Thanh Bùi chỉ tự hào khi hát hay bằng tiếng Việt
Cho rằng một phần trong con người mình là “ngoại” và có khả năng hát tiếng Anh điêu luyện và truyền cảm nhưng với Thanh Bùi, được hát tiếng mẹ đẻ mới là niềm hạnh phúc đáng để tự hào.
Được hát tiếng mẹ đẻ là hạnh phúc nhất
- Hiện tại, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về việc ca sĩ Việt ngày càng chuộng hát… tiếng ngoại , đặc biệt nhất là khi 80% thí sinh ở “The Voice” chọn ca khúc tiếng Anh để dự thi. Bản thân anh nghĩ sao về xu hướng này? Anh cổ súy hay phản đối?
- Tôi nghĩ khi hát quan trọng nhất là cảm xúc và miễn sao là mình thể hiện được tâm hồn của ca khúc đó. Âm nhạc đã là một loại ngôn ngữ toàn cầu dù nó là trong tiếng nước nào đi chăng nữa. Song tôi vẫn mong là âm nhạc Việt Nam sẽ tiếp tục sản sinh ra các ca khúc thật hay để tạo nguồn cảm hứng cho người thể hiện nó vì dù sao được hát tiếng mẹ đẻ vẫn là hạnh phúc nhất.
- Những người cực đoan thì cho rằng đó là trào lưu “sính ngoại”. Anh có sợ mình cũng bị “cáo buộc” là “sính ngoại”?
- (Cười lớn) Có thể cho Thanh Bùi xin được làm trường hợp ngoại lệ được không? Vì một phần trong con người Thanh Bùi đã là “ngoại” rồi. Tôi sinh trưởng ở Úc nên tất cả những gì tôi làm như sáng tác hay hát bằng tiếng Anh đều xảy đến rất tự nhiên thôi.
- Theo anh, đâu là khó khăn của một người Việt khi hát tiếng Anh?
- Phát âm chỉ là một chuyện, nhưng quan trọng hơn là sự am hiểu vể thể loại nhạc mà mình muốn thể hiện và khả năng xử lý với độ nhạy cảm của ca khúc đó. Đó là điều không phải ca sĩ nào cũng có được và muốn làm được, bạn cần một quá trình rèn giũa, tôi luyện lâu dài.
Video đang HOT
- Anh nghĩ cần những yếu tố nào để có thể thành công khi hát tiếng nước ngoài?
- Một lời khuyên đơn giản cho các bạn là mình cần phải tiếp xúc với âm nhạc quốc tế nhiều nhất có thể. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần tìm hiểu rõ ràng nguồn gốc, giai đoạn mà ca khúc ra đời. Hãy nghĩ khi hát như bạn đang kể một câu chuyện, bạn chỉ kể được một câu chuyện khi bạn hiểu nó!
Đánh giá cao thiên thần Vũ Đình Tri Giao
- Khi theo dõi cuộc thi “The Voice”, với gần cả trăm thí sinh hát tiếng Anh, anh thấy người nào hát tiếng Anh “chuẩn” và truyền tải được nhiều cảm xúc nhất?
- Qua The Voice, tôi thấy được sự tiến bộ vượt bậc trong khả năng thể hiện các ca khúc tiếng Anh của các thí sinh. Nhưng tôi tin là các bạn vẫn còn có thể cố gắng học hỏi và rèn luyện nhiều hơn nữa.
- Còn nhìn rộng ra làng giải trí Việt, anh đáng giá ca sĩ nào hát tiếng Anh thành công?
- Một cô thiên thần nhỏ xuất hiện từ một cuộc thi tài năng nhưng chưa được gọi là ca sĩ – bé Vũ Đình Tri Giao. Tôi thấy cô bé ấy có rất nhiều tiềm năng trở thành một ca sĩ xuất sắc của làng nhạcViệt.
- “Lăn lộn” trong showbiz Việt cũng lâu rồi, có bao giờ anh so sánh giữa làng nhạc trong nước và môi trường mà anh từng hoạt động?
- Tôi nghĩ chúng ta không thể có sự so sánh ở đây vì thị trường âm nhạc của chúng ta còn quá trẻ, trong khi thị trường quốc tế đã phát triển hàng trăm năm. Tôi tin là nếu chúng ta tiếp tục đầu tư và đào tạo cho thế hệ tới thì nền âm nhạc nước ta sẽ phát triển mạnh mẽ vì Việt Nam có rất nhiều những tài năng.
- Có bao giờ anh nghĩ tới việc rời showbiz Việt để về hẳn với nước Úc hay sang Mỹ, Canada… – nơi thị trường âm nhạc phát triển hơn hẳn Việt Nam?
- Kể từ khi quyết định về Việt Nam, tôi đã tự nhủ với mình rằng sẽ không ngừng phát triển sự nghiệp trên thị trường quốc tế. Tới thời điểm này, dù bận rộn với công việc giảng dạy, biểu diễn… ở Việt Nam nhưng tôi vẫn tiếp tục sáng tác với các nhạc sĩ quốc tế. Và chắc chắn tôi sẽ thực hiện thêm nhiều sự kết hợp thú vị khác.
Còn suy nghĩ sẽ rời Việt Nam thì thú thực là tôi chưa bao giờ nghĩ đến… Từ lâu nay trong suy nghĩ của tôi, Việt Nam đồng nghĩa với quê hương. Hơn nữa khán giả ở nơi đây mới chính là động lực để tôi mang âm nhạc Việt Nam giới thiệu đến với thế giới.
Hình ảnh tình tứ của Thanh Bùi và Kathy Uyên trong một dự án âm nhạc mới được phát hành cách đây không lâu.
Câu chuyện showbiz: Chuyện ca sĩ Việt hát tiếng Anh không còn là điều gì quá mới mẻ, lạ lẫm trong showbiz những năm gần đây. Nhưng ai hát hay, ai hát dở lại là chuyện hoàn toàn khác. Có những người đã “đóng đinh” tên tuổi mình với những ca khúc bất hủ được cả thế giới ngưỡng mộ. Thu Minh, Đức Tuấn… là những ví dụ điển hình. Nhưng những ca sĩ trẻ như Thảo Trang… dù sở hữu giọng hát và cách phát âm ngoại ngữ rất chuẩn nhưng vẫn đang nỗ lực tìm cho mình một chỗ đứng riêng. Gần đây, việc 80% thí sinh The Voice chọn ca khúc tiếng Anh để dự thi cũng khiến khán giả tranh luận kịch liệt.
QUỲNH ANH
Theo Infonet
'The Voice of Vietnam' hát tiếng Anh: Cần có cái nhìn thoáng hơn!
"Khán giả quên mất rằng đây là cuộc thi Giọng hát Việt (The Voice of Vietnam) chứ không phải Bài hát Việt, nên tiêu chí của cuộc thi là tìm ra chất giọng, còn thí sinh có quyền lựa chọn ngôn ngữ nào họ muốn", HLV Trần Lập thẳng thắn bày tỏ khi được hỏi về quan điểm của anh trước việc hầu hết các thí sinh chọn hát tiếng Anh.
1. Sức nóng của The Voice là điều không cần bàn cãi qua những gì chương trình đã thể hiện. Nhưng đi kèm sự quan tâm là không ít phàn nàn rằng cuộc thi của người Việt mà lại "sính" tiếng Anh. Có khán giả mỉa mai: "Phải chăng tinh thần hội nhập quốc tế của nhân dân ta tăng vọt?". Có người thẳng thừng: "Nghe người Việt hát tiếng Anh thì thà nghe ca sĩ ngoại hát cho xong". Nhiều người lại gay gắt: "Nghe tiếng Anh chẳng hiểu gì cả. Bài hát tiếng Việt đâu mà lại đi tiếng Anh?"
Những thí sinh sáng giá tại The Voice of Vietnam.
2. Đi gần hết chặng đường nhưng chương trình Sao Mai điểm hẹn (SMĐH) hầu như không được công chúng hay truyền thông "ngó ngàng" gì tới, trong khi đây là sân chơi tập hợp toàn những giọng ca chất lượng, và tất cả ca sĩ đều hát bằng tiếng Việt, tức là đáp ứng được nguyện vọng của một bộ phận không nhỏ khán giả đang "tẩy chay" ca khúc tiếng Anh trong các cuộc thi tìm kiếm giọng hát tại Việt Nam.
3. Có thể thấy một số khán giả đang mâu thuẫn với chính mình khi vừa bị hút bởi những cái mới lạ, trẻ trung của The Voice, lại vừa muốn cự tuyệt sức cám dỗ của nó bằng một tư tưởng "bảo thủ" nhân danh giữ gìn bản sắc dân tộc. Họ không nhận ra rằng chính những ca khúc quốc tế mà họ "dị ứng" đang đóng góp phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn của chương trình, tạo ra một sự khác biệt so với các chương trình cùng thể loại khác. Khi đông đảo khán giả sẵn sàng gác lại mọi công việc để theo dõi mỗi khi chương trình phát sóng, rồi sau đó lại mất thời gian bàn luận, tranh cãi, tức là họ đang bị cuốn theo một cách vô thức. Thử đặt giả thiết các thí sinh của The Voice chọn hát những ca khúc tiếng Việt đang được thể hiện trong SMĐH (đều là những ca khúc ít phổ biến với giai điệu trúc trắc khó nghe, hợp với giới chuyên môn nhiều hơn), liệu chương trình có thể đạt được hiệu ứng khán giả mạnh mẽ đến vậy?
Nhạc sĩ Trần Lập chia sẻ: "Các thí sinh The Voice đa phần đều là những người có kỹ năng, kiến thức âm nhạc. Họ thừa hiểu, chọn hát tiếng Việt sẽ có nhiều lợi thế hơn. Nhưng nhạc Việt lại không có được những điều mà ca khúc quốc tế có: giai điệu hay, dễ khoe giọng và cảm xúc. Dĩ nhiên, vẫn có những ca khúc Việt đáp ứng tiêu chí này không nhiều hoặc quá cũ so với một chương trình đầy sức trẻ". Theo trưởng ban nhạc Bức Tường, khán giả nên có cái nhìn thoáng hơn để tiếp nhận những cái mới. "Trước đây, chúng ta chỉ quen nhóm củi, đốt đèn dầu để lấy ánh sáng cho đến khi bóng điện từ phương Tây du nhập. Nếu không đón nhận nó thì không lẽ chúng ta cứ đốt củi với đèn dầu hoài?", Trần Lập nói. Và anh nhấn mạnh, điều quan trọng vẫn là chất giọng và khả năng truyền cảm, còn hát bằng ngôn ngữ nào chỉ là một trong những lựa chọn.
Trần Lập (phải) mong khán giả nên có cái nhìn thoáng hơn để tiếp nhận những cái mới. Ảnh: YL
4. Những ngày qua, chuyện các thí sinh hát tiếng Anh khiến một người nước ngoài thốt lên: "Cái tiếng Anh quái quỷ gì thế này!" lan truyền nhanh chóng và dường như "gãi đúng chỗ ngứa" của một bộ phận khán giả phản đối hát tiếng Anh. Nhiều người tỏ ra đắc thắng rằng "cháy nhà mới ra mặt chuột", khi tìm ra bằng chứng về việc phát âm tiếng Anh khá "ẹ" của thí sinh. Có bài báo lấy dẫn chứng: Hà Trần ở bên Mỹ 8 năm còn không dám hát tiếng Anh, như để ngầm chỉ trích rằng việc hát tiếng Anh của các bạn trẻ là "điếc không sợ súng". Nhưng HLV Trần Lập nhìn nhận, tiếng Anh trên thế giới có nhiều kiểu phát âm như Anh - Úc, Anh - Anh, Anh - Mỹ, Anh - Nhật... mà không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận cách phát âm của người khác. "Ngay cả những nhóm nhạc nổi tiếng như Boyzone, MLTR, Back Street Boys... trong thời gian đầu cũng bị phản ứng vì lối phát âm địa phương. Nhưng khi nổi tiếng rồi thì chính cách phát âm "không chuẩn" đó lại trở thành nét đặc trưng của họ", anh nói, "và hơn hết, nếu cứ ngại thử thách thì đến bao giờ ca sĩ Việt mới có thể vươn ra thế giới?".
Nhiều khán giả cũng chia sẻ quan điểm này của Trần Lập. Một thành viên viết trên trang webtretho: "Mình thấy việc các thí sinh hát tiếng Anh hay là điều đáng mừng mà. Bảo rằng các ca sĩ đừng hát nhạc tiếng Anh vì không bao giờ thành ca sĩ nổi tiếng thế giới được cũng giống như bảo đứa trẻ đừng tập bò vì còn lâu lắm con mới biết đi". Riêng về việc liệu thí sinh khi ra đời có thể "sống" được với ca khúc tiếng Anh không, Trần Lập cho rằng chính nhu cầu thị trường sẽ là cách sàng lọc tốt nhất.
Theo Báo Đất Việt
Thí sinh The Voice hát tiếng Anh liệu có thành danh? Vòng Giấu mặt của cuộc thi Giọng hát Việt vừa khép lại. Trong tập cuối cùng phát sóng tối 29-7, sự thành công của các thí sinh hát tiếng nước ngoài lên tới đỉnh điểm với tiết mục được cả bốn giám khảo lựa chọn của Tiêu Châu Như Quỳnh (giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2009). Bùi Anh Tuấn -...