Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc
Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc…
Khu thắng cảnh hồ Thiên Đảo được gọi là “Hậu hoa viên” của Hàng Châu ( Chiết Giang, Trung Quốc), cách trung tâm thành phố 129km, cách Hoàng Sơn 140km, có diện tích 982km2.
Cái tên hồ Thiên Đảo đã nói lên được đặc điểm quan trọng nhất của nó, chính là sở hữu rất nhiều đảo nhỏ. Theo thống kê, hồ Thiên Đảo có hơn 1.000 hòn đảo với nhiều hình dạng khác nhau, là hồ nhân tạo lớn nhất Trung Quốc.
Chất lượng nước của hồ Thiên Đảo được đánh giá là tuyệt vời, đạt tiêu chuẩn nước sạch có thể uống mà không cần qua bất kỳ khâu xử lý nào. Nhờ đó, nơi đây chính là hồ nước sạch nhất Trung Quốc với mệnh danh “Thiên hạ đệ nhất tú thủy” (tạm dịch: dòng nước xinh đẹp nhất thiên hạ).
Nơi đây không chỉ có nhiều công trình kiến trúc cổ kính, di chỉ văn hóa, mà còn có thành cổ bí ẩn hàng nghìn năm tuổi nằm chôn vùi dưới đáy hồ khơi dậy sự tò mò của biết bao chuyên gia.
Các công trình kiến trúc cổ bao gồm Thư viện Thạch Hiệp, Thư viện Thục Phụ, Tháp Lương Quan, tiểu Kim Loan Điện và các đền miếu, từ đường, nhà ở của người dân thời nhà Minh – Thanh trong sơn thôn.
Video đang HOT
Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc…
Ngoài sự tồn tại của các di chỉ văn hóa, ngay từ năm 1974, người ta đã tìm thấy một hóa thạch răng người cổ đại trong một hang động mang tên Ô Quy ở thị trấn Lý Gia có niên đại cách đây khoảng 50.000 năm lịch sử.
Hồ Thiên Đảo Hàng Châu từ lâu đã nổi tiếng khắp Trung Quốc và cả quốc tế, nhưng ít ai biết đến sự hiện diện thành cổ ngàn năm tuổi dưới đáy hồ nước trong vắt. Trong đó có Sư Thành và Hà Thành được xây dựng trong thời gian nhà Hán – Đường. Đến thời Minh – Thanh thì xây dựng thêm cổ tháp và đền miếu cùng hàng loạt công trình kiến trúc khác.
Đến năm 1959, Trung Quốc xây dựng trạm thủy điện Tân An, từ đó 2 ngôi thành cổ bị chìm sâu xuống đáy hồ Thiên Đảo.
Với công nghệ tiên tiến hiện đại, những hình ảnh của thành cổ dưới nước được phơi bày bởi những thợ lặn chuyên nghiệp và các chuyên gia khảo cổ. Từ đó, các bí mật lần lượt được khám phá.
Trong Sư Thành cổ xưa có những căn nhà gỗ của người dân. Cầu thang, tường vách đá, thậm chí còn có những ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, không hề mục nát. Cổng thành vẫn sừng sững dưới nước, có thể đóng mở bình thường. Các đinh tán và vòng sắt phía trên vẫn còn ở trong tình trạng tốt, ít bị rỉ sét. Vôi vữa giữa các khe đá của tường thành vẫn được bảo quản rất tốt.
Ngoài hai ngôi thành cổ hàng nghìn năm tuổi là Sư Thành và Hà Thành, còn có ba cổ trấn với quy mô khá lớn khác là Vệ Bình, Cảng Khẩu và Trà Viên.
Mặc dù bị nhấn chìm dưới đáy hồ nhưng những khu di tích này vẫn được bảo tồn rất tốt, từ đó tạo nên quần thể kiến trúc cổ nguy nga, đầy bí ẩn mang đậm dấu ấn thời gian.
Các thợ lặn cũng tìm thấy một tấm lát gạch có khắc dòng chữ “Chế tác năm thứ 15 Quang Tự” (tức năm 1889) và một tấm bia đá thời nhà Minh trong bùn dưới đáy hồ. Không ngoa khi nói, đáy hồ Thiên Đảo đã trở thành một vương quốc dưới nước thật sự!
Vượt qua làn khói kỳ lạ từ mộ cổ 300 năm, chuyên gia đụng độ hàng nghìn 'phi đao': Ai nấy đều bỏ chạy
Kể từ thời Xuân Thu nạn trộm mộ ra đời, nó đã trở thành một mối nguy hại trong việc bảo vệ thành tựu văn hóa nhân loại. Những kẻ trộm mộ nhanh chóng tràn lan khắp nơi, gây nên nhiều vụ cướp phá di tích đáng báo động.
'Phi đao' đó là gì?
Nhiều ngôi mộ hoàng gia thường xuyên bị bọn trộm hoạt động lục soát, một trong những ngôi mộ lớn phải kể đến đó chính là Minh Định Lăng.
Lối vào hầm mộ trong Định Lăng. Ảnh: Flickr.
Sau khi nhận tin báo, Quách Mạt Nhược (nhà sử học chuyên về cổ sử Trung Quốc) đã cùng một số chuyên gia khảo cổ khác đến địa điểm trộm mộ, nỗ lực phục hồi những tàn tích còn sót lại.
Theo Hồ sơ khai quật Định Lăng, mặc dù hầu hết các chuyên gia khảo cổ đi cùng Quách Mạt Nhược thời điểm đó đều thiếu kinh nghiệm và sử dụng công cụ khai quật lạc hậu, nhưng vẫn quyết tâm mở bằng được cung điện dưới lòng đất đầy bí ẩn này. Việc khai quật ngôi mộ đã diễn ra rất khó khăn và phải mất hơn 4 tháng, cánh cửa lăng mộ mới được tìm thấy.
Một hiện tượng kỳ lạ chưa từng có hiện ra trước mắt khiến tất cả các chuyên gia phải ngỡ ngàng: Họ phát hiện "bức tường kim cương" như một rào chắn phía trước lăng mộ, chỉ cần bị dỡ bỏ nó, sẽ thành công vào trong lăng mộ.
'Bức tường kim cương' chắn ngang lối vào lăng mộ. Ảnh: Sohu.
Công cuộc khám phá tiếp tục được các chuyên gia thực hiện. Trong khi họ đang cố gắng loại bỏ dần "bức tường kim cương" thì cảnh tượng lịch sử khảo cổ học chưa từng có đã xảy ra: Một làn khói nghi ngút trộn lẫn mùi hôi lạnh phun ra từ sâu bên trong lăng mộ. Các chuyên gia cho rằng đây chỉ là hiện tượng bình thường do cung điện ngầm đóng cửa hơn 300 năm nên họ vẫn quyết định tiếp tục khám phá.
Khói tan, cánh cửa lăng mộ từ từ mở ra, kinh hoàng nối tiếp khinh hoàng, rất nhiều "phi đao" bất ngờ được hạ xuống chắn ngang lối vào, nhất thời khiến các chuyên gia hoảng sợ và cố gắng chạy thoát ra khỏi lăng.
"Phi đao" đá nhũ được tìm thấy, có chức năng bảo vệ lăng mộ. Ảnh: Sohu.
Qua sự việc việc này, đội khảo cổ biết được rằng, "phi đao" làm bằng thạch nhũ kia thực chất là một thứ vũ khí chống trộm cổ tự nhiên và khẳng định ngôi mộ không hề bị đánh cắp bất cứ thứ gì cho dù đã bị bọn trộm thường xuyên ghé thăm.
Kết thúc chiến dịch, Quách Mạt Nhược cùng đội quyết định không tiếp tục khám phá lăng mộ để bảo vệ nguyên hiện trạng đã có.
Trang trại ngựa 2.000 năm tuổi ở Trung Quốc Sơn Đông không chỉ có trang trại ngựa nổi tiếng mà còn là điểm đến tuyệt đẹp với đồng cỏ lớn, núi non điệp trùng bao quanh.