Thanh Bình: Từ kẻ bị loại thành người số một
Trong 3 thủ môn được gọi lên tuyển trong đợt tập trung này, Thanh Bình gần như chắc suất bắt chính.
Thủ môn Thanh Bình sẽ bắt chính ở đội hình của HLV Hoàng Văn Phúc. Ảnh: Mai Hương.
So với thủ môn Bửu Ngọc và Tuấn Linh, Thanh Bình được cho là có nhiều bản lĩnh và kinh nghiệm hơn hẳn. Việc HLV Hoàng Văn Phúc loại Hồng Sơn và Tấn Trường trước đó, đã trao cơ hội bắt chính cho thủ môn người Đà Nẵng.
Còn nhớ tại AFF Cup 2012, ngay trước ngày đội tuyển Việt Nam ra quân, Thanh Bình đã nhận “tin buồn” khi mình bị loại khỏi danh sách tham dự giải, để chốt lại 22 cầu thủ gửi tới BTC.
Tập luyện, thi đấu mấy tháng trời, bị loại ngay trước khi đội thi đấu là nỗi buồn lớn với bất cứ cầu thủ nào. Tuy nhiên, hiểu được hoàn cảnh của đội tuyển khi mà HLV Phan Thanh Hùng không thể loại ai ở những tuyến khác, nên Thanh Bình đã vui vẻ chấp nhận quyết định của ông thầy người đồng hương. Thanh Bình cho biết anh tôn trọng mọi quyết định của ban huấn luyện và bản thân thấy tự hài lòng vì thời gian qua đã tập luyện, thi đấu rất cố gắng.
Thực tế, vòng bảng chỉ diễn ra 3 trận đấu nên sử dụng hai thủ môn cũng là đủ. Trong trường hợp xấu nhất xảy ra là nếu Hồng Sơn bị chấn thương, thì HLV Phan Thanh Hùng vẫn có phương án hai là Tấn Trường. Ngoài ra, theo điều lệ của BTC, nếu hai thủ môn đăng ký trong danh sách vì lý do nào đó không thể thi đấu, một đội vẫn được bổ sung thêm thủ môn. Như vậy cũng có nghĩa, Thanh Bình vẫn được được gọi trở lại. Nên việc loại Thanh Bình khỏi danh sách, coi như xếp anh bắt dự bị.
Video đang HOT
Dù bị loại nhưng trong các buổi tập, Thanh Bình vẫn tập rất hăng say cùng đồng đội với nụ cười luôn tươi tắn trên môi. Chia sẻ về việc không có trong danh sách chính dự giải, Bình cho rằng cơ hội được bắt chính với anh trong tương lai vẫn còn nhiều, nên không có việc gì phải buồn bã.
Sự lạc quan và chính thái độ tập luyện nghiêm túc của Thanh Bình, đã giúp anh “nhận quà” từ HLV Hoàng Văn Phúc. Ở lần lên tuyển này, Thanh Bình cầm chắc suất bắt chính, bởi cả Bửu Ngọc và Tuấn Linh đều không được đánh giá cao hơn. Tất nhiên, nếu HLV Hoàng Văn Phúc muốn trao cơ hội cho gương mặt trẻ Tuấn Linh, Thanh Bình sẽ tiếp tục phải chấp nhận, nhưng điều đó cũng chẳng hề chi, bởi đội tuyển có rất nhiều giải đấu quan trọng trong tương lai, đang chờ Thanh Bình thể hiện.
Thanh Bình nhiều năm qua luôn đứng sau cái bóng của đàn anh Hồng Sơn. Nỗ lực hết mình, khả năng cũng được đánh giá cao, nhưng “đen” cho Thanh Bình khi thủ môn người Nghệ An có phong độ quá ổn định trên tuyển. Phải đến lần này, khi mà HLV Hoàng Văn Phúc quyết định thay máu lực lượng, tiến hành trẻ hóa mạnh mẽ, Thanh Bình đã trở thành thủ môn số một.
Dường như số phận đang mỉm cười với Thanh Bình. Ở CLB Đà Nẵng, sau khi được trao cơ hội bắt thay cho Võ Văn Hạnh, Thanh Bình bất ngờ tỏa sáng, giúp Đà Nẵng vô địch mùa giải 2012, dù trước đó anh chỉ là lựa chọn số 5 ở đội bóng sông Hàn, sau Văn Hạnh, Đức Cường, Xuân Nam, Đức Nam.
Điểm mạnh của Thanh Bình luôn là tinh thần thi đấu, khả năng ra vào hợp lý và đặc biệt là sự lỳ lợm, ham học hỏi. Nhìn vào sự tiến bộ của Thanh Bình trong thời gian ngắn vừa qua, giới chuyên môn khẳng định, anh hoàn toàn có thể thay thế được Hồng Sơn ở vị trí bắt chính. Đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho thủ môn từng bị loại vào đúng phút chót tại AFF Cup vừa qua.
Theo Ngoisao
Muôn kiểu kiếm sống khi giải nghệ của cầu thủ Việt
Khi đói đầu gối cũng phải bò, nhiều cầu thủ cũng biết lăn lộn kiếm sống khi rơi vào cảnh thất nghiệp.
Thủ môn Võ Văn Hạnh tính đường làm ăn sau khi từ giã bóng đá. Ảnh: TTVH.
Hàng trăm cầu thủ bị đẩy ra đường sau khi hàng loạt đội bóng giải thể. Cơ hội được trở lại sân cỏ rất khó khăn, khi mà những cầu thủ có số má hẳn hoi cũng chẳng ai để ý tới. Ý thức được việc phải tự mình cứu lấy mình, không ít cầu thủ đã sớm chuyển nghề để đối phó với nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Công Vinh luôn được nhắc tới nhiều nhất trong số các cầu thủ rơi vào cảnh thất nghiệp thời gian qua. So với những người chung cảnh ngộ, dường như Công Vinh không quá lo lắng.
Về với Hà Nội T&T với giá kỷ lục 7 tỷ đồng, sau đó chuyển sang đầu quân cho bầu Kiên, nghe đâu cũng lên tới 13 tỷ đồng. Đó là chưa kể tiền lương vài chục triệu đồng mỗi tháng, thưởng... Với sự nổi tiếng của mình, Công Vinh cũng kiếm lời từ nhiều hợp đồng quảng cáo. Đó là chưa kể tiền đạo này cũng đã có những đầu tư trong kinh doanh như cùng thủ môn Hồng Sơn mở nhà hàng. Chính vì thế mà khi rơi vào cảnh thất nghiệp, Công Vinh chẳng có gì phải sợ, thậm chí tiền đạo này còn xác định vừa học vừa đá phủi, tiền tiêu vẫn không phải nghĩ.
Tất nhiên chẳng phải ai cũng có vốn tích lũy như Công Vinh. Với đa phần các cầu thủ khi có tiền, đều tiêu không biết trời đất là gì. Vì thế mà khi thất nghiệp, nhìn lại chẳng có gì trong tay. Như Quang Hải chẳng hạn, nghe đâu tiền đạo này bỏ vào thú chơi gà của mình số tiền không nhỏ. Giờ thì gà đâu có cứu được Hải "gà". Anh vừa phải bán cả xe để trả nợ và nuôi vợ vừa mới sinh con thứ hai.
Hiện tại, Quang Hải chưa thực sự thất nghiệp, nhưng muốn đá cho Sài Gòn Xuân Thành, anh sẽ phải đền bù số tiền lên tới 3 tỷ đồng cho đội bóng cũ.
Xác định càng bám vào bóng đá thì càng dễ... chết đói, nên một số cầu thủ đã tìm hướng đi mới cho mình. Tiền đạo mùa trước còn khoác áo Khánh Hòa là Nguyễn Mạnh Tú vừa mời chuyển sang nghề... bán bán cuốn. Mạnh Tú tâm sự, lúc đầu cũng gặp khó khăn vì cầu thủ chỉ quan ăn, tập và thi đấu, giờ phải thức đêm dậy sớm, học thêm bí quyết để làm bánh ngon mới đắt hàng.
Cựu hậu vệ Ninh Bình Khương Quốc Tuấn mới đây cũng chuyển sang làm nhân viên bán hàng cho một tập đoàn đa cấp. Một cầu thủ khác của Ninh Bình là Châu Phong Hòa giờ đang là "lính đánh thuê" cho các giải bóng đá phủi. Trong khi đó, cựu tuyển thủ Như Thành vừa rồi phải hoãn cả đám cưới để lo cho sự nghiệp của mình. Tuy nhiên Như Thành vẫn chưa được đội bóng nào đặt bút ký hợp đồng.
Thất nghiệp được xem là thảm họa với giới cầu thủ, nhưng sức dài vai rộng, chẳng lẽ không thể kiếm tiền nuôi sống gia đình. Mới đây, thủ môn Võ Văn Hạnh sau khi thanh lý hợp đồng với CLB Khánh Hòa, đã về cùng vợ mở quán café.
Ở Đà Nẵng, cựu tuyển thủ Lê Quang Cường cũng đã tính chuyện làm ăn sau khi chính thức bỏ bóng đá. May mắn cho Quang Cường khi anh có vợ đang định cư tại Mỹ, nên sẽ bỏ hẳn bóng đá để sang làm ăn cùng với vợ nơi đất khác quê người.
Một số cầu thủ dù còn đang chơi bóng, nhưng cũng để sẵn cho mình cửa hậu để "thoát hiểm". Thủ môn Tấn Trường giờ đã là một ông chủ của vài sân cỏ nhân tạo, một số cầu thủ khác đầu tư vào bất động sản hay làm kinh doanh. Đây đều là những cầu thủ có khiếu làm ăn và có vốn, chứ với những cầu thủ vừa bị giải thể ở hạng nhất như đội Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng... chỉ biết về quê đi bán rau, làm ruộng.
Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh nhưng nhìn chung, các cầu thủ buộc phải thích nghi thật nhanh với cuộc sống bên ngoài sân cỏ, để có tiền nuôi gia đình và bản thân.
Theo Ngoisao
Công Vinh lên tiếng về nghi án 'danh sách đen' Kể từ khi về nước sau thất bại của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2012, Công Vinh lần đầu lên tiếng về màn trình diễn thất vọng của mình. Công Vinh gây thất vọng ở AFF Cup 2012. Ảnh: An Nhơn. - Cảm giác lúc này của anh thế nào khi trong những ngày qua có rất nhiều sự chỉ trích? -...