Thánh địa của niềm tin yêu
Hôn nhân là thánh địa của niềm tin yêu, nơi không chỉ có sự cuốn hút lứa đôi mà còn phải có ngọn lửa đủ ấm áp để “cưu mang” những tâm hồn nhạy cảm trong những phút yếu lòng. Nơi đó cần sự thủy chung, tình yêu mạnh mẽ từ hai phía, như một sợi dây vô hình giúp bện chặt hai trái tim mong đồng điệu những nhịp đập.
Rochelle Siemienowicz (anh), nhà phê bình phim, một cây bút của Australia đã chia sẻ “kinh nghiệm xương máu” về chuyện hôn nhân mở mà mình và người bạn đời lựa chọn thời thanh xuân. Khi ấy, Rochelle cùng chồng đồng thuận hướng đến cuộc sống cởi mở hơn. Nhìn lại, Rochelle chỉ thấy đây là khoảng thời gian hai vợ chồng cô sống rất bản năng. Ban đầu, tất cả có vẻ rất ổn nhưng càng về sau, Rochelle càng nhận ra rằng, tình yêu họ dành cho nhau đang bị “khuyết tật”. Họ không còn hướng về một người duy nhất mà luôn dễ dàng tiếp nhận những điều mới mẻ.
Rochelle tự hỏi, ý nghĩa của câu “Chỉ đến khi cái chết chia lìa đôi ta” hiện diện nơi đâu trong cuộc hôn nhân này? Có những hờn ghen trỗi dậy, từ ngọn lửa nhỏ lan thành đám cháy lớn để cuối cùng làm tổn thương cả hai. Không thể kéo dài tình trạng này mãi khi từng ngày qua đi càng tồi tệ, phức tạp, những mối quan hệ tưởng là… phụ ngày càng xen vào cuộc hôn nhân của họ, cả hai quyết định chia tay sau hai năm chung sống.
Chẳng ai mong muốn một kết cục như thế. Rochelle tâm sự: “Bạn nghĩ bạn kiểm soát và sắp xếp được mọi thứ ư? Nhưng tất cả sẽ chệch khỏi lộ trình mà bạn mong đợi vì ai cũng có những cảm xúc cá nhân và nhu cầu được yêu thương, quan tâm, sở hữu tình yêu của mình. Bạn có thể san sẻ nhưng khi bạn khao khát một chỗ dựa, bạn không còn sẵn sàng nhường người mình yêu thương cho bất cứ ai. Chỉ cần mâu thuẫn xuất hiện, mọi giao kèo không còn hiệu lực”.
Rochelle đã rút ra những điều cô muốn chia sẻ nhất từ cuộc hôn nhân mà cô gọi là bồng bột và thất bại qua quyển sách A Memoir About Sex, Religion and Marrying Too Young (Hồi ký về tình dục, tôn giáo và kết hôn quá sớm). Hiểu tường tận giá trị của hôn nhân bền vững và không ngừng nỗ lực xây đắp hạnh phúc cho mình, Rochelle đang có một quan hệ hôn nhân truyền thống ma cô cam thây được viên mãn trong suốt 18 năm qua.
Video đang HOT
Olivia hạnh phúc bên người chồng thứ hai – Ảnh: Daily Mail
Nữ nhà văn Olivia Fane của Anh cũng chia sẻ câu chuyện đời tư của mình để nhắn nhủ bất cứ ai muốn tiến đến hôn nhân mở. Từ khi biết yêu, Olivia đã được mẹ dặn dò rất kỹ rằng, hãy giữ sự trong sáng và chừng mực cho đến khi kết hôn. Khi đã có một tấm chồng ưng ý, hãy “bổ sung” thêm càng nhiều người tình càng tốt và sống theo cách riêng của mình.
Mẹ của Olivia là người rất có “phong cách riêng” và luôn tỏ ra am tường tâm lý cánh mày râu nên với cô, mẹ là hình mẫu của một phụ nữ biết cách tự tìm hạnh phúc. Olivia hướng bản thân theo những điều mẹ dạy. Năm 22 tuổi, Olivia kết hôn với mối tình đầu Adam Nicolson. Chàng trai này lớn lên cùng với hình ảnh bố mẹ mình đều có những mối quan hệ khác song song với hôn nhân nên mặc định trong suy nghĩ của anh, hôn nhân mở là điều hết sức bình thường.
Thế nhưng, cuối cùng, Olivia buộc phải thừa nhận, hôn nhân mở khiến rủi ro mất người bạn đời dễ dàng hơn. Đó là thời điểm khi cô chuẩn bị ra mắt quyển tiểu thuyết đầu tay Landing On Clouds, còn Adam dù vẫn dành những lời ngọt ngào khích lệ vợ nhưng đi kèm đó là “xin phép” qua đêm với một cô gái khac. Olivia đồng ý nhưng cô biết mình đang rất miễn cưỡng và không thoải mái. Gọi là hôn nhân mở nhưng Olivia nhận thức rõ, nó không “mở” như mọi người nghĩ. Ý thức về sự ràng buộc khiến mối quan hệ rạn nứt. Sau đó, cả hai ly hôn vì không con tìm được tiếng nói chung.
Olivia vượt qua cú sốc khá nhanh vì hiểu rằng, lỗi không phải của cô hay Adam mà nằm ở quan niệm lệch lạc mà cả hai đeo đuổi nhiều năm qua. Hai năm sau, Olivia tìm được hạnh phúc với Mark, người bạn học cũ. Lần này, Olivia chọn hôn nhân truyền thống là điểm tựa cho mái ấm của mình.
Theo Baophunu
Thề thốt yêu chồng, lại có bầu với tình nhân
Cách đây hơn một tháng, đã khuya mà em chưa về, gọi điện thoại em bảo đang dở việc, không đợi được nên tôi đã ngủ trước. Sáng ra tôi ngạc nhiên khi thấy em nằm ở ghế sofa trong phòng khách ngủ ngon lành. Em dậy một cách uể oải và xin lỗi tôi vì về muộn do liên hoan với lớp, không muốn phiền giấc ngủ của tôi nên em ngủ ở phòng khách.
ảnh minh họa
Tôi năm nay 34 tuổi, có chỗ đứng vững vàng trong xã hội, có nhà riêng và thu nhập ổn định. Chỉ buồn một nỗi là yêu ba, bốn mối tình mà tối vẫn nằm không một mình. Bố mẹ tôi sốt ruột lắm. Ông bà không để tôi tự tìm nữa mà huy động tổng lực các mối quan hệ để kiếm vợ cho tôi.
Thế rồi tôi cũng rước em về làm vợ sau khi quen và yêu em. Em là con gái út của bạn thân chú ruột tôi. Em kém tôi đúng 14 tuổi, nên ngoài tình chồng vợ, tôi coi em bé bỏng, đáng yêu như cô em gái út của tôi ở nhà.
Chúng tôi ở nhà riêng, em không phải e dè, giữ ý như các cô gái khác khi về làm dâu sống cùng gia đình chồng. Thu nhập của tôi đủ để vợ chồng tiêu pha, mua sắm tương đối thoải mái. Em còn quá trẻ, hay nũng nịu nhưng rất biết làm vừa lòng chồng với những câu mở đầu như: Anh yêu, cưng của em... và cũng hay thề thốt sẽ yêu thương, chung thủy với tôi suốt cuộc đời này.
Tôi thường tin em, chỉ băn khoăn một điều là tôi đã lớn tuổi, lại là trai một, bố mẹ muốn có cháu đích tôn, còn em chưa muốn mang bầu vì em mới có trình độ trung cấp, em sẽ học liên thông lên đại học để có tương lai. Em hứa với tôi, sau khi tốt nghiệp đại học, em sẽ sinh con cho tôi. Yêu vợ, không muốn làm em buồn, tôi đành nhượng bộ.
Năm học đầu tiên qua thật mau, bước sang năm cuối, không hiểu bận rộn đến mức nào mà em vắng nhà liên miên. Nhiều hôm bữa cơm chỉ có mình tôi với bát mỳ tự nấu cùng mấy đồ ăn nguội có sẵn trong tủ lạnh. Rồi thứ bảy, chủ nhật tôi được nghỉ mà em vẫn không cùng tôi ở nhà, sau khi nhận được điện thoại của ai đó. Em luôn có lý do để ra khỏi nhà như đi họp nhóm đề tài, đi lấy số liệu thực tế ở một cơ sở nào đó...
Nghĩ mình đã đồng ý cho vợ đi học, nay chỉ còn vài tháng nữa vợ lấy bằng đại học, khó khăn, xét nét, gây phiền hà cho vợ làm gì tội nghiệp, nên tôi im lặng.
Cách đây hơn một tháng, đã khuya mà em chưa về, gọi điện thoại em bảo đang dở việc, không đợi được nên tôi đã ngủ trước. Sáng ra tôi ngạc nhiên khi thấy em nằm ở ghế sofa trong phòng khách ngủ ngon lành. Em dậy một cách uể oải và xin lỗi tôi vì về muộn do liên hoan với lớp, không muốn phiền giấc ngủ của tôi nên em ngủ ở phòng khách.
Nghĩ có lý nên tôi dễ dàng bỏ qua cho em. Tôi bắt đầu ngờ ngợ khi em có biểu hiện mệt mỏi, có hôm chưa kịp ăn em đã chạy vào toilet nôn thốc nôn tháo. Thấy tôi lo, em bảo em bị cảm.
Cách đây ba hôm, vào tối thứ bảy, em có tin nhắn. Đọc xong, em vơ vội cặp tài liệu bảo tôi em ra phố đưa số liệu cho cô bạn cùng nhóm rồi về ngay. Nghi ngờ, đợi em nổ xe máy, tôi cũng lên xe bám theo em.
Và sự thật đã làm tôi choáng váng, khi em đỗ xe vào con hẻm lờ mờ ánh đèn, gặp một người thanh niên còn trẻ, em đã gấp gáp báo tin với anh ta là em đã có bầu cùng anh ta được ba tháng và xin người tình cách giải quyết...
Thế là xong, tôi quá chiều em, thương em và tin vào những lời thề yêu thương chung thủy cùng tôi, để đến giờ em mang bầu với người tình, trước khi tôi có được niềm vui đón em với tấm bằng đại học. Em dập tắt nỗi mong chờ của bố mẹ tôi, của tôi về một mái ấm gia đình cùng tiếng cười con trẻ. Tôi ơi! Có đáng để tiếc nuối, níu kéo hay tha lỗi cho người vợ như vậy không?
Theo VNE
Vì sao chồng phải uống đến say khướt? Học hết cấp 3, gia cảnh khó khăn, tôi không thi đại học mà bỏ lên thành phố làm công nhân. Hơn ba năm trong khu công nghiệp, tháng nào vừa nhận lương xong, tôi cũng nhẵn túi. ảnh minh họa Nghe lời người bạn, tôi bỏ xí nghiệp, lấy sầu riêng về bán. Chiếc xe ba gác cùng tôi rong ruổi khắp...