Thành công nhờ liều mình thuê đất trồng rau VietGAP
Nhiều hộ dân tại khối Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định) đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm để thuê đất trồng rau sạch.
Với sự cần cù, chịu khó, họ đã đưa vùng đất Thuận Nghĩa trở thành nơi cung cấp rau sạch lớn và uy tín bậc nhất tại thị trường Bình Định.
Thuê đất trồng rau
Mảnh đất phù sa Thuận Nghĩa là nơi hàng trăm nông dân cần mẫn cày xới để có cái ăn, cái mặc và lo cho những đứa trẻ đến trường. Bà Huỳnh Thị Thủy (47 tuổi, trú khối Thuận Nghĩa), kể: “Tiếp nối nghề truyền thống từ ông bà để lại, người dân ở đây ít ai bỏ đất để làm ăn nơi khác mà bám đất làng để làm giàu từ nghề trồng rau. Nhà nào không có đất thì vẫn gắng bỏ hàng chục triệu đồng để thuê đất, giữ nghề”.
Theo bà Thủy, hiện nay nhiều nông dân có sức lao động nhưng không có đất thì thuê lại từ các hộ già tại làng rau Thuận Nghĩa. Riêng gia đình bà mỗi năm phải bỏ ra 13 triệu đồng thuê 3 sào đất để trồng ngò, khổ qua, dưa leo, cải…
Anh Nguyễn Quốc Thành (làng rau Thuận Nghĩa) chăm sóc ruộng rau. Ảnh: D.T
Với diện tích 36ha, người dân vùng rau Thuận Nghĩa xuất bán 5-10 tấn rau sạch mỗi ngày ra thị trường. Từ năm 2010, người dân ở đây bắt đầu trồng rau theo phương thức VietGAP với 65 hộ dân tham gia.
“Năm nay, giá rau tăng cao, đây là lần tăng cao nhất trong 10 năm trở lại đây nên người dân dân có lãi lớn. Đặc biệt dịp tết, không có hàng mà bán cho thương lái. Hiện tại, giá rau xà lách đạt 10.000 đồng/kg, dưa leo 7.000 đồng/kg, khổ qua 30 ngàn đồng/kg, ngò 7.000 kg… Gia đình tôi đa số làm theo kiểu VietGAP nên giá thành cao hơn so với giá rau thường. Nhờ vậy, mỗi năm thu nhập khoảng 50 triệu đồng, đủ tiền để lo việc nhà, nuôi 2 đứa con ăn học”- bà Thủy chia sẻ.
Để có đất canh tác, mỗi năm bà Quách Thị Cúc (54 tuổi, trú khối Thuận Nghĩa) bỏ ra 20 triệu đồng để thuê 5 sào đất trồng các loại rau như ngò, hành… Bà Cúc cho hay: “Tính ra mỗi năm tôi phải bỏ ra 4 triệu đồng/sào để thuê đất, rồi tiền mua giống, phân bón… Nhiều vùng khác thì người nông dân sợ thua lỗ nhưng ở đây chúng tôi không lo lắng. Bởi lẽ, đất chủ yếu là phù sa, độ dinh dưỡng cao nên cây rau phát triển rất tốt. Vùng rau này có tiếng sạch, đảm bảo chất lượng trên thị trường nên không sợ hàng ế ẩm, vì vậy người dân mới dám liều mạng bỏ ra số tiền đó để đầu tư”.
Video đang HOT
Rau VietGAP lên ngôi
Vốn làm nghề thợ hồ thu nhập bấp bênh, hơn 1 năm nay anh Nguyễn Quốc Thành (40 tuổi, khối Thuận Nghĩa) chuyển hẳn sang nghề trồng rau, ngay từ lúc khởi điểm anh đã chọn hướng đi trồng theo kiểu VietGAP.
“Trồng rau theo kiểu VietGAP không khó nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và cách bón phân, thuốc sinh học sao cho hợp lý. Với 3 sào đất, mỗi năm tôi trồng 8-9 vụ cải cúc và hành. Nếu như giá cải cúc trồng theo phương thức truyền thống chỉ 3.500 đồng/bó thì rau VietGAP của tôi bán được 4.000 đồng/bó. Giá thành cao hơn, đầu ra thì có sẵn trong khi đó thời gian canh tác lại như nhau. Vì vậy, tôi nghĩ mình đang đi đúng hướng”- anh Thành chia sẻ.
Sơ chế rau trước khi cung cấp cho các siêu thị, chợ… Ảnh: T.L
Để chung tay giữ gìn chất lượng sản phẩm rau sạch Thuận Nghĩa, người nông dân tại làng rau này luôn có trách nhiệm với người tiêu dùng, họ tự giám sát lẫn nhau khi sản xuất. Liều lượng, thời gian dùng thuốc, phân bón… phải đúng chu kỳ, quy trình và đảm bảo chất lượng rau sạch.
Theo ông Quách Văn Cầu- Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thuận Nghĩa, tại khối Thuận Nghĩa có 414 hộ dân thì có đến 366 hộ dân làm kinh tế bằng nghề trồng rau, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt gần 50 triệu đồng/năm. Với diện tích 36ha, mỗi ngày người dân vùng rau Thuận Nghĩa xuất bán 5-10 tấn rau sạch ra thị trường. Từ năm 2010, người dân ở đây bắt đầu trồng rau theo phương thức VietGAP với 65 hộ dân tham gia.
“Thời gian canh tác như nhau nhưng giá thành rau trồng VietGAP cao gấp 30% so với giá rau trồng truyền thống. Tại làng rau có nhà sơ chế sẵn nên các loại rau VietGAP sau khi thu hoạch được đưa vào nhà sơ chế. Mỗi ngày làng rau xuất bán gần 500kg rau tại Co.opmart Quy Nhơn và thương lái khắp nơi. Điều đặc biệt, người dân ở đây luôn có ý thức giữ gìn uy tín của làng rau sạch. Nếu ai làm sai phương pháp, quy trình thì liền bị ngăn cản, nhờ vậy làng rau sạch Thuận Nghĩa luôn có chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng”- ông Cầu cho biết.
Theo Danviet
Dân Hà Nội "truy lùng" giống củ cải mini "trắng vỏ đỏ lòng"
Không chỉ dễ trồng, dễ chăm sóc, củ cải mini "trắng vỏ đỏ lòng" còn có màu sắc rất bắt mắt và có gá trị dinh dưỡng cao. Chính vì thế, nhiều người yêu thích làm vườn ở Hà Nội, TP HCM,...đang ráo riết tìm mua hạt giống để trồng.
Giống củ cải lạ này còn có tên gọi khác là củ cải dưa hấu - watermelon radish. Củ cải có hình dáng tròn trịa, vỏ trắng, nhưng khi bổ đôi củ ra bên trong ruột lại có màu đỏ hồng tươi rất bắt.
Củ cải mini có vỏ trắng, lòng đỏ hồng tươi rất bắt mắt
Theo tìm hiểu, hạt giống này được nhập khẩu từ Nga và phân phối tại các cửa hàng chuyên kinh doanh hạt giống.
Theo anh Vũ, chủ một shop kinh doanh hạt giống ở phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội), 1 gói hạt giống củ cải mini trắng vỏ đỏ lòng này có giá 30.000 đồng. Mỗi gói có khoảng 30-40 hạt.
Anh Vũ cũng cho biết thêm rằng: Giống củ cải này mới xuất hiện ở thị trường Hà Nội và thích hợp trồng quanh năm.
Củ cải có thể được trồng trong thùng xốp hoặc chậu nhỏ
Hiện, trên nhiều diễn đàn online và các trang mạng xã hội ở cả Hà Nội và TP HCM, người dân đang tìm mua hạt giống và tìm hiểu cách trồng loại củ cải mini lạ này.
Được biết, củ cải này chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho cả người lớn và trẻ em. Loại củ cải mini này cũng không cần quá nhiều đất, có thể trồng trong các chậu, bồn nhỏ, và trở thành vật trang trí nhà.
Khoảng 50-60 ngày có thể thu hoạch được
Củ cải mini "trắng vỏ đỏ lòng" có thời gian thu hoạch khá nhanh, chỉ khoảng 50 - 60 ngày từ ngày bắt đầu gieo hạt giống là có thể thu hoạch.
Người ta chế được nhiều món ăn từ củ cải "trắng vỏ đỏ lòng"
Củ cải giòn, có vị ngọt dịu, có thể dùng để chế biến thành các món canh, salad, hầm, luộc,... Nhiều người còn dùng để trang trí món ăn để tạo vẻ đẹp nổi bật và lạ mắt.
Vì sợ rau không an toàn ngoài thị trường nên nhiều người dân ở Hà Nội cũng cố gắng tự trồng rau cho con nhỏ, hoặc cho cả gia đình. Chị Nguyễn Mai Sương (Thụy Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Nhà tôi sợ rau ngoài chợ không an toàn nên cố gắng trồng tất cả các loại rau có thể, từ muống, cải cho tới ngót Nhật, hành, hẹ, mùi...
Nguyên An
Theo Dantri
Sống giữa Thủ đô, một gia đình 6 năm không đi chợ Phai đên gân 6 năm nay, có một gia đinh sống giữa Thủ đô Hà Nội không đi chơ mua thưc phâm. Gia đinh anh cưc ky han chê viêc đi ăn uông tai cac nha hang hay quan xa vì lo ngại thực phẩm bẩn. Đo la câu chuyên cua gia đinh anh Nguyên Văn Xuân ơ Đông Đa (Ha Nôi). Anh...