Thành ‘con nghiện’ mua hàng online sau đợt cách ly xã hội
Trong 3 tuần cách ly xã hội, Hoài tiết kiệm được hơn 2 triệu đồng tiền ăn ngoài, cà phê, xăng xe… nhưng tổng chi vẫn đội lên gần 5 triệu vì cơn cuồng mua sắm online.
“Nhàn cư vi… cuồng sắm”
Ngày cuối cùng của đợt cách ly xã hội thứ hai (22/4), Hoài – 34 tuổi, nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội – than với bạn bè: “ Mong đừng kéo dài cách ly nữa để được lên công ty làm, chứ ở nhà tốn kém quá“.
Mới nghe có vẻ ngược đời, vì từ khi làm việc ở nhà, Hoài tự nấu ngày 3 bữa cho cả gia đình nên riêng khoản tiền ăn đã tiết kiệm được khá nhiều. “ Trước đây bữa trưa hai vợ chồng ăn ngoài, tối nhiều khi bận quá cũng mua đồ nấu sẵn. Chưa kể mình thích tụ tập bạn bè, cứ cà phê hoặc lẩu nướng suốt, lắm lúc lười đội mũ bảo hiểm thì gọi taxi” – Hoài kể.
Thời gian này tiếng là làm việc ở nhà nhưng công ty ít việc nên Hoài rất rảnh rỗi. Ngoài phục vụ chồng con, nữ nhân viên marketing này giải khuây bằng cách lướt mạng ngắm hàng hóa, rồi tiện tay đặt đủ thứ: Quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm.
Hoài bảo: “Hồi đầu cứ tưởng cách ly xã hội thì những loại hàng không thiết yếu này không ship được, hóa ra cứ đặt là họ mang đến luôn. Thật tai hại, ở nhà mà chi tiêu tháng này đã nhiều hơn tháng trước khoảng 5 triệu rồi“.
Thu Loan, nhân viên truyền thông nội bộ của một công ty công nghệ ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, than: “T rời ơi em không dừng lại được. Em cứ mua một món đồ là facebook lại chìa ra trước mặt em bao nhiêu món khác còn hay ho hơn. Mẹ mắng may em đang ế, chứ chồng con rồi mà thế này thì hết tiền sữa bỉm“.
Ở nhà lâu ngày, nhiều người giải khuây bằng việc mua sắm online.
Video đang HOT
Thành tích mua sắm của cô gái 27 tuổi trong đợt cách ly xã hội là một bộ dưỡng trắng da giá 1,9 triệu đồng, 3 lọ thực phẩm chức năng giúp trắng da, bổ sung chất chống lão hóa, cải thiện tình trạng đau dạ dày tổng cộng 2,1 triệu đồng, 5 cái quần short đủ màu hết 540 nghìn đồng, một set khăn bông đủ kích cỡ 650 nghìn đồng, bộ chảo chống dính nhập khẩu giá khuyến mãi 1,3 triệu đồng…
“ Còn một lốc kem đánh răng siêu làm trắng của Đức đang trên đường vận chuyển nữa” – Loan chia sẻ kèm theo biểu tượng mặt mếu.
Không chỉ phụ nữ, các quý ông cũng bị cuốn theo cơn nghiện mua sắm do rảnh rỗi trong đợt cách ly xã hội. Anh Thành Hưng (quận 5, TP.HCM) tốn hơn 4 triệu đồng cho mấy cái tạ và dụng cụ tập thể thao, gần 7 triệu cho cây đàn guitar mới vì “ở nhà luyện nhiều mới thấy đàn nhà mình chưa đủ tốt”.
“ Tiền ăn cũng mất hơn 3 triệu nữa. Ăn cơm vợ nấu mãi cũng nhàm, thấy có mấy nhà hàng đồ Tây nhận phục vụ online, mang đến tận nhà nên 2 lần tôi đặt món, có lần thêm chai vang để thay đổi không khí. Khoản này vợ bảo xa xỉ, vợ không chi nên tôi đành phải rút ví thôi“, anh Hưng kể.
Giải pháp “cắt cơn”
Ngay cả nếu lệnh cách ly toàn xã hội được nới lỏng sau 22/4, chắc chắn người dân vẫn được khuyến cáo hạn chế ra đường khi không cần thiết để ngăn dịch COVID-19 bùng phát. Do đó, để không trở thành con nghiện mua sắm online, bạn cần “thủ” sẵn một số bí quyết.
Đặt ra giới hạn chi tiêu: Bạn có thể cho phép mình mua sắm chút đỉnh cho đỡ buồn, nhưng phải hạn định số tiền và dừng lại khi “hết quota”.
Ghi chép chi tiêu là một cách hãm đà mua sắm.
Trì hoãn 1 ngày khi định mua một món đồ: Thường ai cũng muốn mua ngay khi thấy món đồ hấp dẫn, nhưng nếu để 1 ngày sau mới quyết định, nhiều khả năng bạn sẽ thấy không nhất thiết phải mua nữa. Nếu lúc đó bạn vẫn thấy cần thì “xuống tiền cũng chưa muộn”.
Tự hỏi mình mấy câu: Mình có thật sự cần món đồ này không? Nếu không mua nó thì có sao không? Tháng này mình chi hết bao nhiêu tiền rồi? Sau mấy câu hỏi đó, bạn sẽ có quyết định đúng.
Ghi lại mọi khoản chi tiêu: Cách này “xưa như Trái đất” nhưng luôn luôn hiệu quả. Chưa cần cộng tổng số, chỉ cần thấy hàng loạt gạch đầu dòng kèm số tiền hiện ra trong bảng chi tiêu là đủ để bạn “chùn tay” và cân nhắc hơn khi mua đồ.
Minh Nhật
Nhờ làm da sinh học, 4 nữ sinh trúng thưởng 40.000 USD
Với dự án làm da sinh học từ chất hữu cơ, 4 nữ sinh Việt Nam 19 tuổi vừa chiến thắng một cuộc thi khởi nghiệp khu vực Đông Nam Á, giành vé tới Mỹ với phần thưởng 40.000 USD.
Bốn cô gái với dự án làm da sinh học từ chất hữu cơ - Ảnh: NVCC
Làm da sinh học từ chất hữu cơ là dự án của các cô gái: Nguyễn Kha Bảo Nhi, Đoàn Thị Anh Thư, Lê Thư Kỳ, cùng ngành kinh tế đối ngoại, và Ngô Ngọc Minh Khuê, ngành quản trị kinh doanh. Cả 4 hiện là sinh viên năm nhất, Trường ĐH Ngoại thương cơ sở 2, TP.HCM.
Họ vừa chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp Hult Prize khu vực Đông Nam Á (diễn ra online, kết thúc ngày 11.4) để trở thành đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Hult Prize toàn cầu được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trước đó, cả 4 sẽ nhận học bổng trị giá 40.000 USD để đến thành phố Boston, Mỹ tiếp tục tham gia khóa đào tạo chuyên sâu.
Làm da sinh học để bảo vệ môi trường
Nguyễn Kha Bảo Nhi, trưởng nhóm, cho biết bám sát chủ đề của cuộc thi năm nay là "Xây dựng một mô hình khởi nghiệp tác động tích cực đến hành tinh của chúng ta trên từng đồng doanh thu", cả nhóm nhận ra một vấn đề hiện nay là nhiều người có thói quen sử dụng da thật từ động vật trong công nghiệp thời trang. Việc này vừa gây tổn hại động vật, đặc biệt động vật hoang dã, vừa ảnh hưởng lớn tới môi trường. Do vậy, cả 4 đã ngồi lại với nhau, lên ý tưởng làm sao để sản xuất được da sinh học từ chất hữu cơ, từ đó có nguyên liệu an toàn, bền vững cho ngành thời trang, giúp hành tinh xanh hơn. Một trong những thành phần để làm ra da sinh học là lá trà xanh, tuy nhiên công thức đang được giữ kín, để không gây bất lợi cho cuộc thi toàn cầu sắp diễn ra. Nhóm đang trong quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ với sản phẩm trên.
"Chúng em làm da sinh học từ việc lên men các nguyên liệu tự nhiên và nhuộm màu hữu cơ. Sau đó, xưởng sẽ phân phối đến đối tác kinh doanh là những nhãn hàng thời trang có tiêu chí bền vững, không gây hại cho môi trường ở Việt Nam và thế giới. Ngành thời trang là nguyên nhân thứ hai gây ô nhiễm toàn cầu. Chúng em đang hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn, nơi mà mọi hoạt động từ thiết kế đến xử lý sản phẩm đều quan tâm đến tuổi thọ, độ bền và không gây hại môi trường", Bảo Nhi bật mí.
Hult Prize toàn cầu là cuộc thi khởi nghiệp xã hội được sáng lập bởi Ahmad Ashkar, nhận sự bảo trợ từ cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Liên Hiệp Quốc, cùng với Trường ĐH Hult International Business School. Cuộc thi được tổ chức cho sinh viên, thạc sĩ, tiến sĩ trên toàn thế giới, ý tưởng sáng tạo nhất giúp giải quyết vấn đề cộng đồng sẽ nhận giải thưởng lên đến 1 triệu USD
Cách ly xã hội, ở nhà nghiên cứu khoa học
Cả 4 nữ sinh trên dù học các ngành liên quan kinh tế song đặc biệt quan tâm nghiên cứu khoa học. Họ tình cờ gặp nhau trong CLB Nghiên cứu khoa học tại trường và thử thách đầu tiên để họ được ghi danh vào CLB trên là làm thành công nước rửa chén từ rau củ quả bỏ đi. Bảo Nhi (cựu học sinh lớp chuyên sinh, Trường THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận) cũng đang nằm trong ban tổ chức dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ dành cho sinh viên trong trường.
Do đó, trong thời gian cách ly xã hội, không tới giảng đường, ngoài thời gian học trực tuyến tại nhà, cả 4 nữ sinh cũng chăm chỉ đọc sách, tìm hiểu tài liệu liên quan nghiên cứu khoa học. Do ảnh hưởng của Covid-19, vòng chung kết cuộc thi Hult Prize khu vực Đông Nam Á diễn ra trực tuyến. "Với chúng em, đây đều là lần đầu tiên tham gia một cuộc thi khởi nghiệp quốc tế và may mắn giành giải cao với dự án làm da sinh học từ chất hữu cơ. Cuộc thi toàn cầu sẽ còn nhiều thử thách, chúng em sẽ cố gắng", Bảo Nhi nói thêm.
Thúy Hằng
Dịch COVID-19: Duy trì cách ly xã hội, xét nghiệm diện rộng Lãnh đạo TP Hà Nội và TP.HCM đều xác định tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly xã hội và quyết liệt ngăn chặn nguồn lây. Chiều 17-4, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM đã họp trực tuyến nghe báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn. TP.HCM: Lập đoàn kiểm tra, giám sát đột xuất...