‘Thánh địa mèo’- nơi giúp phạm nhân hoàn lương
Tại “ thánh địa mèo” của nhà tù Pendleton, phạm nhân chăm sóc mèo bị bỏ rơi và học được kỹ năng tái hòa nhập xã hội.
7h mỗi ngày, Anthony LaRussa và bạn tù bước vào “thánh địa mèo”, nơi hơn 20 con mèo đang chờ đợi họ như thường lệ. Đây cũng là nơi nhóm của LaRussa sẽ dành cả ngày để lau dọn, thay khay vệ sinh, vuốt móng, trải lông, cho mèo ăn uống… Trừ chăm sóc y tế, mọi hoạt động đều diễn ra dưới sự trông coi của các phạm nhân.
Những gì LaRussa và bạn tù đang làm trong “thánh địa mèo” nằm trong chương trình Tái hòa nhập mèo và phạm nhân bằng tình cảm (viết tắt là FORWARD, nghĩa là “tiến về phía trước”), do Liên minh Bảo vệ Động vật Indiana (APL) và nhà tù an ninh tối đa Pendleton phối hợp tổ chức và duy trì đã được 5 năm.
“Thánh địa mèo” của nhà tù Pendleton là căn phòng rộng với nhiều cấu trúc cho mèo như cột leo trèo, trụ cào móng, và nơi ẩn náu. Ảnh: The Indianapolis Star.
Trong chương trình FORWARD, một số ít phạm nhân đủ điều kiện sẽ được giao trách nhiệm chăm sóc mèo do APL chuyển đến từ trạm cứu hộ động vật truyền thống. Dù diễn ra sau song sắt, đây vẫn là công việc toàn thời gian vì phạm nhân đi làm 6 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, với mức lương 20 cent (hơn 4.500 đồng) mỗi giờ. Thông qua công việc, các phạm nhân được hy vọng sẽ học hỏi nhiều kỹ năng cần thiết sau khi ra tù.
Tại Mỹ, ý tưởng về chương trình chăm sóc động vật trong tù được khởi xướng từ thập niên 1980 như là phương pháp để giảm tái phạm. Ban đầu, những chương trình này chủ yếu tập trung vào loài chó nhưng tới nay đã mở rộng để bao gồm mèo và thậm chí là ngựa.
Theo Monica Solinas-Saunders, giáo sư thuộc Đại học bang Indiana nghiên cứu về tái hòa nhập cộng đồng, những chương trình chăm sóc động vật cho thấy sự cải thiện rõ rệt về tỉ lệ tái phạm và kỹ năng mềm. Không chỉ vậy, phạm nhân còn được tăng cường trí tuệ cảm xúc (EQ) và củng cố đạo đức công việc, vốn là những nhân tố thiết yếu cho quá trình tái hòa nhập xã hội thành công.
Bản thân LaRussa cũng tin rằng công việc chăm sóc mèo đã khiến mình thay đổi rất nhiều trong thời gian ngắn. “Bạn học được cách quan tâm tới điều gì khác ngoài bản thân. Với tôi, mọi thứ hiện đều xoay quanh mèo và làm sao để chăm sóc chúng tốt nhất có thể”, LaRussa nói.
Anthony LaRussa chơi với con mèo yêu thích tên Bo vào ngày 16/10. Ảnh: The Indianapolis Star.
Tương tự, Joseph Coleman, một phạm nhân khác tham gia FORWARD, cho biết công việc này đã giúp mình có động lực thức dậy mỗi sáng. “Những con mèo cần tôi như tôi cần chúng. Đây đúng là món quà Trời cho”, Coleman chia sẻ.
Không chỉ hiệu quả với phạm nhân, chương trình chăm sóc động vật cũng giúp ích cho chính loài vật. Trước khi tới nhà tù Pendleton, nhiều con mèo được APL tiếp nhận khi đang lang thang hoặc sống với những gia đình tệ bạc. Chúng từng bị ngược đãi nên rất khó gần để chăm sóc. Tới “thánh địa mèo”, chúng sẽ được tự do chạy nhảy và tương tác với con người thường xuyên hơn so với ở trạm cứu hộ truyền thống, qua đó làm tăng khả năng được nhận nuôi.
Maleah Stringer, giám đốc điều hành APL, ước tính cơ sở chăm sóc của tổ chức này đang bị quá tải với 400 con mèo trưởng thành và mèo con, chưa kể những con được gửi nuôi ở ngoài. Vì thế, chương trình FORWARD cũng là một trong những đầu ra giúp số mèo được tiếp nhận mà không phải bị tiêu hủy nhân đạo.
Stringer nói đã làm việc với hệ thống nhà tù từ năm 2006, khi bà cố gắng đưa chương trình chăm sóc chó vào trại giam. Trong lúc tìm kiếm tiền quyên góp cho chương trình này, Stringer gặp trở ngại vì nhiều người không muốn bỏ tiền để tội phạm có thú cưng. Ngay bản thân bà ban đầu cũng lạnh nhạt với phạm nhân vì cho rằng họ chỉ là phương tiện để đạt mục đích cứu động vật.
Anthony LaRussa bế trên tay con mèo Gazoo. Ảnh: The Indianapolis Star.
Nhưng theo Stringer, thái độ của công chúng cũng dần thay đổi sau những lần tình nguyện viên do bà đưa tới thấy được cách phạm nhân chăm sóc động vật. Theo thời gian, nhận thức của chính Stringer đối với phạm nhân cũng được cải thiện. Tới nay, bà đã tuyển khoảng 20 cựu tù tới làm việc tại APL. “Mục tiêu sau cùng là để phạm nhân khi ra tù trở thành người tốt đẹp hơn so với khi vào”, Stringer nói.
Ngược đãi phạm nhân bằng nhạc âm lượng lớn
Ba cán bộ trại giam tại hạt Oklahoma, bang Oklahoma bị cáo buộc ép phạm nhân phải nghe nhạc thiếu nhi ở âm lượng lớn trong thời gian dài.
Ngày 5/10, hai cựu cán bộ Gregory Butler và Christian Miles (cùng 21 tuổi), cùng cấp trên Christopher Hendershott (50 tuổi) bị khởi tố về tội Ngược đãi phạm nhân với tình tiết ít nghiêm trọng.
Công tố viên cáo buộc, ít nhất 5 lần trong tháng 11-12/2019, 5 phạm nhân tại trại giam hạt Oklahoma bị Butler và Miles phạt đứng và còng tay sau lưng vào tường trong phòng kín. Đồng thời, các phạm nhân còn phải nghe bài nhạc thiếu nhi có tên Baby Shark được lặp đi lặp lại ở mức âm lượng lớn. Bài nhạc "tạo căng thẳng tâm lý vô cớ cho phạm nhân, những người vốn đã chịu áp lực về thể chất", theo điều tra viên.
Bài nhạc thiếu nhi Baby Shark. Video: Pinkfong.
Dù biết việc phạm nhân bị ngược đãi vào cuối tháng 11/2019, Hendershott không có hành động mau chóng để giúp đỡ nạn nhân hoặc kỷ luật cấp dưới. Điều này được cho là dung túng để Butler và Miles tiếp tục hành động ngược đãi.
Quá trình bị điều tra, Butler và Miles khai cảm thấy các biện pháp kỷ luật tại trại giam không chấn chỉnh được phạm nhân nên đặt ra biện pháp trừng phạt riêng. Việc chơi nhạc là trò đùa giữa hai người với nhau.
Hiện, ba bị can đã nghỉ việc hoặc từ chức trong lúc cuộc điều tra nội bộ đang diễn ra. Nếu bị kết tội, họ đối diện với mức phạt tối đa là 1.000 USD hoặc 12 tháng tù.
Baby Shark là bài nhạc thiếu nhi được biết đến rộng rãi khoảng hai năm trước sau khi công ty Pinkfong xuất bản video âm nhạc lên mạng xã hội Youtube. Video này tới nay đã có hơn 6,5 tỷ lượt xem. Bên cạnh việc ngược đãi nạn nhân tại hạt Oklahoma, bài hát này từng được thành phố West Palm Beach, bang Florida sử dụng vào tháng 7/2019 để ngăn người vô gia cư ngủ bên ngoài một trung tâm tổ chức sự kiện.
Vấn nạn xin tiền qua điện thoại trong nhà tù Mỹ Dù đang trong tù, Joseph Michael Wood vẫn thường xuyên dùng điện thoại di động gọi cho gia đình xin tiền. Từ sau song sắt nhà tù hạt St. Clair, bang Alabama, những cuộc gọi xin tiền của Wood diễn ra không ngừng. Trong các cuộc gọi, người thân thường nghe thấy giọng người khác đang dặn Wood phải nói thế nào. "Đây...