Thành công từ nỗi ám ảnh những cái chết tuổi 20
Nỗi day dứt về căn bệnh khiến thanh niên không sống quá tuổi 20 chính là động lực giúp PGS.TS Trần Vân Khánh – Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu gen – protein (Trường Đại học Y Hà Nội) bắt tay vào nghiên cứu, tìm giải pháp hạn chế căn bệnh hiểm nghèo này.
PGS Trần Vân Khánh (sinh năm 1973) là một trong 2 gương mặt tiêu biểu vừa được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao giải thưởng danh giá Kovalevskaia năm 2017, là nữ khoa học trẻ nhất từ trước đến nay nhận giải thưởng này.
Mong làm vơi đi những nỗi đau
Năm 1996, sau khi tốt nghiệp khoa Y, ĐH Kobe (Nhật Bản), BS Trần Vân Khánh đã về nước và lựa chọn công việc nghiên cứu bệnh học phân tử tại Trung tâm nghiên cứu Gen – Protein (ĐH Y Hà Nội).
Chia sẻ về quyết định của mình, BS Khánh cho biết: “Ban đầu, cũng giống như những người trẻ khác, so sánh thuận lợi và khó khăn, tôi cũng có những băn khoăn về việc có nên về nước hay ở lại. Tuy nhiên lúc đó tôi có niềm tin, chỉ cần có năng lực, niềm đam mê nghiên cứu thì mình sẽ khắc phục được những khó khăn để làm khoa học trong nước”.
PGS Trần Vân Khánh hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm (Ảnh: Tùng Anh)
Một trong những đề tài nghiên cứu đã để lại nhiều “ám ảnh” đối với nhà khoa học trẻ chính là căn bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne. Theo BS Khánh, đó là một trong những bệnh lý di truyền phổ biến ở Việt Nam. Người mắc bệnh này chủ yếu là nam giới. Bệnh sẽ gây suy yếu cơ và làm cho việc đi lại khó khăn, dần dần mất khả năng vận động khi lên 12 tuổi. Bệnh nhân thường tử vong ở tuổi 20 do tổn thương cơ tim và rối loạn hô hấp.
“Tôi vô cùng ám ảnh khi chứng kiến rất nhiều bậc cha mẹ phải đau đớn nhìn con mình sinh ra khỏe mạnh, xinh đẹp một ngày nọ lại phát bệnh rồi nhận “án tử”, phải chịu cảnh “sống mòn, chết mòn” vào độ tuổi đẹp nhất của đời người. Có những gia đình cả 3 đứa con đều lần lượt mắc bệnh, rất đau đớn” – BS Khánh chia sẻ.
Video đang HOT
Nỗi ám ảnh đã đã khiến PGS.TS. BS Khánh quyết tâm đi vào nghiên cứu về cơ chế phân tử gây ra căn bệnh để giúp chẩn đoán, phát hiện người lành mang gen bệnh, chẩn đoán trước sinh nhằm hạn chế tối đa trẻ sinh ra mắc căn bệnh chưa có biện pháp chữa trị này.
Năm 2006, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình điều trị gen cho bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne” của BS Khánh được nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn. Từ đề tài này, hàng ngàn bệnh nhân đã được can thiệp ngay từ trong bào thai và người nhà mang gen bệnh cũng được chẩn đoán để đưa ra hướng xử lý.
Chỉ trong 10 năm, PGS.TS.BS Trần Vân Khánh đã hoàn thành 29 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ, công bố 170 bài báo khoa học trong và ngoài nước trong đó 21 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế, 149 bài được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước.
10 năm miệt mài nghiên cứu, PGS Khánh đã làm được khối lượng công việc khổng lồ với 29 đề tài nghiên cứu về các bệnh lý hiểm nghèo. Ảnh T.A
“Tấn công” những căn bệnh hiểm nghèo
Sau căn bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne, các công trình nghiên cứu của BS Khánh cứ nối tiếp ra đời không mệt mỏi. Trong đó phải kể đến hàng loạt nghiên cứu ở lĩnh vực bệnh học phân tử và các bệnh: xương thủy tinh, rối loạn đông máu, ung thư, tăng sản thượng thận bẩm sinh, thoái hóa cơ tủy…
Không chỉ làm nghiên cứu, BS Khánh còn hướng rất nhiều nghiên cứu sinh tiến sĩ, thạc sĩ và giúp sinh viên y khoa hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với khối lượng công việc “khổng lồ” như vậy, có những thời điểm, nhà khoa học trẻ đã phải giam mình trong phòng thí nghiệm để tập trung nghiên cứu. Có những năm đến 29 – 30 Tết chị vẫn còn làm việc trong phòng thí nghiệm. Khi ngẩng mặt lên, trời đã tối đen như mực và chỉ còn một mình chị trong trường. Chị phải gọi người đến đón và cùng mình niêm phong phòng thí nghiệm để nghỉ Tết.
“Chồng, con đã quá quen với việc đi sớm, về muộn của tôi. Cứ khoảng 7h tối mà chưa thấy mẹ về là con tôi lại gọi điện hỏi: “Mẹ ơi, con làm trứng ốp-la ăn trước nhé”. Có những hôm 8-9h tối mới rời khỏi phòng thí nghiệm nhưng chồng vẫn ngồi đợi về ăn cơm và không phàn nàn gì. Sự động viên, chia sẻ của chồng con chính là sức mạnh lớn nhất giúp tôi làm nghiên cứu” – BS Khánh chia sẻ.
Nói về dự định của mình, BS Khánh cho biết, chị đang rất muốn mở rộng nghiên cứu sang nhóm bệnh hiếm gặp và hoàn thiện nhóm bệnh lý di truyền ở Việt Nam. Chia sẻ về niềm đam mê nghiên cứu khoa học và cơ hội đối với người trẻ, BS Khánh nói: “Nhiều người nghĩ khó khăn nhất khi nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là điều kiện và kinh phí. Tuy nhiên, nếu có trình độ và ý tưởng tốt thì khả năng tìm kiếm được kinh phí để tiến hành nghiên cứu không quá khó. Hiện, vẫn có rất nhiều cơ hội chờ đợi những người trẻ yêu khoa học, dám nghĩ, dám làm”.
Giải thưởng Kovalevskaia là giải thưởng danh giá được trao cho các nhà khoa học nữ Việt Nam từ năm 1985. Sau hơn 30 năm triển khai, giải thưởng đã được trao cho 17 tập thể và 48 cá nhân có thành tích khoa học nổi bật trong các lĩnh vực toán học, hóa học, sinh học, y tế, nông nghiệp…
Theo Danviet
Đưa tài chính, kinh tế vào môn Toán của học sinh phổ thông
Ngoài việc tinh giản những phần không cần thiết, môn Toán ở bậc học phổ thông trong chương trình mới sẽ có thêm các nội dung, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, xã hội và những vấn đề cấp thiết như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính...
Theo thông tin từ Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), ở chương trình phổ thông mới, môn Toán là môn học bắt buộc và được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục hướng nghiệp.
Cụ thể, ở giai đoạn giáo dục cơ bản sẽ giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất làm nền tảng cho các bậc học tiếp hoặc sử dụng trong đời sống.
Ngoài việc tinh giản các nội dung không cần thiết, môn Toán trong chương trình mới sẽ được bổ sung thêm phần kiến thức về giáo dục tài chính, phát triển bền vững... (Ảnh minh họa: IT)
Ở giai đoạn giáo dục hướng nghiệp sẽ giúp học sinh hiểu được cái nhìn tổng quát về Toán học, vai trò và ứng dụng của môn Toán trong đời sống và những ngành nghề có liên quan đến toán học, để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này.
Ngoài ra, chương trình môn Toán sẽ được xây dựng tinh giản, chú trọng ứng dụng thiệt thực gắn với đời sống thực tế hay các môn học khác. Trong đó, nhấn mạnh việc bổ sung thêm các nội dung gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính...).
Việc tích hợp trong môn Toán cũng được thực hiện xoay quanh ba mạch kiến thức gồm: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Ngoài ra, các chủ đề, nội dung các kiến thức Toán còn được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ...
Bên cạnh đó, yêu cầu về hoạt động trải nghiệm trong môn Toán cũng được thực hiện giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn một cách sáng tạo.
Một điểm mới quan trọng khác ở môn học này là Bộ GD-ĐT sẽ thiết kế hệ thống chuyên đề học tập chuyên sâu giúp học sinh có cơ hội vận dụng giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của địa phương. Đồng thời dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường lựa chọn một số nội dung và triển khai kế hoạch giáo dục môn Toán phù hợp với điều kiện của từng vùng miền và cơ sở giáo dục; dành không gian sáng tạo cho tác giả SGK và giáo viên.
Ngoài ra, chương trình ở từng cấp cũng dành thời gian để tiến hành các hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng Toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, diên đan, hôi thao, cuộc thi về Toán; ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Toán học, giao lưu với học sinh có năng khiếu toán và các nhà Toán học...
Những hoạt động đó sẽ giup hoc sinh vân dung nhưng tri thưc, kiên thưc, kỹ năng, thái độ đa được tích luỹ; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm đinh hương va lưa chon nghê nghiêp.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, dự thảo chương trình môn học này sẽ được giới thiệu cụ thể trong tháng 1 để nhận các góp ý của dư luận và các nhà chuyên môn.
Theo Danviet
Bộ trưởng nào sẽ thực hiện thí điểm "trả lời chất vấn ngay" Ngày 2.3, tin từ Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đã ký văn bản của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh sẽ trả lời chất...