trúc cổ bị hư hỏng.
Hiện tại thánh địa Mỹ Sơn thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
Nhiều cây cầu mới xây tại Mỹ Sơn cũng mang dáng dấp văn hóa Chăm Pa.
Theo_Kiến Thức
Đất nước Iran qua ống kính CNN
Mới đây, nhóm phóng viên kênh truyền hình CNN có cơ hội hiếm hoi ghi lại những hình ảnh về một đất nước Iran mới mẻ.
Phóng viên CNN ghi lại hình ảnh đất nước Iran mới mẻ vào đúng dịp tháng lễ Ramandan. Vào tháng lễ này, tối tối, người dân ở Thủ đô Tehran dồn về các khu chợ để mua đồ ăn về cho gia đình. Mọi người đổ xô mua quả hạch, hoa quả tươi và trái cây. Một sạp hàng hoa quả ở Tehran bán buổi tối. Do hàng chục năm chịu lệnh trừng phạt quốc tế nên nhiều ngành công nghiệp ở Iran lâm vào tình trạng khó khăn. Ảnh: Người công nhân đang gia công các bộ phận ô tô bằng tay hoặc bằng máy móc đơn giản. Không giống như tên gọi, hầu hết các máy cái ở Xưởng Kỹ thuật hiện đại đều do Iran tự sản xuất hoặc nhập từ Nga. Xưởng này còn sử dụng nhiều máy móc lạc hậu có từ thời Liên Xô. Lãnh tụ tinh thần tối cao đầu tiên của Iran là Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ông đã chèo lái con thuyền Iran trong suốt một thập kỷ sau cuộc Cách mạng 1979. Ngày nay, có một ngôi đền thờ ông ở Tehran. Bên trong ngôi đền thờ đó, hàng trăm người cầu nguyện vẫn hay tới đây. Trong ảnh, những bản sao cuốn kinh Koran được xếp hàng ngay ngắn bên trong đền thờ. Những người bảo vệ đền thờ. Lũ trẻ chơi đùa trong lúc người thân của chúng cầu nguyện trong sảnh.
Phóng viên CNN ghi lại hình ảnh đất nước Iran mới mẻ vào đúng dịp tháng lễ Ramandan. Vào tháng lễ này, tối tối, người dân ở Thủ đô Tehran dồn về các khu chợ để mua đồ ăn về cho gia đình.
Mọi người đổ xô mua quả hạch, hoa quả tươi và trái cây.
Một sạp hàng hoa quả ở Tehran bán buổi tối.
Do hàng chục năm chịu lệnh trừng phạt quốc tế nên nhiều ngành công nghiệp ở Iran lâm vào tình trạng khó khăn. Ảnh: Người công nhân đang gia công các bộ phận ô tô bằng tay hoặc bằng máy móc đơn giản.
Không giống như tên gọi, hầu hết các máy cái ở Xưởng Kỹ thuật hiện đại đều do Iran tự sản xuất hoặc nhập từ Nga.
Xưởng này còn sử dụng nhiều máy móc lạc hậu có từ thời Liên Xô.
Lãnh tụ tinh thần tối cao đầu tiên của Iran là Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ông đã chèo lái con thuyền Iran trong suốt một thập kỷ sau cuộc Cách mạng 1979. Ngày nay, có một ngôi đền thờ ông ở Tehran.
Bên trong ngôi đền thờ đó, hàng trăm người cầu nguyện vẫn hay tới đây. Trong ảnh, những bản sao cuốn kinh Koran được xếp hàng ngay ngắn bên trong đền thờ.
Những người bảo vệ đền thờ.
Lũ trẻ chơi đùa trong lúc người thân của chúng cầu nguyện trong sảnh.
Theo_Kiến Thức
Lộ diện kẻ đánh bom đền thờ 2000 tín đồ ở Kuwait Theo Reuters hôm 28-6, Kuwait đã nhận diện đươc kẻ đánh bom tự sát làm chết 27 người tại nhà thờ Hồi giáo Shi"ite cách đây 2 ngày. Theo đó, kẻ tấn công là một người đàn ông Saudi Arabia, đồng thời Kuwait đã bắt giữ tài xế chiếc xe chở người đàn ông này tới nơi gây án. Bộ Nội vụ Kuwait...